Việc quy định về các chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng cũng như thân nhân của họ được xem là hành động xã hội tốt đẹp để tri ân, đền đáp công ơn những người vì nước quên thân, vì dân phục vụ. Vậy thân nhân là gì và đối tượng nào được xem là thân nhân của người có công với cách mạng?
Mục lục bài viết
1. Thân nhân là gì?
Thân nhân là thuật ngữ được nhắc đến rất nhiều trong các văn bản pháp lý. Theo đó, thân nhân có thể hiểu là mối quan hệ đặc biệt của một người, có thể là quan hệ thân thích hay các mối quan hệ khác. Trong đó, người thân thích được hiểu theo quy định của
Người có công với cách mạng bao gồm:
– Người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945;
– Người hoạt động cách mạng từ ngày 01 tháng 01 năm 1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám năm 1945;
– Liệt sĩ;
– Bà mẹ Việt Nam anh hùng;
– Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;
– Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;
– Thương binh, bao gồm cả thương binh loại B được công nhận trước ngày 31 tháng 12 năm 1993; người hưởng chính sách như thương binh;
– Bệnh binh;
– Người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học;
– Người hoạt động cách mạng, kháng chiến, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế bị địch bắt tù, đày;
– Người hoạt động kháng chiến giải phóng dân tộc, bảo vệ Tổ quốc, làm nghĩa vụ quốc tế;
– Người có công giúp đỡ cách mạng.
Thân nhân của người có công với cách mạng bao gồm cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con (con đẻ, con nuôi), người có công nuôi liệt sĩ.
Trong đó:
– Người có công nuôi liệt sĩ là người đã nuôi dưỡng khi liệt sĩ chưa đủ 18 tuổi và thời gian nuôi dưỡng từ 10 năm trở lên.
–
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ trên 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng, con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học đang hưởng trợ cấp hàng tháng;
+ Con liệt sĩ, người có công nuôi dưỡng liệt sĩ;
+ Cha đẻ, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con từ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi hoặc từ đủ 18 tuổi trở lên nếu còn tiếp tục đi học hoặc bị khuyết tật nặng, khuyết tật đặc biệt nặng của: Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Anh hùng lao động trong thời kỳ kháng chiến; thương binh, bệnh binh, người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học có tỷ lệ suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.
Thân nhân trong tiếng Anh là “Relative”.
2. Chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân người có công với cách mạng:
2.1. Chế độ ưu đãi:
Tùy từng đối tượng, người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng chế độ ưu đãi chủ yếu như sau:
– Trợ cấp hằng tháng, phụ cấp hằng tháng, trợ cấp một lần;
– Các chế độ ưu đãi khác bao gồm:
+ Bảo hiểm y tế;
+ Điều dưỡng phục hồi sức khỏe;
+ Cấp phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị phục hồi chức năng cần thiết theo chỉ định của cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng thuộc ngành lao động – thương binh và xã hội hoặc của bệnh viện tuyến tỉnh trở lên;
+ Ưu tiên trong tuyển sinh, tạo việc làm;
+ Hỗ trợ để theo học đến trình độ đại học tại các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân;
+ Hỗ trợ cải thiện nhà ở căn cứ vào công lao, hoàn cảnh của từng người hoặc khi có khó khăn về nhà ở;
+ Miễn hoặc giảm tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất ở, chuyển mục đích sử dụng đất sang đất ở, công nhận quyền sử dụng đất ở, khi được mua nhà ở thuộc sở hữu của Nhà nước;
+ Ưu tiên giao hoặc thuê đất, mặt nước, mặt nước biển; ưu tiên giao khoán bảo vệ và phát triển rừng;
+ Vay vốn ưu đãi để sản xuất, kinh doanh;
+ Miễn hoặc giảm thuế theo quy định của pháp luật.
2.2. Các nguyên tắc áp dụng chế độ ưu đãi:
Việc áp dụng chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ phải tuân theo những nguyên tắc quy định tại Điều 6 Pháp lệnh như sau:
– Chăm lo sức khỏe, đời sống vật chất, tinh thần của người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng là trách nhiệm của Nhà nước và xã hội. Nhà nước khuyến khích các tổ chức, cá nhân quan tâm, giúp đỡ và thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng.
– Chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng phải được xác định và điều chỉnh phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước trong từng thời kỳ; bảo đảm mức sống của người có công với cách mạng bằng hoặc cao hơn mức trung bình của cộng đồng dân cư nơi cư trú.
– Người có công với cách mạng thuộc nhiều đối tượng thì được hưởng trợ cấp, phụ cấp của nhiều đối tượng; đối với trợ cấp người phục vụ và chế độ ưu đãi quy định tại Khoản 2 Điều 5 của Pháp lệnh này thì chỉ hưởng mức cao nhất của một chế độ ưu đãi.
– Người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng quy định tại Khoản 12 Điều 16 và Khoản 1 Điều 31 của Pháp lệnh này chết thì người hoặc tổ chức thực hiện mai táng được hưởng trợ cấp mai táng theo mức quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp thuộc nhiều đối tượng thì chỉ hưởng một trợ cấp mai táng.
– Trường hợp các đối tượng quy định tại Khoản này đồng thời thuộc đối tượng hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì hưởng trợ cấp mai táng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; trường hợp đồng thời thuộc đối tượng được hưởng chế độ mai táng do ngân sách nhà nước bảo đảm theo quy định của văn bản quy phạm pháp luật khác thì hưởng một chế độ mai táng với mức cao nhất.
– Người có công với cách mạng chết mà có thân nhân hưởng trợ cấp tuất hằng tháng theo quy định của Pháp lệnh này thì thân nhân của người có công với cách mạng được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng như sau:
+ Thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng tối đa hai suất trợ cấp tuất hằng tháng, trừ trường hợp quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
+ Thân nhân của một liệt sĩ đồng thời là thân nhân của hai người có công với cách mạng trở lên được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một liệt sĩ và trợ cấp tuất hằng tháng của một người có công với cách mạng;
+ Thân nhân của hai liệt sĩ trở lên và đồng thời là thân nhân của người có công với cách mạng thì hưởng trợ cấp tuất hằng tháng đối với thân nhân của liệt sĩ theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 16 của Pháp lệnh này;
+ Thân nhân của người có công với cách mạng mà người có công đó thuộc hai đối tượng người có công với cách mạng trở lên thì được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng của một đối tượng;
+ Con của người có công với cách mạng từ đủ 18 tuổi trở lên nếu đã hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học hoặc đang hưởng trợ cấp tuất hằng tháng trong thời gian theo học tại một cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học mà thôi học hoặc bị buộc thôi học thì không được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng.
– Thân nhân của người có công với cách mạng thuộc trường hợp được hưởng thêm trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng thì hưởng một suất trợ cấp tuất nuôi dưỡng hằng tháng.
2.3. Những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực ưu đãi người có công với cách mạng:
Để các quy định về chế độ ưu đãi đối với người có công với cách mạng và thân nhân của họ được áp dụng hiệu quả trên thực tế, ngăn ngừa sự lạm quyền hay việc áp dụng sai trái thì pháp luật cũng quy định những hành vi bị nghiêm cấm tại Điều 7 Pháp lệnh như sau:
– Khai báo gian dối, giả mạo giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng và thân nhân của người có công với cách mạng.
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định hoặc gây thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, quyền lợi của người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng.
– Vi phạm nguyên tắc quản lý, sử dụng kinh phí bảo đảm thực hiện các chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có công với cách mạng, Quỹ Đền ơn đáp nghĩa.
– Lợi dụng việc thực hiện chính sách, chế độ ưu đãi người có công với cách mạng, thân nhân của người có cộng với cách mạng để vi phạm pháp luật.
Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020 được thông qua với nhiều điểm mới, quy định chặt chẽ, khả thi, bảo đảm chế độ cho người có công với cách mạng và thân nhân của họ. Việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng nhằm thể chế hóa quan điểm “thực hiện tốt chính sách đối với người và gia đình có công với nước”, “không ngừng cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người có công” cần được coi là nhiệm vụ ưu tiên trong quá trình xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách xã hộ.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng 2020.