Em muốn thi vào trường Quân đội thì việc thẩm tra lý lịch bao gồm mấy đời và thẩm tra có giống như bên Công an không? Quy định về thẩm tra lý lịch tư pháp khi thi vào trường Quân đội?
Hiện nay có thể thấy việc thi vào các khối trường thuộc lực lượng vũ trang khá được nhiều bạn trẻ cũng như các bậc phụ huynh quan tâm. Đối với khối ngành công an, quân đội thì thì ngoài việc phải thi như các trường ngoài thì còn cần phải tiến hành việc thẩm tra lý lịch tư pháp của cá nhân đó xem có đáp ứng được yêu cầu của trường quân đội đó hay không. Nắm được vấn đề mà bạn đọc quan tâm Luật Dương Gia dựa trên những căn cứ pháp lý, quy định của pháp luật xin trình bày vấn đề này cụ thể như sau:
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Xin tư vấn giúp em: em muốn thi vào trường Quân đội thì việc thẩm tra lý lịch bao gồm mấy đời và thẩm tra có giống như bên Công an không? Ông nội của em từng tham gia cách mạng nhưng bị địch bắt có khai ra căn cứ cách mạng gì đó thì có ảnh hưởng đến tiêu chuẩn chính trị của em khi xét lý lịch thi Quân đội không?
Luật sư tư vấn:
– Việc thẩm tra lý lịch của cán bộ được cử đi thẩm tra lý lịch xác minh phải đảm bảo là người có phẩm chất chính trị đảm bảo tiêu chuẩn cũng như trình độ năng lực tốt. Cán bộ được cử đi cũng luôn phải đảm bảo về ý thức tổ chức kỷ luật của bản thân và có tinh thần trách nhiệm đối với tổ chức đoàn thể. Có tác phong tỷ mỉ thận trọng và một phương pháp sống khoa học, đầy đủ kĩ năng nghiệp vụ, có kinh nghiệm tổng hợp về công tác nghiệp vụ, được bồi dưỡng nghiệp vụ đối với việc đi xác minh lý lịch tư pháp trong tuyển sinh khối ngành quân sự.
– Đối với việc thẩm tra và tiến hành xác minh thì cán bộ thẩm tra phải đi về tới địa phương cấp xã, thị trấn hoặc phường (sau đây viết gọn là cấp xã) của nơi người đó sinh ra hoặc đó là địa chỉ nới trú quán của gia đình cùng với bản thân của thí sinh, có sự phối kết hợp một cách chặt chẽ giữa khối cơ quan chính trị, cơ quan tuyển sinh cũng như đối với cấp ủy và chính quyền tại địa phương thuộc của cấp xã đó để tiến hành thẩm tra và ra kết luận về việc thí sinh đó có đủ tiêu chuẩn về lý lịch như tự khai hay không.
– Về các mục tiến hành thẩm tra thì sẽ được cán bộ đi tiến hành thẩm tra thực hiện công việc thẩm tra toàn diện trên toàn bộ các mặt của lý lịch đã khai, việc thẩm tra sẽ được thẩm tra tập trung vào tình hình kinh tế cũng như lịch sử chính trị và cả quan hệ xã hội của bản thân thí sinh cũng như của gia đình thí sinh bao gồm các người có mối quan hệ với thí sinh được quy định đó là từ ông, bà, bố, mẹ, chồng, vợ, bác, chú, cô, dì, anh, chị, em thân thích hàng ruột thịt (hàng thừa kế) để xác minh rằng đối với lý lịch của thí sinh trên thì đã rõ ràng hay chưa, về thái độ chính trị của những người này, quan hệ xã hội của họ ra sao, cũng như về ý thức chấp hành đối với chính sách, cũng như pháp luật của địa phương như thế nào.
Từ những nhận định đó thì xem xét để đưa ra kết luận rằng thí sinh này có được đầy đủ những tiêu chẩn về chính trị để được dự tuyển vào trường quân đội theo nguyện vọng hay không
– Về nội dung trong bản xác minh về phẩm chất chính trị của thí sinh:
Thứ nhất, về tình hình kinh tế và chính trị của gia đình thí sinh đó thì cũng có nêu rõ quy định về nội dung kê khai đó là ghi cụ thể về họ, đệm, cũng như về tên, năm sinh của các thành viên trong gia đình, nghề nghiệp, mức sống, tài sản có kèm cả về thái độ chính trị qua từng thời kỳ, thời kì đầu là từ trước cách mạng tháng 8 năm 1945, tiếp theo đó là trong kháng chiến chống Pháp, rồi đến chống Mỹ, thời hòa bình lập lại cho đến thời điểm hiện nay (đó là thời kỳ từ 1954 đối với miền Bắc và tiếp từ tháng 4 năm 1975 đối với miền Nam) được kê khai theo thứ tự là ông bà nội, tiếp đến anh chị em ruột của bố; tiếp đó là ông bà ngoại, và anh chị em ruột của mẹ; sau đó là cha, mẹ (hoặc nếu không còn cha mẹ thì khai người trực tiếp nuôi dưỡng từ nhỏ cho đến tuổi trưởng thành của bản thân thí sinh); vợ hoặc chồng, cũng như cuối cùng đó là anh, chị, em ruột của bản thân thí sinh đó.
Nếu trong trường hợp mà gia đình thí sinh này có những người đang cư trú ở ngoài địa phận Việt Nam thì cũng cần ghi rõ mối quan hệ, họ tên người đó, công việc hiện tại đang làm tại bên nước ngoài, nơi cư trú hiện tại, thời gian đi nước ngoài, lý do đi là để đi định cư hay xuất khẩu lao động, hay đi công tác, du học…, về thái độ chính trị tại nước ngoài, số lần về nước trong suốt thời gian qua đã đi, ghi rõ tổ chức đã quyết định cho đi, quan hệ hiện nay. Trường hợp trong gia đình mà có người quan hệ với người nước ngoài thì cần nắm rõ lý do, cũng như về tính chất, mức độ quan hệ với người nước ngoài đó ra sao.
Thứ hai, tính đến tình hình bản thân thí sinh đó thì cần ghi rõ nghề nghiệp, thực hiện việc tham gia vào các tổ chức đoàn thể chính quyền, cũng như với tổ chức kinh tế ở địa phương, thái độ chính trị của thí sinh cũng như quan hệ xã hội của thí sinh đó có được đánh giá tốt không.
Thứ ba, đối với người cung cấp lý lịch thì cần ghi xác minh đầy đủ về họ tên, độ tuổi cũng như chức vụ và phần chữ ký đầy đủ của người cung cấp lên thông tin lý lịch.
Thứ tư, nếu có trường hợp nội dung kê khai dài không ghi hết mà phải ghi sang tiếp vào trang giấy khác thì ghi vào và kẹp vào trang cuối cùng của bản xác minh lý lịch (có đóng dấu giáp lai vào trang bổ sung đó).
– Tiếp theo đó là đến công tác tiến hành việc kiểm tra, thẩm tra hồ sơ của thí sinh: thí sinh nhận bản thẩm tra để xác minh về lý lịch chính trị đã được dán ảnh của thí sinh dự tuyển được cán bộ chuyên trách thực hiện việc tuyển sinh của đơn vị cấp trung đoàn hoặc của ban tuyển sinh quân sự cấp huyện nơi mà thí sinh đăng ký dự tuyển thực hiện việc cấp phát. Về phần nội dung thẩm tra xác minh lý lịch gia đình của thí sinh do cấp ủy tại nơi địa phương đó thuộc cấp xã cung cấp; đối với cán bộ đi thẩm tra phải thực hiện việc ghi chép một cách đầy đủ vào trong biên bản thẩm tra xác minh và xin xác nhận về nội dung thẩm tra của cấp ủy cấp xã nơi đến thẩm tra.
Nếu trường hợp thí sinh có bố, hoặc mẹ đang công tác tại đơn vị quân đội thì người đi xác minh phải thực hiện việc liên hệ đến tận cơ quan quản lý của bố, mẹ thí sinh đó (từ đơn vị thuộc cấp trung đoàn trở lên) và yêu cầu được cung cấp tài liệu và sau khi xin xong thì tiến hành xin xác nhận của cấp ủy cơ quan, và đơn vị của bố mẹ thí sinh.
Còn trường hợp mà bố hoặc mẹ của thí sinh đó đang công tác tại đơn vị cơ quan nhà nước thì đối với người đi xác minh thẩm tra lý lịch phải đảm bảo công tác liên hệ với cơ quan quản lý hồ sơ của bố, mẹ xin được cung cấp tài liệu, và vẫn yêu cầu có xác nhận của cấp ủy nơi cơ quan quản lý hồ sơ của bố hoặc mẹ công tác làm việc.
Nếu trong quá trình cán bộ đó đi thẩm tra xác minh tại cơ quan của bố mẹ thí sinh mà có những thông tin yêu cầu thẩm tra chưa được rõ ràng thì cán bộ thẩm tra phải về lại nơi cư trú của bố mẹ thí sinh để tiến hành thẩm tra xác minh những điểm còn chưa rõ ràng.
Đối với những thí sinh nào mà cư trú tại địa phương thì cán bộ đi thẩm tra thí sinh đó sẽ đi về tận địa phương nơi cư trú của thí sinh để thực hiện việc xác minh, thẩm tra những nội dung tự khai của thí sinh đối với thái độ chính trị cũng như về quan hệ xã hội của bản thân thí sinh đó.
– Kết luận hồ sơ: Cấp ủy tại địa phương cấp xã cho ý kiến và thực hiện việc kết luận về nguồn gốc của hồ sơ lý lịch, thành phần gia đình tính đến các yếu tố lịch sử cũng như quan hệ xã hội của gia đình bên nội, bên ngoại và không thể thiếu về nội dung lý lịch của thí sinh đó.
Từ những nội dung trên xác định về tư cách của thí sinh có đủ hay không đủ về tiêu chuẩn lịch sử chính trị và chính trị hiện nay để có thể phấn đấu trở thành một Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Đủ điều kiện vào đào tạo sĩ quan tại các khối trường trong Quân đội. Sau khi kiểm tra hoàn tất nhận thấy thí sinh có đủ điều kiện thì bí thư Đảng ủy cấp xã sẽ ghi họ tên, ký tên và đóng dấu vào bản xác minh.
Cấp ủy cơ quan quân sự cấp huyện xác nhận (đối với những thanh niên nào ngoài quân đội), và đơn vị cấp trung đoàn xác nhận (đối với những thí sinh là quân nhân tại ngũ) thì các đơn vị này phải xác nhận rằng thí sinh đó có đủ hay không đủ tiêu chuẩn dự tuyển thi vào trường quân đội.
Cán bộ sẽ xác minh vào biên bản xác minh sau khi nghe được đầy đủ những ý kiến đóng góp của cấp ủy cấp địa phương cấp xã, người có thẩm quyền, hoặc quần chúng ở địa phương thực hiện việc cung cấp, ghi những ý kiến tổng hợp của cán bộ thẩm tra vào bản xác minh về các nội dung về lịch sử chính trị cũng như về tình hình kinh tế và mối quan hệ xã hội của gia đình thí sinh cũng như đối với bản thân người được đi thẩm tra. Trong biên bản phải ghi rõ về họ tên, cấp bậc cũng như chức vụ của cán bộ đi thẩm tra xác minh lý lịch chính trị đó.
Sau khi tiếp nhận được đầy đủ hồ sơ sơ tuyển của thí sinh thì cơ quan chính trị các trường có trách nhiệm tiến hành chỉ đạo cơ quan chức năng thực hiện việc ra soát về nội dung thẩm định cũng như về nội dung ý kiến thống nhất đối với kết luận đó. Sau đó người phụ trách hoặc cán bộ chuyên trách ngành bảo vệ an ninh của nhà trường thực hiện việc ký và ghi rõ về họ tên đồng chí trưởng(phó) ban chuyên trách đó.
Luật sư tư vấn pháp luật hành chính trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Ban tư vấn
Xin chân thành cảm ơn!