Ông nội có lý lịch không tốt thì cháu gái có được kết hôn với công an không? Thời gian thẩm tra lý lịch khi kết hôn với công an? Trình tự, thủ tục, thẩm quyền thẩm tra lý lịch ba đời để xét điều kiện kết hôn với công an?
Tóm tắt câu hỏi:
Mình có yêu một anh công an, mình có tìm hiểu sơ qua về điều kiện kết hôn với công an thì có phần xét lý lịch 3 đời, cho mình hỏi 3 đời ở đây là những đời nào và bao gồm những ai? Mình chân thành cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Luật sư
Mặt khác, theo quy định tại Luật Hôn nhân gia đình thì:
Những người có họ trong phạm vi ba đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.
Khi kết hôn trong ngành công an thì bạn cần tuân thủ về việc thẩm tra lý lịch 3 đời tình từ đời ông bà của bạn, cha mẹ bạn và bạn. Việc thẩm tra lý lịch này còn phụ thuộc vào phòng tổ chức cán bộ sẽ thẩm tra, xác minh người sẽ dự định cưới và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc.
Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng, nếu không có gì trở ngại thì Phòng Tổ chức cán bộ sẽ gửi Thông báo cho phép xây dựng gia đình đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới. Nếu trong trường hợp của bạn thì khó có thể bạn được kết hôn trong ngành công an.
Trên thực tế, việc xác minh, thẩm tra lý lịch ba đời còn phụ thuộc vào quy chế nội bộ của từng đơn vị, lực lượng. Vậy việc xác minh lý lịch ba đời là xác minh lý lịch những đối tượng nào? Trình tự thủ tục tiến hành xác minh ra sao? Liên hệ ngay với chúng tôi qua Hotline: 1900.6568 – Luật Dương Gia sẵn sàng giải đáp thắc mắc của các bạn về vấn đề xác minh lý lịch kết hôn với công an nói riêng và các vấn đề xoay quanh hôn nhân gia điình nói chung theo quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
- 1 1. Hỏi về điều kiện lý lịch kết hôn với công an
- 2 2. Xét lý lịch khi Đảng viên kết hôn với công an
- 3 3. Xét lý lịch ba đời khi đăng ký kết hôn với công an
- 4 4. Quy định về việc thẩm tra lý lịch ba đời khi kết hôn với công an
- 5 5. Chưa có kết quả xét lý lịch kết hôn với công an có được làm đám ăn hỏi
- 6 6. Thời gian thẩm tra lý lịch khi kết hôn với công an
- 7 7. Đăng ký hộ tịch, xét lý lịch kết hôn với công an
- 8 8. Ông nội có lý lịch không tốt thì cháu gái có được kết hôn với công an không?
1. Hỏi về điều kiện lý lịch kết hôn với công an
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư . Em có một vấn thắc mắc cần được giải đáp mong được sự giúp đỡ Người yêu em hiện đang làm trong ngành Công an, tuy nhiên gia đình em có ông nội từng làm Công an ngụy, ông ngoại cũng vậy, Công an giao thông trong xã thôi,bên nội của em vẫn có người nhà vào đảng, vẫn có người cưới chồng làm Công an, bên ngoại thì vẫn có 2 người làm Công an. Vậy em muốn hỏi giờ em có đủ điều kiệt xét lý lịch để cưới người làm trong ngành Công an ko ạ. Em xin cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Đối với trường hợp của ban, để có thể kết hôn với bạn trai bạn là công an thì bạn cần đáp ứng đầy đủ những điều kiện sau đây:
Về Luật Hôn nhân và Gia đình, phải có các điều kiện sau:
“Điều 9. Điều kiện kết hôn
Nam nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
1. Nam từ hai mươi tuổi trở lên, nữ từ mười tám tuổi trở lên;
2. Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định, không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào; không ai được cưỡng ép hoặc cản trở;
3. Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn quy định tại Điều 10 của Luật này.
Điều 10. Những trường hợp cấm kết hôn
Việc kết hôn bị cấm trong những trường hợp sau đây:
1. Người đang có vợ hoặc có chồng;
2. Người mất năng lực hành vi dân sự;
3. Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;
4. Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
5. Giữa những người cùng giới tính”.
Ngoài ra, khi xét kết hôn với công an thì cần thẩm tra lý lịch 3 đời:
Các điều kiện cơ bản không lấy chồng (vợ) công an:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù.
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa.
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Ngoài ra còn một số các quy định khác nhưng cũng tùy thuộc vào từng địa phương.
Gia đình thế nào bị coi là làm tay sai? Bố mẹ hoặc bản thân từng có tiền án đã được xóa án tích có được kết hôn không? Gia đình có người theo đạo đã xin ra khỏi đạo có được kết hôn không? Là Việt Kiều có được kết hôn không?… Còn rất nhiều những câu hỏi đặt ra trong vấn đề xét lý lịch để được kết hôn với người trong ngành công an. Vậy trường hợp của bạn như thế nào? Bạn cần được tư vấn trước khi đưa ra quyết định cuối cùng đi đến hôn nhân. Hãy kết nối với chúng tôi qua tổng đài 1900.6568 để được tư vấn, giải đáp các thắc mắc trên một cách cụ thể – chính xác – hiệu quả nhất!
2. Xét lý lịch khi Đảng viên kết hôn với công an
Tóm tắt câu hỏi:
Luật sư cho em hỏi. Hiện tại em là Đảng viên, vậy khi kết hôn với người trong ngành công an cần xét lí lịch mấy đời. Em chân thành cảm ơn!
Luật sư tư vấn:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn. Điều kiện kết hôn theo quy định của Luật hôn nhân gia đình 2014 được quy định cụ thể như sau:
+ Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
+ Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn
Bạn là Đảng viên, nếu kết hôn với công an thì trước tiên phải đảm bảo các điều kiện mà pháp luật quy định nêu trên. Theo đó, nếu đã đủ điều kiện nêu trên rồi thì sẽ phải tuân thủ theo quy chế ngành (quy chế nội bộ ngành công an). Khi kết hôn sẽ thẩm tra lý lịch của người định kết hôn trong phạm vi ba đời.
Nội dung thẩm tra, thủ tục thẩm tra sẽ do cán bộ phòng quản lý thực hiện theo quy chế ngành.
3. Xét lý lịch ba đời khi đăng ký kết hôn với công an
Tóm tắt câu hỏi:
Em có yêu 1 bạn trai làm công an bên trại giam, em có đọc về luật xét 3 đời nhà vợ và gia đình bên em có bố em có tiền án nhưng mất đã hơn 10 năm liệu bọn em có lấy được nhau không ạ?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định về việc xét lý lịch 3 đời trong ngành công an thì những đối tượng sau thì không được kết hôn với người trong ngành Công an:
+ Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
+ Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
+ Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Theo quy định của
“Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.“
Bởi pháp luật không quy định về việc xóa án tích cho người đã mất, tuy nhiên, trong trường hợp của bạn là bố bạn đã có tiền án nhưng đã mất cách đây 10 năm nên trường hợp này không bị coi là trường hợp “Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù” bởi tư cách chủ thể pháp lý đã chấm dứt, các quan hệ xã hội cũng đã chấm dứt. Vì thế, bạn có thể làm hồ sơ để xác minh lý lịch để cơ quan có thẩm quyền xác minh, cho phép 2 bạn kết hôn.
4. Quy định về việc thẩm tra lý lịch ba đời khi kết hôn với công an
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Tôi và bạn trai tôi dự định kết hôn. Bạn trai tôi làm trong ngành công an. Lý lịch sơ lược 3 đời nhà tôi như sau: Ông nội: do ngày xử bị bắt đi quân địch, ông không chấp nhận và trốn về. Do bị uy hiếp an toàn cho các con, ông ra ra chiêu hồi, chỉ theo lệ, ông dùng 1 quả bom lép ra chính quyền chiêu hồi. Bên nội: có 3 cô lấy chồng và định cư nước ngoài. Bên ngoại: có một người cậu làm lính quân Ngụy. Ngoài ra ba mẹ tôi vẫn là công dân bình thường, không tiền án, tiền sự, bản thân tôi cũng là công dân bình thường, không tiền án tiền sự. Luật sư cho tôi hỏi trong trường hợp này, tôi có kết hôn được với người trong ngành công an không? Cảm ơn Luật sư!
Luật sư tư vấn:
Kết hôn là quyền của công dân khi đến độ tuổi nhất định, là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của pháp luật về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Việc kết hôn với người là chiến sĩ công an nhân dân thì ngoài việc đáp ứng điều kiện kết hôn theo quy định Luật hôn nhân và gia đình 2014 còn phải đáp ứng điều kiện của ngành công an theo quy định trong ngành công an.
– Thứ nhất, điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 như sau:
+ Nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên
+ Việc kết hôn phải do 2 bên nam và nữ tự nguyện quyết định;
+ Hai bên đều phải không bị mất năng lực hành vi dân sự;
+ Việc kết hôn không được thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định của pháp luật.
– Ngoài ra, theo quy định của ngành công an nhân dân, ngoài những điều kiện trên, thì để có thể kết hôn với chiến sĩ công an nhân dân thì còn phải đáp ứng thêm các điều kiện khác, cụ thể là không thuộc vào trường hợp không được kết hôn với công an, gồm:
+ Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
+ Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
+ Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
+ Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
+ Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam).
Căn cứ các quy định trên vào trường hơp của bạn: về việc cậu bạn đã từng đi lính Ngụy song không thuộc đối tượng xem xét lý lịch để xác minh điều kiện khi kết hôn với công an. Còn trường hợp của ông nội bạn, ông nội bạn đã từng đi lính quân địch đây có thể là trở ngại cho bạn trong quá trình tiến tới hôn nhân giữa bạn với người trong ngành công an. Để biết chính xác trường hợp này, bạn nên lên trực tiếp nơi cơ quan người yêu của bạn đang làm việc để hỏi rõ có được kết hôn hay không?
5. Chưa có kết quả xét lý lịch kết hôn với công an có được làm đám ăn hỏi
Tóm tắt câu hỏi:
Em lấy chồng làm công an. Giờ sắp đến ngày đám hỏi nhưng chưa có kết quả xét lý lịch (theo em biết thì lý lịch gia đình em không có vấn đề gì). Xin cho em hỏi nếu giờ chưa có kết quả xét lý lịch, em làm đám hỏi thì chồng em có bị kỷ luật không? Mong nhận được sự tư vấn của luật sư.
Luật sư tư vấn:
Do có những đặc thù riêng về vấn đề bí mật và an ninh quốc gia, trước khi kết hôn với người trong ngành công an, bên cạnh việc bạn phải đáp ứng đủ điều kiện kết hôn theo Điều 8 Luật Hôn nhân Gia đình 2014 thì bạn và gia đình bạn sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời về các điều kiện cơ bản:
– Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
– Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
– Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch)
Ngoài ra còn một số các quy định khác nhưng tùy thuộc vào địa phương của bạn.
Theo quy định, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ thẩm tra, xác minh người sẽ dự định cưới và tất cả những người thân trong gia đình tại nơi sinh sống và nơi làm việc. Thời gian thẩm tra, xác minh từ 2 đến 4 tháng, nếu không có gì trở ngại thì Phòng Tổ chức cán bộ sẽ gửi Thông báo cho phép kết hôn đến đơn vị công tác, lúc đó các bên mới tiến hành đăng ký kết hôn và tổ chức cưới.
Trong trường hợp này, việc thẩm tra lí lịch vẫn chưa thực hiện xong. Có nghĩa là hai bạn vẫn chưa đủ điều kiện để đăng kí kết hôn. Vì vậy, việc bạn làm đám hỏi hay tổ chức đám cưới với chồng bạn, về mặt pháp lí sẽ vẫn thực hiện được tuy nhiên chưa xin được giấy chứng nhận đăng ký kết hôn.
6. Thời gian thẩm tra lý lịch khi kết hôn với công an
Tóm tắt câu hỏi:
Cho em hỏi là muốn lấy chồng công an lý lich của người vợ thẩm tra bao lâu la xong? Cho e hỏi tiếp la trước khi quen va quyết định đến hôn nhân thì em cũng đã tìm hiểu về quy định cưới chồng công an vì thế gia đình em cũng không nằm trong quy định cấm.nên em có thể làm đám cưới trước khi lý lịch thẩm tra xong dược không.em xin cảm ơn?
Luật sư tư vấn:
Trước tiên, bạn phải bảo đảm điều kiện kết hôn theo quy định tại Điều 8, Luật hôn nhân và gia đình 2014:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.”
Ngoài ra nếu chị muốn kết hôn với người trong ngành Công an thì cần đáp ứng một số điều kiện đặc thù của ngành như sau:
1. Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Nguy quân, Ngụy quyền;
2. Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù;
3. Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
4. Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa;
5. Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch);
6. Một số điều kiện khác tùy quy định của từng địa phương.
Lưu ý: các điều kiện về lý lịch trên là yêu cầu bắt buộc đặt ra trước khi kết hôn với người trong ngành lực lượng vũ trang nói chung và ngành Công an nói riêng, do đó, hoạt động thẩm tra phải hoàn thành, đồng thời bạn đủ điều kiện về lý lịch thì mới có thể tiến hành việc kết hôn theo quy định của pháp luật.
Về thời gian thẩm tra hoàn toàn tùy thuộc vào tính chất phức tạp của thông tin cần thẩm tra, nếu thông tin lý lịch cần thẩm tra không phức tạp thì thời gian thẩm tra sẽ nhanh chóng.
7. Đăng ký hộ tịch, xét lý lịch kết hôn với công an
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư. Cho em hỏi em có quen bạn trai trong ngành Công an, có dự định kết hôn. Nhưng do gia đình em không được may mắn, ba mẹ chia tay từ lúc em còn nhỏ em về ở bên ngoại và mẹ, do dì e đi làm giấy khai sinh không nhớ được họ ba nên lấy họ Đỗ, trong giấy khai sinh của em vẫn để họ ba là họ Đỗ mẹ em họ Nguyễn. Nhưng thật ra ba em họ trương ba mẹ cũng không có giấy kết hôn. Em sống bên ngoại từ nhỏ đến lớn và không có liên quan gì với bên nội. Vậy bây giờ muốn xét lý lịch thì phải làm sao?
Luật sư tư vấn:
– Khoản 3 Điều 26 Thông tư 15/2015/TT-BTP quy định về sửa chữa sai sót khi ghi Sổ hộ tịch, giấy tờ hộ tịch có quy định như sau: “Sau khi đăng ký hộ tịch mà phát hiện sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc do lỗi của người yêu cầu đăng ký hộ tịch thì phải tiến hành thủ tục cải chính hộ tịch theo quy định tại khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 123/2015/NĐ-CP”.
– Khoản 2 Điều 7 Nghị định số 123/2015/NĐ-CP quy định về điều kiện thay đổi, cải chính hộ tịch quy định như sau: “Cải chính hộ tịch theo quy định của Luật Hộ tịch là việc chỉnh sửa thông tin cá nhân trong Sổ hộ tịch hoặc trong bản chính giấy tờ hộ tịch và chỉ được thực hiện khi có đủ căn cứ để xác định có sai sót do lỗi của công chức làm công tác hộ tịch hoặc của người yêu cầu đăng ký hộ tịch”.
– Khoản 3 Điều 46 Luật hộ tịch năm 2014 thẩm quyền đăng ký cải chính hộ tịch trong trường hợp của bạn thuộc về ủy ban nhân dân cấp huyện, quy định như sau: “Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã đăng ký hộ tịch trước đây hoặc nơi cư trú của cá nhân có thẩm quyền giải quyết việc thay đổi, cải chính hộ tịch cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên cư trú ở trong nước; xác định lại dân tộc.
– Tại Điều 47 Luật hộ tịch năm 2014 quy định về thủ tục đăng ký cải chính hộ tịch như sau:
“Điều 47. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính, bổ sung hộ tịch, xác định lại dân tộc
1. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
Trường hợp yêu cầu xác định lại dân tộc thì phải có giấy tờ làm căn cứ chứng minh theo quy định của pháp luật; trình tự được thực hiện theo quy định tại Điều 28 của Luật này.
2. Thủ tục yêu cầu bổ sung thông tin hộ tịch được áp dụng theo quy định tại Điều 29 của Luật này”.
– Theo Điều 28 Luật hộ tịch năm 2014 thì trình tự, thủ tục để thực hiện cải chính hộ tịch như sau:
“Điều 28. Thủ tục đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch
1. Người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy tờ liên quan cho cơ quan đăng ký hộ tịch.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc thay đổi, cải chính hộ tịch là có cơ sở, phù hợp với quy định của pháp luật dân sự và pháp luật có liên quan, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người yêu cầu đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.
Trường hợp thay đổi, cải chính hộ tịch liên quan đến Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn thì công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung thay đổi, cải chính hộ tịch vào Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn.
Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 03 ngày làm việc.
3. Trường hợp đăng ký thay đổi, cải chính hộ tịch không phải tại nơi đăng ký hộ tịch trước đây thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Ủy ban nhân dân nơi đăng ký hộ tịch trước đây để ghi vào Sổ hộ tịch.
Trường hợp nơi đăng ký hộ tịch trước đây là Cơ quan đại diện thì Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo bằng văn bản kèm theo bản sao trích lục hộ tịch đến Bộ Ngoại giao để chuyển đến Cơ quan đại diện ghi vào Sổ hộ tịch”.
Như vậy, trong trường hợp của bạn, bạn nên làm thủ tục cải chính hộ tịch, có nghĩa là làm thủ tục thay đổi họ của của cha, trường hợp bố mẹ bạn không có giấy đăng ký kết hôn thì bạn và cha của bạn có thể tiến hành thủ tục xét nghiệm AND để làm thủ tục cải chính hộ tịch cho bạn. Sau khi cải chính được hộ tịch thì mới tiến hành xét lý lịch để bạn kết hôn với người trong ngành Công an.
8. Ông nội có lý lịch không tốt thì cháu gái có được kết hôn với công an không?
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật Sư ! Hiện tại em đang quen bạn trai làm công an, và chúng em có ý định tiến tới hôn nhân, và bạn trai em đang làm hồ sơ gửi bộ công an để điều tra lý lịch phía gia đình em theo qui định kết hôn với công an. Gia đình em đang bị vướng mắc lý lịch phía ông nội ( em là cháu gái nội), ba em là con trưởng Cụ thể phía ông nội như thế này: Từ năm 1942 đến 1967 còn nhỏ sau đó lập gia đình làm ăn Từ năm 1967-1971 lập gia đình làm ăn đến giữa năm 1971 Bộ chỉ huy cảnh sát tỉnh tuyển đi học chuyên môn cảnh sát ở Vũng Tàu trong tgian 3 tháng sau đó bọn chúng đưa vê làm ở Đức Mỹ ( Đức Lân ) Mộ Đức – Quảng Ngãi, với công việc nhân viên phát thẻ căn cước trong 3 tháng, sau đó chúng rút về Mộ Đức – Quảng Ngãi, coi trạm cải tạo, ông nội đã thả phạm nhân bà Trương Thị Nhứt quê Đức Thắng – Quảng Ngãi đi chợ, sau đó bà này bổ đi luôn, không về. Sau đó An Ninh cảnh lực của tỉnh rút về để điều tra lý do tại sao thả bà Trương Thị Nhứt ( phạm nhân). Vì ông nội thấy bà quá tội nên thả cho bà đi chợ. Sau khi điều tra 3 tháng không thấy gì, năm 1973 không cho về giữ trạm cải tạo nữa mà bọn chúng đưa ra Đà Nẵng 107 Quân khu làm cảnh sát viên để đi canh gác cầu, gác nhà đèn (không tham gia chiến trận nào nên không nợ máu với nhân dân ). Đến tháng 4/1975 Đà Nẵng giải phóng, ông nội về trình diện địa phương là UBND xã Đức Nhuận-Quảng Ngãi. Sau đó UBND xã Đức Nhuận-Quảng Ngãi cho đi cải tạo lao động ở Đức Phú-Quảng Ngãi 3 tháng, sau đó UBND xã Đức Nhuận-Quảng Ngãi cho về quê làm ăn tại gia đình, hiện đang làm nông nghiệp tại xã Đức Nhuận-Quảng Ngãi, luôn chấp hàng tớt chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước. Được UBND xã Đức Nhuận phong tặng danh hiệu và cấp giấy khen nông dân sản xuất giỏi trong 6 năm liên tục từ năm 2005-2011 Trong gia đình em mọi người rất hiền lành, lo làm ăn và lương thiện Chỉ vướng ở lý lịch ông nội như thế này Em đang rất lo lắng về việc xét lý lịch, Mong luật sư hồi âm giúp em Em xin chân thành cảm ơn và mong hồi đáp ?
Luật sư tư vấn:
– Căn cứ Điều 8 Luật Hôn nhân gia đình năm 2014 quy định điều kiện kết hôn như sau:
“Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:19006568
Khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy đinh cấm các hành vi sau:
“2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
… “.
Ngoài ra, khi bạn kết hôn với người công tác trong lực lượng vũ trang, do đó bạn phải đáp ứng các điều kiện đặc thù riêng đối với đối tượng công tác trong lực lượng vũ trang. Cụ thể như các trường hợp dưới đây sẽ không được kết hôn với người công tác trong lực lượng vũ trang như sau:
– Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975.
– Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
– Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành, Đạo hồi;
– Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa (Trung Quốc);
– Có bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (Kể cả khi đã nhập tịch tại Việt Nam)
Do đó, ngoài đảm bảo những điều kiện kết hôn theo quy định tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 thì bạn đồng thời phải đáp ứng các quy định nội bộ trong lực lượng vũ trang. Phía gia đình bạn có ông nội từng có liên quan trong sự việc thả phạm nhân khi làm công tác trông coi trại cải tạo tại Quảng Nam thì có thể sẽ ảnh hưởng đến việc xét lý lịch của bạn khi kết hôn với người trong ngành công an. Để kết luận chính xác thông tin này phụ thuộc vào kết quả thẩm tra lý lịch của bên phía cơ quan, đơn vị nơi bạn của bạn đang công tác.