Lâm nghiệp là một trong những lĩnh vực nhạy cảm và cần được các cấp ban hành quan tâm sát sao, đặc biệt trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với những đối tượng vi phạm quy định. Bài viết dưới đây sẽ làm rõ thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp:
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm trong lĩnh vực lâm nghiệp:
(1) Đối với kiểm lâm:
– Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ:
+ Xử phạt theo hình thức cảnh cáo.
+ Xử phạt tiền đến 500.000 đồng..
– Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm:
+ Có quyền phạt cảnh cáo.
+ Có quyền phạt tiền đến 10 triệu đồng.
+ Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt 20 triệu đồng.
– Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm (cụ thể gồm Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm cấp huyện, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng phòng hộ, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm rừng đặc dụng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động và phòng cháy, chữa cháy rừng):
+ Có quyền phạt cảnh cáo.
+ Có quyền phạt tiền đến 25 triệu đồng.
+ Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 50 triệu đồng.
+ Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
– Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm vùng, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm thuộc Cục Kiểm lâm:
+ Có quyền phạt cảnh cáo.
+ Có quyền phạt tiền đến 50 triệu đồng.
+ Có quyền đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng; hoặc
+ Đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
+ Có quyền được tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm trị giá không được vượt quá 100 triệu đồng.
+ Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
– Cục trưởng Cục Kiểm lâm:
+ Có quyền phạt cảnh cáo.
+ Có quyền phạt tiền đến 500 triệu đồng.
+ Có quyền tiến hành đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng; hoặc
+ Có quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
+ Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
(2) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp:
– Thẩm quyền của Chủ tịch ủy ban nhân dân xã:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 5 triệu đồng.
+ Được tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (giá trị không vượt quá 10 triệu đồng).
+ Được quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định.
– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 100 triệu đồng.
+ Quyền đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng; hoặc
+ Quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
+ Được quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Được quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 500 triệu đồng.
+ Được quyền đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng; hoặc
+ Được quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
+ Được quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Được quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
(3) Các thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực lâm nghiệp:
– Thẩm quyền của Thanh tra viên nông nghiệp và phát triển nông thôn, người được giao nhiệm vụ thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành trong lĩnh vực Lâm nghiệp đang thi hành công vụ:
+ Phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng.
+ Có quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (giá trị không vượt quá 1 triệu đồng).
+ Có quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Thẩm quyền của Trưởng đoàn thanh tra Tổng cục Lâm nghiệp, Chánh Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo.
+ Phạt tiền đến 50 triệu.
+ Được quyền đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng; hoặc
+ Được quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
+ Được quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (giá trị không vượt quá 100 triệu).
+ Được quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo.
+ Thực hiện phạt tiền đến 250 triệu.
+ Được quyền đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng; hoặc
+ Được quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
+ Được quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (giá trị không vượt quá 500 triệu).
+ Được quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
– Chánh Thanh tra Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục trưởng Tổng cục Lâm nghiệp:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo.
+ Thực hiện phạt tiền đến 500 triệu.
+ Được quyền đình chỉ hoạt động khai thác rừng có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng; hoặc
+ Được quyền đình chỉ hoạt động của cơ sở chế biến lâm sản có thời hạn từ 06 tháng đến 12 tháng.
+ Được quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
+ Được quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
(4) Công an nhân dân:
– Thẩm quyền của Chiến sĩ công an nhân dân:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo.
+ Thực hiện phạt tiền đến 500.000 đồng.
– Thẩm quyền của Thủ trưởng đơn vị Cảnh sát cơ động cấp đại đội, Trưởng trạm, Đội trưởng:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo.
+ Thực hiện phạt tiền đến 1,5 triệu đồng.
– Thẩm quyền của Trưởng Công an cấp xã, Trưởng đồn Công an, Trưởng trạm Công an cửa khẩu, khu chế xuất, Trưởng Công an cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế, Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Cảnh sát cơ động, Thủy đội trưởng:
+ Thực hiện phạt cảnh cáo.
+ Thực hiện phạt tiền đến 2,5 triệu đồng.
+ Được quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (giá trị không vượt quá 5 triệu).
+ Được quyền áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả.
Ngoài những cá nhân có quyền xử phạt như trên thì một số cá nhân có quyền xử phạt như Bộ đội biên phòng; Cảnh sát biển; Quản lý thị trường; Hải quan;… theo quy định.
2. Hình thức xử phạt trong lĩnh vực lâm nghiệp:
Căn cứ khoản 1 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BNNPTNT quy định hình xử phạt gồm:
– Cảnh cáo.
– Phạt tiền.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả trong lĩnh vực lâm nghiệp bao gồm những gì?
– Bắt buộc đối tượng vi phạm phải khôi phục lại tình trạng ban đầu.
– Với những công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép sẽ phải tháo dỡ.
– Khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.
– Với những hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường: phải tiêu hủy.
– Đối với số tiền bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm: phải nộp lại.
– Thực hiện trồng lại rừng.
– Thực hiện thanh toán chi phí trồng lại rừng đến khi thành rừng theo suất đầu tư được áp dụng ở địa phương tại thời điểm vi phạm.
– Đối với chứng chỉ quản lý rừng bền vững đã cấp: thu hồi lại.
– Chi trả đầy đủ tiền sử dụng dịch vụ môi trường rừng và tiền lãi phát sinh (nếu có).
– Tiêu hủy lô giống cây trồng lâm nghiệp.
– Đưa chất thải, hóa chất độc, chất nổ, chất cháy, chất dễ cháy ra khỏi rừng.
– Xây dựng phương án quản lý rừng bền vững.
– Lập dự án kinh doanh du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí.
– Trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp.
(căn cứ khoản 3 Điều 4 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BNNPTNT).
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-VPQH Luật lâm nghiệp;
– Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BNNPTNT quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lâm nghiệp;
– Văn bản hợp nhất số 20/VBHN-VPQH Luật xử lý vi phạm hành chính.