Bên cạnh việc quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm, pháp luật còn quy định thẩm quyền xử phạt các loại vi phạm này đối với thanh tra y tế.
Bên cạnh việc quy định mức xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế đối với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm, pháp luật còn quy định thẩm quyền xử phạt các loại vi phạm này đối với thanh tra y tế tại Nghị định số 176/2013/NĐ-CP. Cụ thể:
* Thanh tra viên, người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
– Áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.
– Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 300.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS, bảo hiểm y tế, khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
* Chánh Thanh tra Sở Y tế và Chi Cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình thuộc Sở Y tế có quyền:
– Áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.
– Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
* Chánh Thanh tra Bộ và Tổng Cục trưởng Tổng cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình, Cục trưởng Cục Quản lý dược, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh, Cục trưởng Cục Quản lý môi trường y tế, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng có quyền:
– Áp dụng hình thức phạt cảnh cáo;
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
– Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 75.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 100.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
* Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp bộ có quyền:
– Áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.
– Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 35.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 52.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 21.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 35.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 52.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 70.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế .
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.
* Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành cấp sở, trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành của cơ quan nhà nước có thẩm quyền được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành có thẩm quyền:
– Áp dụng hình thức phạt cảnh cáo.
– Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; đến 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; đến 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; đến 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn.
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 15.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về dân số; 25.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về y tế dự phòng và phòng, chống HIV/AIDS; 37.500.000 đồng đối với vi phạm hành chính về bảo hiểm y tế; 50.000.000 đồng đối với vi phạm hành chính về khám bệnh, chữa bệnh, dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế.
– Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.