Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan? Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:
Theo quy định tại Điều 42 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi năm 2020 và Điều 28, Điều 29, Điều 30 và Điều 31 tại Nghị định 128/2020/NĐ–CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của hải quan được quy định cụ thể như sau:
Công chức Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 1.000.000 đồng đối với tổ chức.
Đội trưởng thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng thuộc Chi cục Kiểm tra sau thông quan có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm tra sau thông quan, Đội trưởng Đội kiểm soát thuộc Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Đội trưởng Đội kiểm soát chống buôn lậu, Hải đội trưởng Hải đội kiểm soát trên biển và Đội trưởng Đội kiểm soát bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ thuộc Cục điều tra chống buôn lậu Tổng cục Hải quan có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan thuộc Tổng cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có quyền:
– Phạt cảnh cáo;
– Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực tương ứng quy định tại Điều 24 của
– Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
– Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả được quy định tại Nghị định này.
Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Cục trưởng Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục trưởng Cục Kiểm tra sau thông quan và Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm pháp luật về thuế với mức phạt tối đa theo quy định tại các điểm b, c, d khoản 2 Điều 138 Luật Quản lý thuế năm 2019.
Thẩm quyền xử phạt của Bộ đội biên phòng và Cảnh sát biển
1. Cảnh sát viên Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 1.500.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 3.000.000 đồng đối với tổ chức.
2. Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với tổ chức.
3. Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển, Trạm trưởng Trạm Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại điểm đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
4. Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 20.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 40.000. 00 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
5. Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 60.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
6. Tư lệnh Vùng Cảnh sát biển có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
7. Tư lệnh Cảnh sát biển Việt Nam có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
Thẩm quyền xử phạt của Chủ tịch UBND các cấp
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với tổ chức;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính có trị giá không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;
d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i khoản 5 Điều 5 Nghị định này.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến mức tối đa theo quy định tại Nghị định này;
c) Tịch thu tang vật vi phạm hành chính;
2. Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan:
a. Phân định trên cơ sở thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hải quan
– Thẩm quyền xử phạt quy định tại Điều 42 Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của các chức danh có thẩm quyền là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính, cụ thể:
+ Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt được xác định căn cứ vào mức tối đa của khung tiền phạt quy định đối với từng hành vi vi phạm cụ thể.
+ Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người thì việc xử phạt vi phạm hành chính do người thụ lý đầu tiên thực hiện.
– Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều HVVP hành chính thì thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính được xác định theo nguyên tắc sau đây:
+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi đều thuộc thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó;
+ Nếu hình thức, mức xử phạt, trị giá tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với một trong các hành vi vượt quá thẩm quyền của người xử phạt vi phạm hành chính thì người đó phải chuyển vụ vi phạm đến cấp có thẩm quyền xử phạt;
Đối với những hành vi khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn; trốn thuế, gian lận thuế; chậm nộp tiền thuế; không thực hiện trích, chuyển tiền từ tài khoản của tổ chức, cá nhân bị cưỡng chế vào ngân sách Nhà nước thì mức xử phạt của những người có thẩm quyền xử phạt được xác định theo mức tiền phạt, không hạn chế mức tối đa theo số tiền phạt.
Ví dụ: Trường hợp xử phạt về hành vi khai sai thuế thì mức phạt tiền xác định là 10–20% số tiền thuế khai sai và thẩm quyền xử phạt đối với HVVP này thuộc cấp Chi cục trưởng hoặc cấp Cục trưởng tùy theo cấp nào đang thụ lý hồ sơ.
Việc xem xét thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của một chức danh có thẩm quyền xử phạt trong trường hợp cụ thể được xác định sai khi đã tính đến tất cả các căn cứ nêu trên. Trường hợp một trong các căn cứ trên không đảm bảo thì phải chuyển vụ vi phạm đến chức danh có thẩm quyền xử phạt.
Ví dụ: Trường hợp xử phạt một người thực hiện nhiều HVVP thì thẩm quyền xử phạt được xác định theo nguyên tắc sau đây: Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả được quy định đối với từng hành vi thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì thẩm quyền xử phạt vẫn thuộc người đó. Nếu mức xử phạt, hình thức xử phạt bổ sung, hoặc biện pháp khắc phục hậu quả quy định đối với một trong các hành vi đó thuộc thẩm quyền của người xử phạt thì người đó phải chuyển toàn bộ hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt.
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về Hải quan giữa các đơn vị trong ngành Hải quan
– Mọi hành vi vi phạm pháp luật về hải quan xảy ra trên đất liền, vùng lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, thềm lục địa, vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc địa bàn quản lý của hải quan nơi nào thì hải quan ở nơi đó có trách nhiệm xử phạt; trường hợp do Cục Điều tra chống buôn lậu, Cục Kiểm tra sau thông quan phát hiện thì đơn vị này thực | hiện việc xử phạt theo thẩm quyền.
– Đối với vi phạm hành chính mà hồ sơ liên quan đến nhiều đơn vị hải quan, đơn vị nào phát hiện, lập biên bản đầu tiên thì đơn vị đó ra quyết định xử phạt; những đơn vị liên quan còn lại phải có trách nhiệm chuyển giao đầy đủ các tài liệu cần thiết theo yêu cầu của đơn vị thụ lý vụ vi phạm.
– Vi phạm liên quan đến hàng hóa chuyển cửa khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất do Chi cục hải quan cửa khẩu phát hiện, nếu có dấu hiệu hình sự thì Chi cục Hải quan cửa khẩu yêu cầu Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai chuyển toàn bộ hồ sơ có liên quan để xử lý theo thủ tục tố tụng hình sự;
– Hàng chuyển cửa khẩu, kinh doanh tạm nhập, tái xuất có vi phạm hành chính thì Chi cục Hải quan cửa khẩu chuyển hồ sơ để Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai xử phạt theo thẩm quyền. Nếu tang vật vi phạm là hàng cấm nhập khẩu, chất thải nguy hại, lây lan dịch bệnh được phát hiện tại cửa khẩu thì Chi cục Hải quan nơi mở tờ khai chuyển hồ sơ để Chi cục Hải quan cửa khẩu thực hiện việc xử phạt theo thẩm quyền. Trong thời hạn 5 ngày kể từ ngày ra quyết định xử lý, đơn vị chủ trì xử lý phải thông báo kết quả xử lý cho đơn vị hải quan liên quan biết.
Phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về hải quan giữa cơ quan hải quan và các ngành khác
– Ở những địa điểm dọc biên giới quốc gia, nơi chưa có tổ chức Hải quan thì bộ đội biên phòng, cảnh sát biển đóng tại địa bàn đó có quyền xử phạt theo quy định tại Điều 40 và 41 của Luật Xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm về kiểm soát hải quan theo quy định tại Điều 13 Nghị định 128/2020/NĐ–CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ nhiệm phối hợp với các cơ quan Nhà nước hữu quan thực hiện các biện pháp phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới. Trong trường hợp hàng hóa, phương tiện vận tải đã đưa ra ngoài phạm vi địa bàn hoạt động hải quan mà cơ quan Nhà nước hữu quan có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì theo thẩm quyền, cơ quan đó thực hiện việc kiểm tra, xử lý theo quy định của pháp luật.