Thẩm quyền xử phạt là một trong những vấn đề cần phải được xác định cụ thể trong quá trình xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm trong lĩnh vực báo chí. Dưới đây là quy định của pháp luật hiện hành về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí.
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí của thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông:
Căn cứ theo quy định tại Điều 33 của Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau được sửa đổi tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí được quy định cụ thể như sau:
– Thanh tra viên và người được giao nhiệm vụ tiến hành hoạt động thanh tra chuyên ngành Thông tin và truyền thông đang trong quá trình thi hành công vụ sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 1.000.000 đồng trong lĩnh vực báo chí, tịch thu các tang vật và phương tiện có hành vi vi phạm hành chính có giá trị dưới 1.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Sở thông tin và truyền thông, trưởng đoàn thanh tra thông tin và truyền thông cấp sở, trưởng đoàn thanh tra của Cục báo chí, Cục phát hành truyền hình và thông tin điện tử, Cục xuất bản và phát hành sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng trong lĩnh vực báo chí, tước quyền sử dụng giấy phép và tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực báo chí, tịch thu các tang vật và phương tiện có hành vi vi phạm hành chính có giá trị dưới 100.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Trưởng đoàn thanh tra cấp Bộ thông tin và truyền thông sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 140.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực báo chí, tước quyền sử dụng giấy phép và tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị dưới 140.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chánh thanh tra Bộ thông tin và truyền thông, cục trưởng Cục báo chí, cục trưởng Cục phát thanh truyền hình và thông tin điện tử, cục trưởng Cục xuất bản đã phát hành có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, và tiền lên đến 200.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong hoạt động báo chí, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính, tước quyền sử dụng giấy phép và tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí của thanh tra chuyên ngành Thông tin và Truyền thông sẽ được thực hiện theo quy định trên đây.
2. Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí của Bộ đội biên phòng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 35 của Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau được sửa đổi tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng, theo đó thì những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại điểm a và b khoản 1, điểm a và c khoản 2 Điều 6; điểm b khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 13 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP; Điều 15 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP; điểm a khoản 1, điểm a khoản 2, điểm a khoản 3, các điểm a, b và c khoản 4, các điểm a, b và c khoản 5 và khoản 6 Điều 29 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP; các điểm a và d khoản 2, khoản 4 Điều 30 Nghị định số 119/2020/NĐ-CP, và phù hợp chức năng, nhiệm vụ quyền hạn được giao. Cụ thể như sau:
– Trạm trưởng hoặc đội trưởng đội biên phòng sẽ có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực báo chí lên đến 5.000.000 đồng;
– Đồn trưởng đồn biên phòng hoặc Hải đội trưởng Hải đội biên phòng, chỉ huy trưởng của ban chỉ huy biên phòng cửa khẩu cảng có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền lên đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực báo chí, tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt, tức là không vượt quá 40.000.000 đồng theo như phân tích nêu trên, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chỉ huy trưởng bộ đội biên phòng cấp tỉnh, hải đoàn trường của hải đoàn biên phòng trực thuộc cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Bộ tư lệnh bộ biên phòng sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt tiền đến 200.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực báo chí, tước quyền sử dụng giấy phép bậc cấp chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
3. Thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực báo chí của chủ tịch Ủy ban nhân dân:
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 của Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản (sau được sửa đổi tại Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản), có quy định về thẩm quyền xử phạt của chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp. Theo đó thì chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, cụ thể như sau:
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 10.000.000 đồng đối với các chủ thể có hành vi vi phạm quy định trong lĩnh vực báo chí, tịch thu tang vật và tịch thu phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 10.000.000 đồng, và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi vi phạm quy định của pháp luật trong lĩnh vực báo chí, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 100.000.000 đồng, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết;
– Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh sẽ có thẩm quyền xử phạt như sau: Phạt cảnh cáo, phạt tiền lên đến 200.000.000 đồng, tước quyền sử dụng giấy phép hoặc tước chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc ra quyết định đình chỉ hoạt động có thời hạn, tịch thu tang vật hoặc tịch thu phương tiện hành chính, và áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp xét thấy cần thiết.
Như vậy có thể nói, chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp sẽ có thẩm quyền xử phạt trong lĩnh vực báo chí theo như phân tích nêu trên.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Luật Báo chí năm 2018;
– Nghị định số 119/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản;
– Nghị định số 14/2022/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử và Nghị định số 119/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động báo chí, hoạt động xuất bản.