Thẩm quyền xử phạt hành chính của Cơ quan Quản lý thị trường. Kinh doanh dịch vụ internet quá giờ.
Thẩm quyền xử phạt hành chính của Cơ quan Quản lý thị trường. Kinh doanh dịch vụ internet quá giờ.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào luật sư, tôi làm kinh doanh dịch vụ internet công cộng. Nếu quán hoạt động quá giờ quy định hay vi phạm về các quy định pháp luật khác, ngoài Đội kiểm tra liên ngành thì riêng Đội quản lí thị trường có thẩm quyền xử phạt hành chính không? Ngoài ra cơ quan nào có thẩm quyền xử phạt khi quán hoạt động vi phạm quy định? Mong luật sư giải đáp, xin cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý
2. Giải quyết vấn đề
Theo quy định tại Điều 36
Theo quy định từ Điều 80, Điều 82 Nghị định 158/2013/NĐ-CP; Điều 81, Điều 83 Nghị định 28/2017/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 158/2013/NĐ-CP, có quy định thẩm quyền xử phạt hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp, của cơ quan Thanh tra, Công an nhân dân và một số chủ thể khác như Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quan, Quản lý thị trường và Thanh tra.
Theo quy định tại Điều 83d Nghị định 28/2017/NĐ-CP quy định thẩm quyền xử phạt hành chính của Quản lý thị trường như sau:
– Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 500.000 đồng.
– Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 83d Nghị định 28/2017/NĐ-CP;
>>> Luật sư tư vấn thẩm quyền xử phạt hành chính của Cơ quan Quản lý thị trường: 1900.6568
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP.
– Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở Công Thương, Trưởng phòng chống buôn lậu, Trưởng phòng chống hàng giả, Trưởng phòng kiểm soát chất lượng hàng hóa thuộc Cục Quản lý thị trường có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản 3 Điều 83d Nghị định 28/2017/NĐ-CP;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP.
– Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
+ Phạt cảnh cáo;
+ Phạt tiền đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao và du lịch; phạt tiền đến 100.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực quảng cáo;
+ Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
+ Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
+ Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, h và i khoản 1 Điều 28 Luật xử lý vi phạm hành chính và các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9 và 10 Điều 2 Nghị định 28/2017/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định trên cơ quan Quản lý thị trường có thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực này.