Thẩm quyền và trách nhiệm của công an khu vực với doanh nghiệp. Phạm vi kiểm tra đối với doanh nghiệp của công an khu vực.
Tóm tắt câu hỏi:
xin chào luật sư. tôi muốn hỏi về thẩm quyền và nghĩa vụ của công an khu vực với doanh nghiệp. hiện tại bên tôi kinh doanh loại hình tẩm quất,bấm huyệt theo phong cách nhật bản. các anh công an khu vực rất hay quấy rầy rồi xin tiền, là ngành nghề kinh doanh có điều kiện. bên tôi có cung cấp đầy đủ giấy đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự do công an quận cấp. vậy chúng tôi phải xuất trình các loại giấy tờ gì? không cần xuất trình giấy tờ gì. vì hiện nay,ngoài các giấy tờ trên thì họ còn yêu cầu cung cấp danh sách nhân viên, hợp đồng lao động, sơ yếu lí lịch, giấy khám sk trong vòng 6 tháng của nhán viên. sơ yếu lí lịch có xác nhận của địa phương ngoài ra bên tôi chủ yếu phục vụ cho khách nhật bản nên biển hiệu bằng tiếng nhật. biển có tên massage samurai thì có hợp lệ ko ạ.vì trong tiếng nhật họ ko dùng từ tẩm quất mà massage thôi ạ.họ nói bên tôi kinh doanh ko đúng ngành nghề qui định. xin cám ơn sự tư vấn từ luật sư?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Khoản 3, Điều 8, Thông tư 12/2010/TT-BCA quy định về thẩm quyền của công an xã: “3. Nắm tình hình, số lượng các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự trên địa bàn xã, lập danh sách, thống kê số lượng cơ sở và người làm việc tại các cơ sở kinh doanh đó; tiếp nhận hồ sơ cam kết thực hiện các điều kiện về an ninh, trật tự; thực hiện quy định của pháp luật trong quản lý về an ninh, trật tự đối với các cơ sở cho thuê lưu trú theo thẩm quyền; phối hợp với Công an cấp trên kiểm tra, hướng dẫn các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự, kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự của các cơ sở kinh doanh đó; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo Công an cấp trên về công tác quản lý ngành, nghề kinh doanh có điều kiện trên địa bàn xã.” Ngoài các nhiệm vụ cụ thể quy định tại Pháp lệnh công an xã và hướng dẫn tại Thông tư này, Công an xã có trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ khác về an ninh, trật tự, an toàn xã hội do cấp ủy Đảng, Ủy ban nhân dân cùng cấp và Công an cấp trên giao.
Theo Khoản 3, Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều luật thanh tra quy định về nguyên tắc tổ chức thanh tra doanh nghiệp: “Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra viên, công chức được giao nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.”
Đối với thanh tra viên được bổ nhiệm thì phải đáp ứng các tiêu chuẩn sau: Thanh tra viên phải có các tiêu chuẩn sau đây:Trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm khiết, trung thực, công minh, khách quan Tốt nghiệp đại học, có kiến thức quản lý nhà nước và am hiểu pháp luật; đối với Thanh tra viên chuyên ngành còn phải có kiến thức chuyên môn về chuyên ngành đó; Có văn bằng hoặc chứng chỉ về nghiệp vụ thanh tra; Có ít nhất 02 năm làm công tác thanh tra (không kể thời gian tập sự), trừ trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức, sĩ quan Quân đội nhân dân, sĩ quan Công an nhân dân công tác ở cơ quan, tổ chức, đơn vị khác từ 05 năm trở lên chuyển sang cơ quan thanh tra nhà nước.
Đồng thời tại Điều 5 Nghị định 97/2011/NĐ-CP về thanh tra viên và cộng tác viên thanh tra chỉ rõ thanh tra viên có thể là sỹ quan Công an nhân dân được bổ nhiệm vào ngạch thanh tra để thực hiện nhiệm vụ thanh tra và các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Thủ trưởng cơ quan thanh tra nhà nước.
>>>
Như vậy việc tiến hành kiểm tra đối với một cơ sở kinh doanh, doanh nghiệp trước hết cần phải lưu ý quy định về thanh tra doanh nghiệp được nêu tại Nghị định 86/2011/NĐ-CP và Nghị định 97/2011/NĐ-CP. Những chiến sĩ, sỹ quan công an thanh tra, kiểm tra phải là thanh tra viên hay nằm trong một đoàn thanh tra và có lệnh điều động thanh tra.
Như vậy trong trường hợp này thì công an khu vực chỉ có quyền nắm tình hình, kiểm soát số lượng các cơ sở kinh doanh trên địa bàn mình quản lý đê kịp thời có biện pháp xử lý theo thẩm quyền các hành vi vi phạm pháp luật về an ninh trật tự của các cơ sở kinh doanh đó. Hoạt động kiểm tra, thanh tra doanh nghiệp phải được tiến hành bởi thanh tra viên, đoàn thanh tra khi có lệnh điều động thanh tra theo quy định của pháp luật.