Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng sinh? Thủ tục cấp Giấy chứng sinh? Thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh? Thủ tục đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh?
Giấy chứng sinh là một giấy tờ quan trọng, là căn cứ để chứng minh một cá thể tồn tại và là giấy tờ bắt buộc để thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho trẻ. Ngoài ra, giấy chứng sinh còn phục vụ các thủ tục khác như thủ tục hưởng chế độ bảo hiểm xã hội; khi chưa kịp thực hiện thủ tục làm giấy khai sinh. Giấy chứng sinh do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền theo quy định của pháp luật cấp để chứng thực, xác nhận sự ra đời của một con người. Trong trường hợp do yếu tố khách quan mà bố mẹ làm mất giấy chứng sinh của con thì có được xin cấp lại hay không? Thủ tục cấp lại như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp vướng mắc trên cho quý bạn đọc một cách chi tiết và dễ thực hiện nhất.
Căn cứ pháp lý: Thông tư 17/2012/TT-BYT quy định về thẩm quyền và thủ tục cấp lại giấy chứng sinh.
Luật sư
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng sinh:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Thông tư 17/2012/TT-BYT, những cơ quan, tổ chức sau có thẩm quyền cấp, cấp lại giấy chứng sinh:
– Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;
– Nhà hộ sinh;
– Trạm y tế cấp xã;
– Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.
Giấy chứng sinh là giấy tờ đầu tiên xác thực rằng có sự kiện sinh ra và chứa đầy đủ các thông tin sau đây:
– Thông tin về người mẹ: Họ và tên, độ tuổi, nơi đăng ký thường trú, số CMND, dân tộc,…
– Thông tin cụ thể về thời gian và địa điểm sinh.
– Bên cạnh đó, trong giấy này còn nêu rõ các đặc điểm của con như giới tính, cân nặng; tình trạng sức khỏe hiện tại, tên dự định đặt và người trực tiếp đỡ đẻ.
2. Thủ tục cấp Giấy chứng sinh:
Cha, mẹ của trẻ cần lưu ý về thủ tục cấp giấy chứng sinh theo quy trình sau:
– Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
– Trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà hoặc tại nơi khác mà không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người thân thích của trẻ có trách nhiệm điền vào Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy và nộp cho trạm y tế xã, phường để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh, trạm y tế xã phải xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc.
3. Thủ tục cấp lại Giấy chứng sinh:
Vì một số lý do khách quan dẫn đến giấy chứng sinh bị mất hoặc trong quá trình cấp có sai sót khi ghi chép giấy chứng sinh thì bố mẹ, người thân thích cần thực hiện thủ tục cấp lại giấy chứng sinh như sau:
– Trường hợp đã cấp Giấy chứng sinh mà phát hiện có nhầm lẫn khi ghi chép Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định, kèm theo giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được các giấy tờ hợp lệ, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm thu hồi Giấy chứng sinh có nhầm lẫn để hủy, đơn và giấy tờ chứng minh được lưu cùng với bản lưu cũ tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh. Giấy chứng sinh được cấp lại phải ghi rõ số, quyển số của Giấy chứng sinh cũ và đóng dấu “Cấp lại”. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không quá 03 ngày làm việc.
Giấy tờ chứng minh nội dung nhầm lẫn: đối với trường hợp nhầm lẫn về họ tên mẹ hoặc người nuôi dưỡng, năm sinh, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, số chứng minh nhân dân, dân tộc thì gửi kèm bản phô tô Giấy chứng minh nhân dân (mang theo bản chính để đối chiếu); đối với trường hợp nhầm lẫn về nơi đăng ký tạm trú thì kèm theo xác nhận của Công an khu vực về nơi đăng ký tạm trú.
– Trường hợp mất, rách, nát Giấy chứng sinh: bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ phải làm Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh theo mẫu quy định có xác nhận của Tổ trưởng Tổ dân phố hoặc trưởng thôn về việc sinh và đang sinh sống tại địa bàn khu dân cư gửi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp Giấy chứng sinh cho trẻ lần đầu. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có trách nhiệm cấp lại Giấy chứng sinh mới như trường hợp cấp Giấy chứng sinh có nhầm lẫn. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 03 ngày làm việc.
Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng sinh; theo mẫu quy định tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư Thông tư 17/2012/TT-BYT.
4. Thủ tục đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh:
Giấy chứng sinh là giấy tờ vô cùng quan trong khi thực hiện thủ tục đăng ký khai sinh cho con. Vậy trong trường hợp mất giấy chứng sinh và vì lý do nào đó, cha mẹ, người thân thích không thể thực hiện thủ tục cấp lại thì có thể khai sinh cho trẻ hay không. Câu trả lời là có, bạn tham khảo quy định đăng ký khai sinh khi không có giấy chứng sinh như sau:
Căn cứ khoản 1 Điều 16
– Tờ khai theo mẫu theo quy định;
– Giấy chứng sinh bản chính: Các thông tin trên giấy chứng sinh sẽ phục vụ cho việc khai sinh cho trẻ: họ tên, năm sinh, số CMND, nơi thường trú hoặc tạm trú của người mẹ; các thông tin của con bao gồm ngày giờ sinh, địa điểm sinh, giới tính, cân nặng. Bên dưới giấy chứng sinh có chữ ký của người đỡ đẻ và đóng dấu của thủ trưởng cơ sở y tế. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì người đi khai sinh phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Trong trường hợp không có người làm chứng thì cha mẹ phải có giấy cam đoan về việc sinh.
– Giấy tờ tùy thân của người đi đăng ký làm giấy khai sinh: Hộ chiếu, CMND, thẻ căn cước; hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và còn thời hạn sử dụng. Các giấy tờ này nhằm mục đích chứng minh nhân thân. Khi đi đăng ký khai sinh cho trẻ, người đi đăng ký khai sinh phải xuất trình bản chính giấy tờ nhân thân trên.
– Văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật trong trường hợp ủy quyền: Thông thường, nếu không cha mẹ của trẻ đi khai sinh thì thường sẽ ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền. pháp luật quy định văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối quan hệ với người ủy quyền. Nếu không thuộc các trường hợp trên thì
Như vậy trường hợp không có giấy chứng sinh thì cha mẹ vẫn có thể tiến hành thủ tục đăng ký khai sinh cho con như bình thường. Tuy nhiên khi đi đăng ký khai sinh, người đi khai sinh phải có văn bản xác nhận của người làm chứng về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh. Cơ quan có thẩm quyền căn cứ những tài liệu trên để đăng ký khai sinh cho trẻ và tránh trường hợp xảy ra tranh chấp sau này.
Bạn có thể tham khảo mẫu giấy cam đoan về việc sinh dưới đây:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
BẢN CAM ĐOAN
Kính gửi: …………………………………………
Họ, chữ đệm, tên: …….
Ngày, tháng, năm sinh: ……………………………………………………………..
Nơi cư trú: ……………………………………………………………………………
Giấy tờ tùy thân: …………………………………………………………………..
Tôi xin cam đoan nội dung sau đây: …………………………………………..
Để thực hiện thủ tục: ………………………………………………………………..
Tại: ……………………………………………………………………………………
Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung đã cam đoan nêu trên.
Làm tại …………………………….. , ngày …… tháng …… năm ……….
Người cam đoan
(ký và ghi rõ họ, chữ đệm, tên)
Ngoài ra, cần lưu ý tại Điều 5, Thông tư 04/2020 của Bộ Tư pháp quy định về trách nhiệm, hệ quả của việc cam đoan không đúng sự thật như sau:
Trong trường hợp cho phép người yêu cầu đăng ký hộ tịch lập văn bản cam đoan về nội dung yêu cầu đăng ký hộ tịch thì cơ quan đăng ký hộ tịch phải giải thích rõ cho người lập văn bản cam đoan về những nội dung liên quan trách nhiệm, hệ quả pháp lý của việc cam đoan không đúng sự thật.
Bên cạnh đó, cơ quan đăng ký hộ tịch nếu có cơ sở xác định nội dung cam đoan không đúng sự thật thì được quyền từ chối giải quyết hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền hủy bỏ kết quả đăng ký hộ tịch,.