Về thẩm quyền giám đốc thẩm? Quy định về phạm vi giám đốc thẩm?
Hiện nay, hệ thống
1. Về thẩm quyền giám đốc thẩm
Thẩm quyền giám đốc thẩm ở đây chính là việc xác định cơ quan Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết giám đốc thẩm dân sự. Theo
Theo đó thì “Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ”. Hiện nay, Tòa án nhân dân cấp cao được đặt tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chính Minh và Đà Nẵng, nên các Tòa án nhân dân cấp cao thành phố Hà Nội có thẩm quyền giám đốc thẩm giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền tại các tỉnh miền Bắc; Tòa án nhân dân cấp cao Đà Nẵng có thẩm quyền giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền tại các tỉnh miền Trung và Tòa án nhân dân cấp cao Thành phố Hồ Chí Minh có thẩm quyền giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện trong phạm vi thẩm quyền tại các tỉnh miền Nam.
Và Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp cao. Như vậy, đối tượng mà Tòa án nhân dân giám đốc thẩm chính là những bản án, quyết định mà Tòa án nhân dân cấp cao đã ban hành. Tòa án nhân dân cấp cao mới được ra đời, và đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết giám đốc thẩm, giảm áp lực cho Tòa án nhân dân tối cao.
Điều 337 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định cụ thể về chủ thể trực tiếp tiến hành giám đốc thẩm tại các cấp Tòa án, đây chính là điểm mới so với Bộ luật Tố tụng dân sự cũ. Cụ thể thì đối với việc giám đốc thẩm tại Tòa án nhân dân cấp cao, thì các chủ thể đứng ra giải quyết giám đốc thẩm đó chính là Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao. Đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, thì Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán thuộc Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao sẽ tiến hành xét xử giám đốc thẩm. Còn đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm có tính chất phức tạp hoặc Hội đồng xét xử gồm ba Thẩm phán thuộc Ủy ban thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao đã xét xử giám đốc thẩm nhưng không đạt được kết quả thống nhất về việc giải quyết vụ án thì Toàn thể Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp cao xét xử giám đốc thẩm.
Còn tại Tòa án nhân dân tối cao, thì Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán thuộc Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao tiến hành xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm. Và tương tự như tại Tòa án nhân dân cấp cao, thì Toàn thể Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao xét xử giám đốc thẩm tiến hành xét xử giám đốc thẩm đối với bản án, quyết định có tính chất phức tạp của Tòa án nhân dân cấp cao bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm hoặc trong trường hợp Hội đồng xét xử gồm năm Thẩm phán đã tiến hành giải quyết trước đó nhưng không đạt được sự thống nhất khi biểu quyết thông qua quyết định về việc giải quyết vụ án.
Tại Khoản 3 Điều 337 đã quy định về “tính chất phức tạp” đó chính là
– Khi quy định của pháp luật về những vấn đề cần giải quyết trong vụ án chưa rõ ràng, chưa được hướng dẫn áp dụng thống nhất. Pháp luật hiện nay vẫn đang trong quá trình xây dựng, hoàn thiện nên không thể tránh khỏi việc quy định không rõ ràng cũng như chồng chéo pháp luật, dẫn tới việc áp dụng pháp luật để giải quyết vụ án có nhiều khó khăn. Hay trong những trường hợp mà pháp luật chưa có quy định về việc giải quyết vụ án cũng có những tính chất phức tạp.
– Việc đánh giá chứng cứ, áp dụng pháp luật có nhiều ý kiến khác nhau. Khi tham gia giải quyết giám đốc thẩm, các Thẩm phán mang tính cá nhân, độc lập đưa ra quan điểm giải quyết. Đối với những vụ án thông thường, thì các thẩm phán có thể đưa ra những quan điểm giống nhau, tuy nhiên, khi vụ án có nhiều tình tiết, chứng cứ mà có thể áp dụng nhiều các quy định khác nhau thì các thẩm phán có thể đưa ra những quan điểm trái ngược nhau, thì cần tiến hành nghiên cứu một cách tổng thể,, kỹ lưỡng.
– Việc giải quyết vụ án liên quan đến lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền con người, quyền công dân được dư luận xã hội đặc biệt quan tâm.
Việc xem xét, quyết định việc tổ chức xét xử giám đốc thẩm tại các Tòa án sẽ do Chánh án tòa án đó, cụ thể là Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao và Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao quyết định.
Và tại Khoản 5 của Điều 337 đã quy định về việc xác định thẩm quyền khi xảy ra tranh chấp về thẩm quyền giám đốc thẩm: “5. Trường hợp những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật về cùng một vụ án dân sự cùng thuộc thẩm quyền giám đốc thẩm của Tòa án nhân dân cấp cao và Tòa án nhân dân tối cao thì Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án.” Như vậy, khi cả hai cấp Tòa án đều có thẩm quyền giải quyết giám đốc thẩm vụ án dân sự thì Tòa án nhân dân tối cao sẽ có thẩm quyền giám đốc thẩm toàn bộ vụ án đó.
2. Quy định về phạm vi giám đốc thẩm
Việc xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm nhằm khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật. Về nguyên tắc, để khắc phục, sửa chữa những sai lầm trong các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Hội đồng giám đốc thẩm phải được xét lại toàn bộ nội dung bản án, quyết định bị kháng nghị. Tuy vậy, để tránh làm mất tính ổn định của bản án, quyết định, kéo dài việc giải quyết vụ án Điều 342 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định: Hội đồng giám đốc thẩm chỉ xem xét lại phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị hoặc có liên quan đến việc xem xét nội dung kháng nghị. Ngoài ra, Hội đồng giám đốc thẩm có quyền xem xét phần quyết định của bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật không bị kháng nghị hoặc không có liên quan đến việc xem xét kháng nghị nếu phần quyết định đó xâm phạm đến lợi ích Nhà nước, lợi ích của người thứ ba không phải là đương sự trong vụ án.
Theo quy định trên, thì bên thứ ba không phải là đương sự nếu thấy quyền lợi của mình bị xâm phạm thì hoàn toàn có quyền kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm và đề nghị người có thẩm quyền kháng nghị xem xét lại theo thủ tục giám đốc thẩm. Vì vậy, nếu họ không có ý kiến gì thì Hội đồng giám đốc thẩm cũng không nên xem xét nội dung quyết định liên quan đến quyền và nghĩa vụ của họ vì họ không yêu cầu Tòa án làm việc này. Tuy nhiên, đối với quy định này tại Điều 342 BLTTDS nếu chỉ xem xét những phần được quyết định kháng nghị đề cập mà không chỉ ra những sai sót khác của bản án, quyết định bị kháng nghị thì Tòa án có thẩm quyền xét xử lại sẽ lầm tưởng là việc giải quyết những phần khác không bị kháng nghị là đã đúng, nên chỉ khắc phục những sai sót được đề cập trong quyết định giám đốc thẩm. Do đó, bản án, quyết định lần sau lại có nguy cơ bị kháng nghị dẫn đến tình trạng giải quyết vụ án bị kéo dài, gây lãng phí tiền của đương sự và Nhà nước.