Ly hôn có yếu tố nước ngoài là một loại vụ việc phức tạp, bởi nó có thể liên quan đến nhiều quốc gia. Do đó, vấn đề quan trọng là vấn đề thẩm quyền, cần phải xác định được một vụ việc khi nào Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, tòa án cấp nào giải quyết.
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Ở Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trên thế giới, Toà án là cơ quan duy nhất có thẩm quyền giải quyết, xét xử các vụ án ly hôn. Khi giải quyết các vụ án ly hôn Tòa án phải thực hiện đúng nhiệm vụ, quyền hạn và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình. Tòa án tiến hành các hoạt động tố tụng theo trình tự, thủ tục và những nguyên tắc cơ bản được quy định trong Luật tố tụng dân sự cũng như nhiệm vụ quyền hạn của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng, quyền, nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. Cụ thể, tại Điều 3 Luật HN&GĐ 2014 ghi rõ “Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án”. Như vậy Tòa án chính là cơ quan có thẩm quyền giải quyết ly hôn.
Ly hôn có yếu tố nước ngoài là một loại vụ việc phức tạp, bởi nó liên quan không chỉ một quốc gia mà còn có thể liên quan đến nhiều quốc gia. Do đó, vấn đề quan trọng là vấn đề thẩm quyền, cần phải xác định được một vụ việc khi nào Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết, tòa án cấp nào giải quyết.
1.1. Về thẩm quyền theo Quốc gia:
Việc xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể căn cứ vào các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên hoặc căn cứ vào pháp luật trong nước. Đối với các nước đã ký kết Hiệp định tương trợ tư pháp (HĐTTTP) với Việt Nam thì việc xác định thẩm quyền của tòa án giải quyết vụ việc ly hôn yếu tố nước ngoài tuân theo các quy định trong HĐTTTP đó. Đối với các nước chưa có HĐTTTP với Việt Nam thì phải căn cứ vào quy định của pháp luật Việt Nam được quy định tại Chương XXXVIII BLTTDS năm 2015, Luật HN&GĐ năm 2014 và các văn bản pháp luật khác liên quan đến xác định thẩm quyền của Tòa án trong việc giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài.
Tòa án Việt Nam có thẩm quyền giải quyết vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài mà nguyên đơn hoặc bị đơn là công dân Việt Nam hoặc các đương sự là người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài tại Việt Nam theo quy định tại Điều 469 Bộ luật tố dụng dân sự 2015.
Theo Điều 470 BLTTDS năm 2015 thì vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam, thì thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam. Bên cạnh đó, tại Điều 471 BLTTDS năm 2015 quy định: Vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài đã được một Tòa án Việt Nam thụ lý giải quyết theo quy định về thẩm quyền của Bộ luật này thì phải được Tòa án đó tiếp tục giải quyết mặc dù trong quá trình giải quyết có sự thay đổi quốc tịch, nơi cư trú, địa chỉ của các đương sự hoặc có tình tiết mới làm cho vụ việc dân sự đó thuộc thẩm quyền của Tòa án khác của Việt Nam hoặc của Tòa án nước ngoài.
– Về thẩm quyền theo cấp Tòa án:
Theo khoản 3 Điều 35 và Điều 37 BLTTDS năm 2015, thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài thuộc
Đối với trường hợp ly hôn giữa Công dân Việt Nam và Công dân nước ngoài sống ở khu vực biên giới: Trước đây khi chưa có BLTTDS thì TANDTC đã ban hành Thông tư số 11/TATC ngày 12/7/1974 và Thông tư số 09/TATC năm 1974 có hướng dẫn việc giải quyết các vụ ly hôn vùng biên giới Việt – Trung, khi công dân Việt Nam và người nước ngoài cùng cư trú ở Việt Nam thì Tòa án nước ta có thẩm quyền giải quyết. Còn theo BLTTDS 2015 thì không phân biệt hai đương sự có cùng cư trú ở Việt Nam hay không mà chỉ cần công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới, Công dân của nước láng giềng ở khu vực biên giới với Việt Nam khi có đơn thì Tòa án nhân dân cấp huyện nơi Công dân Việt Nam sinh sống có thẩm quyền giải quyết (khoản 4 Điều 35 BLTTDS 2015).
– Xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
Theo quy định tại Điều 39 BLTTDS 2015 thì tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc sẽ có thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài. Tại Điều 40 BLTTDS 2015 quy định trong trường hợp nếu không biết nơi cư trú, làm việc của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản để giải quyết; trường hợp bị đơn không còn cư trú, làm việc tại Việt Nam thì có quyền yêu cầu Tòa án nơi nguyên đơn cư trú, làm việc để giải quyết.
2. Trình tự, thủ tục giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài:
Nhìn chung, pháp luật Việt Nam quy định trình tự giải quyết và căn cứ của một vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài tương tự như một vụ ly hôn trong nước, tuy nhiên nó cũng có một số điểm khác biệt để phù hợp với đặc thù của yếu tố nước ngoài.
Vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng phát sinh tại Tòa án từ khi vợ chồng hoặc cả hai vợ chồng có đơn yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Tòa án tiến hành giải quyết qua nhiều thủ tục tố tụng khác nhau như: Nhận đơn khởi kiện, thụ lý vụ án, điều tra, xác minh, thu thập chứng cứ, hòa giải, chuẩn bị xét xử, đưa vụ án ra xét xử, ra bản án, quyết định. Sau khi xem xét đơn khởi kiện của người khởi kiện, Tòa án kiểm tra đơn cùng các tài liệu kèm theo để nghiên cứu, nếu thấy đủ điều kiện thụ lý thì Tòa án
Như vậy trình tự thủ tục giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài là việc Tòa án có thẩm quyền tiến hành các hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật giải quyết vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài theo các giai đoạn tố tụng từ khởi kiện, thụ lý vụ án, chuẩn bị xét xử, hoà giải và mở phiên toà xét xử vụ án để ra phán quyết về vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật.
2.1. Thủ tục giải quyết sơ thẩm vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành:
Thụ lý vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài: Để xem xét một đơn khởi kiện trong vụ án ly hôn có yếu tố nước ngoài đủ điều kiện thụ lý hay không, Thẩm phán cần có một số kỹ năng xem xét các điều kiện để thụ lý vụ án, cụ thể:
Điều kiện về chủ thể: Chủ thể phải có quyền khởi kiện, quyền yêu cầu: Người khởi kiện có quyền và lợi ích hợp pháp về dân sự không… Người khởi kiện phải có năng lực hành vi tố tụng dân sự đầy đủ, nếu là người Việt Nam thì phải đảm bảo các điều kiện tại Điều 69 BLTTDS 2015, nếu người khởi kiện là người nước ngoài thì phải đảm bảo việc xác định năng lực hành vi tố tụng dân sự theo quy định tại Điều 466 BLTTDS 2015. Theo quy định của Luật HN&GĐ 2014 thì ngoài vợ, chồng có quyền yêu cầu ly hôn còn có cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ. Đây cũng là điểm mới của
Vụ án chưa được giải quyết bằng bản án, quyết định của Tòa án nước ngoài và nếu đã được giải quyết tại tòa án nước ngoài nhưng không được công nhận tại Việt Nam: Đây cũng là một điều kiện cần xem xét kỹ lưỡng, tránh ảnh hưởng đến quyền lợi và nghĩa vụ của đương sự, đồng thời xem xét có phải đương sự trốn tránh nghĩa vụ hay không. Bên cạnh đó, cũng cần để ý các trường hợp người khởi kiện có quyền khởi kiện lại, theo quy định tại khoản 3 Điều 192 BLTTDS 2015: Người khởi kiện đã có đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự; Yêu cầu ly hôn mà trước đó Tòa án chưa chấp nhận mà theo quy định của pháp luật được quyền khởi kiện lại như trường hợp tòa án đã bác đơn xin ly hôn của người chồng xin ly hôn vợ đang có thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, thì tòa án chỉ thụ lý lại vụ án ly hôn khi đã đáp ứng được đủ yêu cầu khởi kiện quy định tại khoản 3 Điều 51 Luật HNGĐ 2014, vụ án mà trước đó người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt thì có quyền khởi kiện lại.
Điều kiện về thẩm quyền của tòa án: Phải xem xét về các khía cạnh: Thẩm quyền theo loại việc (Điều 28, Điều 29 BLTTDS 2015); Thẩm quyền của tòa án các cấp (Điều 35,36 BLTTDS 2015); Thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ và theo sự lựa chọn của nguyên đơn (Điều 39, 40 BLTTDS 2015). Bên cạnh đó cần chú ý xem vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án Việt Nam và không thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài có liên quan theo Điều 469 và Điều 470 BLTTDS 2015.
Bị đơn không thuộc trường hợp được hưởng quyền miễn trừ tư pháp: Bị đơn không phải là viên chức ngoại giao hay viên chức lãnh sự, bởi những đối tượng này được hưởng một số quyền miễn trừ, trong đó có miễn trừ tư pháp.
Điều kiện về nộp tiền tạm ứng án phí: Người khởi kiện đã nộp tiền tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa án.
Sau khi có đầy đủ các điều kiện trên thì Tòa án tiến hành cho thụ lý vụ án, ghi vào sổ thụ lý, ra
2.2. Thủ tục giải quyết các việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa | thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Tòa án Việt Nam:
Do tính chất của loại việc này là không có tranh chấp, do đó thủ tục thường đơn giản và gọn nhẹ hơn giải quyết vụ án rất nhiều bởi các bên đường sự đã thỏa thuận với nhau và chỉ chờ tòa án công nhận thông qua mở phiên họp. Việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản chung có yếu tố nước ngoài cũng được thực hiện tương tự như việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn thông thường. Trong trường hợp tài sản chung ở ngoài lãnh thổ Việt Nam nếu áp dụng pháp luật Việt Nam để giải quyết thì có thể quyết định đó không được công nhận trên lãnh thổ nước ngoài, vì việc giải quyết tài sản đó thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án nước ngoài. Do đó, Tòa án Việt Nam chỉ công nhận, giải quyết phần tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam mà các bên thỏa thuận được và yêu cầu công nhận. Giải quyết việc yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn vẫn phải tuân theo những quy định của BLTTDS.
Thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu là 01 tháng kể từ khi thụ lý đơn yêu cầu đối với trường hợp thông thường, tuy nhiên đối với việc ly hôn có yếu tố nước ngoài thì phiên họp phải được mở sớm nhất là 06 tháng và chậm nhất là 08 tháng, kể từ ngày ra văn bản thông báo thụ lý việc dân sự. Ngày mở lại phiên họp giải quyết việc dân sự (nếu có) được ấn định cách ngày mở phiên họp lần đầu chậm nhất là 01 tháng.
Việc tống đạt thông báo thụ lý cho đương sự ở nước ngoài cũng được thực hiện qua UTTP tương tự như trong giải quyết vụ án.
Trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu, Tòa án tiến hành một số công việc như: Trường hợp xét thấy tài liệu, chứng cứ chưa đủ căn cứ để Tòa án giải quyết thì Tòa án yêu cầu đương sự bổ sung tài liệu, chứng cứ…; Trường hợp đương sự có yêu cầu hoặc khi xét thấy cần thiết thì Thẩm phán ra quyết định yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, chứng cứ, triệu tập người làm chứng, trưng cầu giám định, định giá tài sản. Thẩm phán có thể tham khảo ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em về hoàn cảnh gia đình, nguyên nhân phát sinh mâu thuẫn và nguyện vọng của vợ, chồng, con có liên quan đến việc giải quyết.
Đồng thời trong thời hạn chuẩn bị xét đơn yêu cầu nếu người yêu cầu rút đơn yêu cầu (trường hợp này đơn rút đơn yêu cầu phải có chữ ký của cả hai vợ chồng thì Tòa án ra Quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự.
Hòa giải, công nhận thuận tình: Thành phần tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu được thực hiện theo Điều 367 BLTTDS. Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì Thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự theo quy định tại Điều 212 BLTTDS.
Chuyển sang giải quyết vụ án ly hôn: Đây là một quy định mới trong BLTTDS 2015 khi trong trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành và các đương sự không thỏa thuận được về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con thì Tòa án đình chỉ giải quyết việc dân sự về công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn và thụ lý vụ án để giải quyết. Tòa án không phải thông báo về việc thụ lý vụ án, không phải phân công lại Thẩm phán giải quyết vụ án. Việc giải quyết vụ án được thực hiện theo thủ tục chung do BLTTDS quy định (khoản 5 Điều 397 BLTTDS).