Quy định về từ chối nhận di sản? Quy định về công chứng văn bản từ chối nhận di sản?
Khi một người chết thì phát sinh việc thừa kế di sản của người ấy. Trong những năm gần đây thì các tranh chấp xảy ra đối với việc phân chia di sản xuất hiện rất nhiều. Tuy nhiên, cũng có những trường hợp người thừa kế từ chối nhận di sản thừa kế. Việc các chủ thể từ chối nhận di sản sẽ cần được lập thành văn bản và được công chứng tại các cơ quan có thẩm quyền. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thẩm quyền, thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Quy định về từ chối nhận di sản:
Theo Căn cứ Điều 620
“Điều 620. Từ chối nhận di sản
1. Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác.
2. Việc từ chối nhận di sản phải được lập thành văn bản và gửi đến người quản lý di sản, những người thừa kế khác, người được giao nhiệm vụ phân chia di sản để biết.
3. Việc từ chối nhận di sản phải được thể hiện trước thời điểm phân chia di sản.”
Di sản thừa kế là tài sản mà người chết để lại bao gồm tài sản riêng, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác. Pháp luật quy định mọi cá nhân đều bình đẳng trước pháp luật về quyền được hưởng di sản thừa kế và các chủ thể là người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, pháp luật quy định, nếu từ chối nhận di sản với mục đích trốn tránh nghĩa vụ tài sản bao gồm: nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ cấp dưỡng hay các nghĩa vụ khác thì sẽ không được pháp luật công nhận và các chủ thể này bắt buộc phải thực hiện quyền thừa kế tài sản theo di chúc.
2. Quy định về công chứng văn bản từ chối nhận di sản:
2.1. Quy định về công chứng văn bản từ chối nhận di sản:
Theo Điều 59
“Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.”
Như vậy, các chủ thể cần lập thành văn bản về việc từ chối nhận di sản trên và
2.2. Thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản:
Người yêu cầu sẽ phải nộp một bộ hồ sơ bao gồm các loại giấy tờ, tài liệu sau:
– Thứ nhất: Dự thảo văn bản từ chối nhận di sản.
– Thứ hai: Bản sao Giấy chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn giá trị sử dụng của người yêu cầu chứng thực (xuất trình kèm theo bản chính để đối chiếu).
– Thứ ba: Bản sao giấy chứng nhận quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc bản sao giấy tờ thay thế được pháp luật quy định đối với tài sản mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng trong trường hợp hợp đồng, giao dịch liên quan đến tài sản đó (xuất trình kèm bản chính để đối chiếu).
Thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản được thực hiện theo các bước như sau:
– Bước 1: Các chủ thể là người yêu cầu nộp hồ sơ gồm đầy đủ các loại giấy tờ như đã nêu ở trên.
– Bước 2: Nộp hồ sơ tại cơ quan có thẩm quyền. Nộp hồ sơ trực tiếp tại Uỷ ban nhân dân cấp xã bất kỳ.
– Bước 3: Các chủ thể là người thực hiện chứng thực kiểm tra giấy tờ trong hồ sơ yêu cầu chứng thực, nếu đầy đủ, tại thời điểm chứng thực người từ chối nhận di sản tự nguyện, minh mẫn và nhận thức, làm chủ được hành vi của mình thì thực hiện chứng thực. Người từ chối nhận di sản ký trước mặt người thực hiện chứng thực.
Đối với trường hợp người yêu cầu chứng thực không ký được thì phải điểm chỉ; nếu người đó không đọc được, không nghe được, không ký, không điểm chỉ được thì phải có hai người làm chứng.
Các chủ thể là người làm chứng phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ liên quan đến giao dịch. Người làm chứng do người yêu cầu chứng thực bố trí, không bố trí được thì đề nghị cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định người làm chứng.
Các chủ thể là người thực hiện chứng thực ghi lời chứng theo mẫu quy định; ký, ghi rõ họ tên, đóng dấu của cơ quan thực hiện chứng thực và ghi vào sổ chứng thực. Đối với văn bản từ chối có từ hai trang trở lên phải đóng dấu giáp lai, từng trang phải được đánh số thứ tự, có chữ ký của người yêu cầu chứng thực và người thực hiện chứng thực; số lượng trang và lời chứng được ghi tại trang cuối của văn bản từ chối nhận di sản.
Trong tường hợp người yêu cầu chứng thực không thông thạo tiếng Việt thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch phải là người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật, thông thạo tiếng Việt và ngôn ngữ mà người yêu cầu chứng thực sử dụng. Người phiên dịch do người yêu cầu chứng thực mời hoặc do cơ quan thực hiện chứng thực chỉ định. Thù lao phiên dịch do người yêu cầu chứng thực thanh toán. Người phiên dịch có trách nhiệm dịch đầy đủ, chính xác nội dung của văn bản từ chối nhận di sản, nội dung lời chứng cho người yêu cầu chứng thực và ký vào từng trang văn bản từ chối nhận di sản với tư cách là người phiên dịch.
– Bước 4: Nộp phí và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Nộp phí (50.000 đồng/văn bản) và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Trong thời hạn không quá 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ phải trả văn bản từ chối nhận di sản được chứng thực cho người yêu cầu.
2.3. Những cơ quan có thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản:
Cơ quan có thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản theo quy định của pháp luật bao gồm:
– Tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản.
– Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc phân cấp thực hiện (nếu có) có thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản.
– Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Tổ chứng hành nghề công chứng có thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản.
– Cơ quan phối hợp nếu có: Uỷ ban nhân dân cấp xã, Uỷ ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản.
– Sở Tài nguyên – Môi trường có thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản.
– Cơ quan Tòa án, Thi hành án có thẩm quyền công chứng văn bản từ chối nhận di sản.
2.4. Yêu cầu và những điều kiện đối với người làm chứng và người phiên dịch trong văn bản từ chối nhận di sản:
Pháp luật quy định đối với thời hạn từ chối di sản là 06 tháng kể từ ngày mở thừa kế. Trong trường hợp pháp luật quy định việc công chứng phải có người làm chứng hoặc trong trường hợp pháp luật không quy định việc công chứng phải có người làm chứng những người yêu cầu công chứng không đọc được hoặc không nghe được hoặc không ký và không điểm chỉ được thì phải có người làm chứng. Các chủ thể là người làm chứng do người yêu cầu công chứng mời, nếu họ không mời được thì người thực hiện công chứng chỉ định.
Người làm chứng phải có điều kiện sau đây:
– Các chủ thể là người làm chứng phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Các chủ thể là người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Các chủ thể là người làm chứng sẽ không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng. Trong trường hợp người tham gia giao dịch là người nước ngoài thì phải có người phiên dịch. Người phiên dịch do người yêu cầu công chứng đề cử.
Điều kiện của người phiên dịch bao gồm:
– Các chu thể là người phiên dịch phải từ đủ 18 tuổi trở lên.
– Các chu thể là người phiên dịch phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Các chu thể là người phiên dịch không có quyền, lợi ích hoặc nghĩa vụ về tài sản liên quan đến việc công chứng.
– Các chu thể là người phiên dịch phải có khả năng phiên dịch cho người nước ngoài nghe hiểu nội dung hợp đồng/ văn bản công chứng.
Theo đó, khi thực hiện thủ tục công chứng văn bản từ chối nhận di sản thì các chủ thể là người làm chứng và người phiên dịch trong văn bản từ chối nhận di sản phải đáp ứng các điều kiện cụ thể như trên.