Tái thẩm là gì? Thẩm quyền, thời hạn và phạm vi tái thẩm hình sự?
Có thể nói bằng việc xét lại các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực khi xuất hiện tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hay quyết định mà
Căn cứ pháp lý:
Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015.
1. Tái thẩm là gì?
Theo như quy định tại Điều 397, Bộ luật Tố tụng Hình sự thì: “Tái thẩm là xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhưng bị kháng nghị vì có tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án, quyết định đó.”
Qua đây ta có thể hiểu: Thủ tục tái thẩm là hình thức pháp lý mà Tòa án có thẩm quyền áp dụng để xét lại bản án hoặc quyết định hình sự đã có hiệu lực pháp luật bị người có thẩm quyền kháng nghị vì có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được khi ra bản án hoặc quyết định đó, nhằm đảm bảo sự thật của vụ án được xác định khách quan, toàn diện và đầy đủ.
1.1. Đối tượng của tái thẩm
Đối tượng của tái thẩm là các bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng bị kháng nghị vì phát hiện ra những tình tiết mới. Việc xác định đối tượng của thủ tục tái thẩm có vai trò quan trọng. Đây là dấu hiệu để phân biệt sự khác nhau cơ bản về bản chất giữa thủ tục tái thẩm với các thủ tục xét xử sơ thẩm và xét xử phúc thẩm. Đối tượng tái thẩm có những đặc điểm sau:
Thứ nhất, đối tượng của thủ tục tái thẩm cũng giống như đối thủ tục giám đốc thẩm là bản án hoặc quyết định của Tòa án chứ không phải tượng của là vụ án như ở cấp xét xử sơ thẩm và phúc thẩm.
Thứ hai, bản án, quyết định là đối tượng của thủ tục tái thẩm phải là những bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Đó là những bản án sơ thẩm nếu không có kháng cáo, kháng nghị phúc thẩm. Hoặc là những bản án đã qua đủ nai cấp xét xử sơ thẩm, phúc thẩm.
Thứ ba, không phải mọi bản án, quyết định đã có hiệu lực đều là đối tượng tái thẩm. Đối tượng của thủ tục tái thẩm chỉ có thể là bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật nhưng lại bị kháng nghị vì phát hiện ra những tình tiết mới có thể làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định mà Tòa án không biết khi ra bản án hoặc quyết định đó.
1.2. Mục đích của tái thẩm
Thủ tục tái thẩm là thủ tục pháp lý để xét lại tính có căn cứ của các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án. Nếu bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án không có căn cứ thì sẽ bị hủy; khôi phục lại trình tự tố tụng để giải quyết lại vụ án hình sự nhằm khắc phục những sai lầm nghiêm trọng của Tòa án không có căn cứ thì sẽ bị hủy; khôi phục lại trình tự tố án trong việc xác định sự thật của vụ án, đảm bảo tính có căn cứ của các bản án hoặc quyết định của Tòa án.
Tòa án có thẩm quyền tái thẩm không xét xử lại vụ việc mà chỉ là xem xét tình tiết mới được phát hiện làm thay đổi cơ bản nội dung bản án, quyết định đã có hiệu lực bị kháng nghị. Xem xét xem tình tiết mới đó có ý nghĩa như thế nào đối với vụ án, có làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án hay quyết định bị kháng nghị hay không. Qua đó kiểm tra tính có căn cứ của bản án, quyết định bị kháng nghị.
1.3. Cơ sở pháp sinh tái thẩm
Điều 398, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 có quy định về căn cứ để kháng nghị theo thủ tục tái thẩm
“Bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục tái thẩm khi có một trong các căn cứ:
1. Có căn cứ chứng minh lời khai của người làm chứng, kết luận giám định, kết luận định giá tài sản, lời dịch của người phiên dịch, bản dịch thuật có những điểm quan trọng không đúng sự thật;
2. Có tình tiết mà Điều tra viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán, Hội thẩm do không biết được mà kết luận không đúng làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án;
3. Vật chứng, biên bản về hoạt động điều tra, truy tố, xét xử, biên bản hoạt động tố tụng khác hoặc những chứng cứ, tài liệu, đồ vật khác trong vụ án bị giả mạo hoặc không đúng sự thật;
4. Những tình tiết khác làm cho bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật không đúng sự thật khách quan của vụ án.”
Cơ sở làm phát sinh thủ tục tái thẩm là kháng nghị tái thẩm. Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự hiện hành thì cơ sở làm phát sinh thủ tục tái thẩm chỉ có thể là kháng nghị của người tiến hành tố tụng có thẩm quyền (Viện trưởng VKS cấp trên). Do tính chất đặc biệt của đối tượng tái thẩm nên kháng nghị tái thẩm cũng có những điểm khác biệt so với kháng nghị của các chủ thể khác.
Cơ sở phát sinh của thủ tục tái thẩm cũng khác so với cơ sở phát sinh của thủ tục giám đốc thẩm. Mặc dù cơ sở phát sinh đều có kháng nghị của những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền, tuy nhiên căn cứ vào kháng nghị của giám đốc thẩm định và tái thẩm định là khác nhau. Nếu căn cứ đề nghị của giám đốc thẩm định là những phạm vi pháp luật quan trọng trong việc xử lý vụ án, thì căn cứ đề nghị tái thẩm định là những sai sót trong việc xác định sự thật của vụ án. Sự thật của cần được xác định lại khi có những tình tiết mới được phát hiện có thể làm thay đổi nội dung cơ bản của bản án hoặc quyết định mà Tòa án không biết được hết khi ra bản án hoặc quyết định điều đó. Hay nói cách khác, những tình tiết mới được phát hiện này cho phép nghi ngờ tính toán xác thực của bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật.
2. Thẩm quyền và phạm vi tái thẩm hình sự
2.1. Thẩm quyền tái thẩm hình sự
Thẩm quyền tái thẩm về cơ bản là xác định theo nguyên tắc là Tòa án cấp trên trực tiếp có thẩm quyền tái thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án cấp dưới.
Khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật thì Hội đồng tái thẩm không xác định lại sự thật của vụ án, cũng không có quyền ra bản án hoặc tự mình ra quyết định mới để thay thế cho bản án, quyết định bị kháng nghị của Tòa án cấp dưới. Tòa án có thẩm quyền tái thẩm chỉ được phán quyết về bản án, quyết định bị kháng nghị. Nếu thấy các tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của bản án, quyết định thì hủy bản án hoặc quyết định đó. Ngược lại nếu thấy những tình tiết mới được phát hiện không ảnh hưởng đến bản án hoặc quyết định bị kháng nghị thì giữ nguyên bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Nếu có căn cứ đình chỉ vụ án thì hủy bản án hoặc quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ vụ án.
2.2. Phạm vi tái thẩm hình sự
Những người có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm được quy định tại Điều 400, bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 bao gồm những chủ thể sau đây
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án các cấp, trừ quyết định của Hội đồng Thẩm phán
+ Viện trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án quân sự cấp quân khu, Tòa án quân sự khu vực.
+ Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao có quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm đối với bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Theo quy định trên, chủ thể có thẩm quyền kháng nghị theo thủ tục tái thẩm thuộc về Viện kiểm sát. Đây cũng là điểm khác biệt của thủ tục tái thẩm so với thủ tục giám đốc thẩm bao gồm cả chủ thể là Tòa án. Sự khác biệt này là do chức năng kiểm sát xét xử của Viện kiểm sát “Có thể nói rằng, kháng nghị giám đốc thẩm và kháng nghị tái thẩm là quyền và nghĩa vụ của Viện kiểm sát, có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm việc xét xử của Tòa án đúng người, đúng tội, đúng pháp luật.
Tòa án là chủ thể có thẩm quyền kháng nghị giám đốc thẩm là dựa trên chức năng giám đốc xét xử của Tòa án cấp trên đối với hoạt động xét xử của Tòa án cấp dưới. Thông qua hoạt động kiểm tra giám đốc, Tòa án cấp trên có điều kiện phát hiện những vi phạm pháp luật nghiêm trọng trong những bản án hoặc quyết định có hiệu lực pháp luật và kháng nghị giám đốc thẩm để xét lại các bản án hoặc quyết định đó. Tòa án không có quyển kháng nghị tái thẩm bởi quy định cần phải tiến hành xác minh có hay không có tình tiết mới và giá trị pháp lý của các tình tiết này, mà Tòa án lại không có thẩm quyền tiến hành xác minh những tình tiết đó.
Như vậy có thể thấy quy định về tái thẩm là cơ chế đảm bảo nâng cao trách nhiệm của Nhà nước đối với công dân, đảm bảo thực thi pháp luật một cách nghiêm minh, công bằng, bảo vệ triệt để các quyền cơ bản nhất của công dân. Bên cạnh đó chế định tái thẩm còn góp phần đảm bảo hiệu quả hoạt động và tính độc lập của các cơ quan tư pháp, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức và công dân.
2.3. Thời hạn kháng nghị thủ tục tái thẩm
Thời hạn kháng nghị thủ tục tái thẩm được quy định tại Điều 401, Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015. Qua đó ta sẽ thấy như sau:
Kháng nghị theo thủ tục tái thẩm chỉ được tiến hành trong thời hạn nhất định. Trong mọi trường hợp, kháng nghị theo hướng không có lợi cho người bị kết án chỉ được tiến hành trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự và không được quá một năm kể từ ngày viện kiểm sát nhận được tin báo về tình tiết mới phát hiện. Vì vậy, nếu thời hạn một năm để cho viện kiểm sát xác minh tình tiết mới vẫn chưa hết nhưng thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đã hết thì cũng không được kháng nghị theo thủ tục tái thẩm theo hướng không có lợi cho người bị kết án. Trường hợp này, viện trưởng viện kiểm sát phải ra kháng nghị trong thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự chứ không được để hết thời hạn một năm mới ra kháng nghị. Ngược lại, thời hạn kháng nghị tái thẩm là không hạn chế với việc kháng nghị theo hướng có lợi cho người bị kết án. Việc kháng nghị theo hướng này được tiến hành ngày cả khi người bị krrtd án đã chết mà cần minh oan cho họ.
Nếu có vấn đề dân sự trong vụ án hình sự đối với nguyên đơn dân sự, bị đôn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án cần phải kháng nghị thì việc kháng nghị tiến hành theo quy định của tố tụng dân sự.