Quy định về tổ giám sát, đoàn giám sát, ban giám sát đầu tư cộng đồng. Thẩm quyền thành lập, chức năng nhiệm vụ của tổ giám sát, đoàn giám sát, ban giám sát thi công công trình xây dựng.
Công dân có quyền giám sát các dự án đầu tư thông qua Ban giám sát đầu tư của cộng đồng; trình tự, thủ tục, quy trình giám sát đầu tư của cộng đồng được thực hiện theo quy định tại Điều 83 Luật Đầu tư công và
Ban giám sát đầu tư của cộng đồng được quyền: Thực hiện theo quy định tại Khoản 2, Điều 49,
Mục lục bài viết
1. Tổ giám sát đầu tư của cộng đồng:
Căn cứ Điều 51
“Điều 51. Tổ chức giám sát đầu tư của cộng đồng
1. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã:
a) Chủ trì thành lập Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cho từng chương trình, dự án. Thành phần của Ban ít nhất là 05 người, gồm đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã, Thanh tra nhân dân và đại diện người dân trên địa bàn;
b) Lập kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng đối với các chương trình, dự án trên địa bàn và thông báo cho chủ chương trình, chủ đầu tư, ban quản lý chương trình, dự án về kế hoạch và thành phần Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng chậm nhất 45 ngày trước khi thực hiện;
c) Hướng dẫn Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đầu tư theo quy định của pháp luật và Nghị định này; hỗ trợ Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trong việc thông tin liên lạc, lập và gửi các Báo cáo giám sát đầu tư của cộng đồng;
d) Hướng dẫn, động viên cộng đồng tích cực thực hiện quyền giám sát đầu tư theo quy định của Nghị định này;
đ) Xác nhận các văn bản phản ánh, kiến nghị của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng trước khi gửi các cơ quan có thẩm quyền.
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã căn cứ điều kiện của xã, bố trí địa điểm làm việc để Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng tổ chức các cuộc họp và lưu trữ tài liệu phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng; tạo điều kiện sử dụng các phương tiện thông tin, liên lạc của Ủy ban nhân dân xã phục vụ giám sát đầu tư của cộng đồng.”
2. Đoàn giám sát, ban giám sát đầu tư của cộng đồng:
Căn cứ vào yêu cầu thực tế cần giám sát đầu tư trên địa bàn xã và hướng dẫn của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam xã, xây dựng chương trình, kế hoạch giám sát đầu tư của cộng đồng phù hợp với quy định của pháp luật.
Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh và gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về những kiến nghị của mình. Tổng hợp, phản ánh, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền. Báo cáo cơ quan chịu trách nhiệm về công tác giám sát đầu tư ở địa phương (Sở Kế hoạch và Đầu tư) kết quả tổng hợp thực hiện công tác giám sát đầu tư của cộng đồng
Căn cứ khoản 3, Điều 51
3. Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng:
a) Tổ chức thực hiện giám sát đầu tư của cộng đồng theo chương trình, kế hoạch đã đề ra; tiếp nhận các thông tin do công dân phản ánh để gửi tới các cơ quan quản lý có thẩm quyền theo quy định của Nghị định này; tiếp nhận và thông tin cho công dân biết ý kiến trả lời của các cơ quan quản lý có thẩm quyền về những kiến nghị của mình;
b) Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã về kết quả giám sát đầu tư của cộng đồng.”
3. Chi phí giám sát cho ban giám sát đầu tư của cộng đồng:
Chi phí giám sát đầu tư bao gồm: Chi trả thù lao cho cán bộ, nhân viên đảm nhiệm thêm nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư (kể cả thù lao làm việc ngoài giờ hành chính nhà nước); Chi thanh toán dịch vụ công: thanh toán tiền điện, nước, mua nhiên liệu, thanh toán vệ sinh môi trường, thanh toán khác.; Vật tư văn phòng; Thông tin liên lạc; Hội nghị; Công tác phí; Chi phí thuê, mướn; Mua sắm phương tiện phục vụ lĩnh vực quản lý chuyên môn; Chi phí khác.
Hàng năm, bằng các hình thức kiểm tra định kỳ và kiểm tra không định kỳ theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, các cơ quan tài chính (quy định tại điểm 4 Mục I) tổ chức kiểm tra việc quản lý sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của các tổ chức thực hiện giám sát, đánh giá đầu tư và chủ đầu tư thuộc phạm vi quản lý của mình để kịp thời uốn nắn và xử lý các sai phạm trong quá trình quản lý của các tổ chức giám sát, đánh giá đầu tư và chủ đầu tư.
Quyết toán: Kết thúc năm kế hoạch (đối với công tác giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư và các dự án đầu tư trong vòng 1 năm) và khi dự án đầu tư hoàn thành, bàn giao, cơ quan được giao nhiệm vụ giám sát đầu tư và chủ đầu tư phải thực hiện quyết toán chi phí giám sát, đánh giá đầu tư.
Quyết toán chi phí giám sát, đánh giá tổng thể đầu tư: Kết thúc năm kế hoạch, cơ quan giám sát, đánh giá đầu tư căn cứ vào dự toán chi phí giám sát, đánh giá đầu tư được duyệt và thực tế chi phí thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư trong năm, lập quyết toán chi phí giám sát, đánh giá đầu tư và tổng hợp chung vào báo cáo quyết toán chi ngân sách hàng năm của đơn vị mình.
Quyết toán chi phí thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư: Kết thúc năm kế hoạch chủ đầu tư thực hiện báo cáo quyết toán chi phí giám sát, đánh giá dự án đầu tư cùng với việc thực hiện báo cáo quyết toán chi phí quản lý dự án đầu tư. Báo cáo quyết toán chi phí quản lý dự án đầu tư hàng năm phải bao gồm cả chi phí thực hiện giám sát, đánh giá dự án đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư tổng hợp vào quyết toán dự án đầu tư.
Căn cứ vào Điều 54 Nghị định 8 Nghị định 84/2015/NĐ-CP quy định về quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư như sau
“Điều 54. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư
1. Việc quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của chủ chương trình đầu tư công, chủ đầu tư dự án đầu tư công thực hiện theo quy định về quản lý chi phí chương trình, dự án đầu tư.
2. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư dự án sử dụng vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh, vốn vay được bảo đảm bằng tài sản nhà nước, giá trị quyền sử dụng đất, vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước và cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ký kết và thực hiện Hợp đồng PPP thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
3. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của nhà đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốnkhác: Nhà đầu tư tự quản lý và sử dụng nguồn kinh phí giám sát, đánh giá đầu tư theo tính chất quản lý nguồn vốn đầu tư của dự án.
4. Quản lý, sử dụng chi phí giám sát, đánh giá đầu tư của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
a) Hằng năm cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giám sát, đánh giá đầu tư lập kế hoạch và dự toán chi sự nghiệp, chi thường xuyên cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư. Dự toán chi cho nhiệm vụ giám sát, đánh giá đầu tư được lập trên cơ sở kế hoạch giám sát, đánh giá đầu tư, nội dung chi theo quy định tại Điều 53 Nghị định này và định mức theo quy định hiện hành;
b) Việc quản lý chi phí giám sát, đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định về quản lý và sử dụng nguồn chi sự nghiệp, chi thường xuyên của cơ quan có thẩm quyền hoặc theo
c) Trường hợp cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền thuê tư vấn để thực hiện đánh giá chương trình, dự án đầu tư thì việc quản lý chi phí này như quản lý chi phí dịch vụ tư vấn. Việc tạm ứng, thanh toán vốn cho tư vấn đánh giá chương trình, dự án được thực hiện theo quy định hiện hành về quản lý cấp phát, thanh toán vốn đầu tư đối với các tổ chức tư vấn đầu tư và xây dựng.
5. Quản lý, sử dụng chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng.
a) Chi phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn cấp xã được cân đối trong dự toán chi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và do ngân sách cấp xã đảm bảo. Mức kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã bố trí phù hợp với kế hoạch hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng do Hội đồng nhân dân xã quyết định và đảm bảo mức kinh phí tối thiểu 05 triệu đồng/năm.
Việc lập dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện theo quy định về quản lý ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác của cấp xã;
b) Chi phí hỗ trợ công tác tuyên truyền, tổ chức các lớp tập huấn, hướng dẫn, sơ kết, tổng kết về giám sát đầu tư của cộng đồng ở cấp huyện, tỉnh được cân đối trong dự toán chi của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc cấp huyện, cấp tỉnh và do ngân sách cấp huyện, cấp tỉnh đảm bảo.
6. Việc lập dự toán chi phí giám sát và đánh giá đầu tư và quản lý chi phí giám sát và đánh giá đầu tư thực hiện theo quy định hiện hành.”
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
Tóm tắt câu hỏi:
Với công trình mà ủy ban nhân dân xã làm chủ đầu tư, công trình có kết cấu đơn giản với tổng mức đầu tư khoảng 540 triệu đồng, chủ đầu tư không thuê tư vấn giám sát mà giao cho ban giám sát cộng đồng giám sát thi công. Vậy xin hỏi quyết định thành lập ban giám sát do chủ đầu tư thành lập hay Mặt trận tổ quốc thành lập và có được hưởng chi phí giám sát theo tỷ lệ% không?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định trên, ban giám sát của cộng đồng được thành lập theo quyết định của Ủy ban Mặt trận tổ quốc Việt Nam. Ban Giám sát đầu tư cộng đồng sẽ định kỳ lập báo cáo tổng hợp hàng quý trong năm gửi Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và báo cáo tổng hợp theo nội dung mẫu số 17,
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã sẽ định kỳ lập báo cáo tổng hợp 6 tháng một lần trong năm gửi Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp xã, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp huyện, cấp tỉnh, Báo cáo tổng hợp theo nội dung mục IX, mẫu số 01, phụ biểu 06,
Về việc được hưởng chi phí giám sát theo tỷ lệ % hay không? Khoản 5 Điều 54 Nghị định 84/2015/NĐ-CP quy định:
“1. Việc lập dự toán, cấp phát, thanh toán và quyết toán kinh phí cho Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng thực hiện theo quy định về quản lý ngân sách cấp xã và các hoạt động tài chính khác của cấp xã;.”
Do đó, kinh phí giám sát cho ban giám sát đầu tư của cộng đồng phụ thuộc vào ngân sách cụ thể ở từng địa phương do ngân sách cấp xã đảm bảo để cân đối chi của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt nam cấp xã. Mức kinh phí hỗ trợ giám sát đầu tư của cộng đồng trên địa bàn xã bố trí phù hợp với kế hoạch hoạt động giám sát đầu tư của cộng đồng do Hội đồng nhân dân xã quyết định và đảm bảo mức kinh phí tối thiểu 05 triệu đồng/năm.