Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự. Bài tập nhóm Tố tụng Dân sự 9 điểm.
Thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự. Bài tập nhóm Tố tụng Dân sự 9 điểm.
I.Khái quát chung về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự
1.Khái niệm
Ở nước ta hiện nay, các tòa án được tổ chức theo các đơn vị hành chính lãnh thổ tòa án cấp huyện chỉ có thẩm quyền xét xử sơ thẩm các loại việc mà pháp luật quy định, trong khi đó tòa án cấp tỉnh có quyền xét xử sơ thẩm, phúc thẩm giám đốc thẩm và tái thẩm. Trong các loại thẩm quyền trên thì thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án có vai trò rất quan trọng. Bởi vì, sơ thẩm là cấp đầu tiên giải quyết vụ việc dân sự bằng một phiên tòa sơ thẩm hoặc phiên họp. Thuật ngữ vụ việc dân sự được sử dụng ở đây với hàm ý bao gồm vụ án dân sự và vụ việc dân sự. Từ những phân tích trên có thể định nghĩa thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án như sau: “thẩm quyền sơ thẩm dân sự của tòa án là quyền của tòa án trong việc giải quyết các vụ việc dân sự và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc dân sự và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục sơ thẩm, được xác định trên cơ sở nơi cư trú, nơi có trụ sở của một trong các bên đương sự, nơi có bất động sản hoặc nơi phát sinh sự kiện hoặc các dấu hiện khác mà pháp luật có quy định.”
Về quyền lựa chọn của Tòa án của đương sự có thể hiểu đó là: khả năng mà pháp luật trao cho đương sự trong việc lựa chọn một Tòa án giải quyết một vụ việc dân sự nhất định khi mà có nhiều Tòa án cùng có thẩm quyền giải quyết vụ việc đó.
2. Cơ sở pháp lý xác định thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án theo lãnh thổ và quyền lựa chọn Tòa án của đương sự
Việc xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ là sự phân định thẩm quyền sơ thẩm vụ việc dân sự giữa các tòa án với nhau. Hiện nay, các quy định của BLTTDS về xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ cũng dựa trên cơ sở nhất định:
Về nguyên tắc, việc xác định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành trên cơ sở đảm bảo việc giải quyết vụ việc dân sự của tòa án được nhanh chóng đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự; tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng, tránh việc chồng chéo trong việc thực hiện thẩm quyền giữa các tòa án cùng cấp. Bên cạnh đó giải quyết các vụ việc cũng tạo điều kiện thuận lợi cho đương sự trong việc tham gia vào quá trình tố tụng cũng như cung cấp chứng cứ, đi lại có mặt khi được tòa án triệu tập. Như vậy có thể thấy việc xét xử được thuận lợi, tiết kiệm công sức, tiền bạc và thời gian của người tham gia tố tụng, cơ quan tiến hành tố tụng.
Ngoài ra, việc phân định thẩm quyền của tòa án theo lãnh thổ còn phải đảm bảo quyết định tự định đoạt của đương sự. Trong một số trường hợp pháp luật quy định cho nguyên đơn người, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tòa án có yêu cầu giải quyết vụ việc mà không phụ thuộc vào ý chí của bị đơn, người bị yêu cầu giải quyết vụ việc dân sự.
Hiện nay, cơ sở pháp lý quan trọng xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được thể hiện tại Điều 35 và Điều 36 BLTTDS.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568