Các quy định của pháp luật về thẩm quyền sơ thẩm dân sự của Tòa án nhân dân cấp tỉnh như sau.
Điều 34 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi, bổ sung 2011 đã quy định cụ thể những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền sơ thẩm của
1. Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án cấp tỉnh do yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, bao gồm:
– Tranh chấp về vận chuyển hàng hóa, hành khách bằng đường hàng không, đường biển;
– Tranh chấp về mua bán cổ phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác; đầu tư, tài chính, ngân hàng; bảo hiểm; thăm dò, khai thác;
– Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ giữa cá nhân, tổ chức với nhau và đều có mục đích lợi nhuận;
– Tranh chấp giữa công ty với các thành viên của công ty với nhau liên quan đến việc thành lập, hoạt động giải thể, sát nhập, hợp nhất, chia tách, chuyển đổi hình thức tổ chức của công ty;
– Các yêu cầu liên quan đến việc Trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết các vụ tranh chấp theo quy định của pháp luật về Trong tại thương mại;
– Các tranh chấp lao động tập thể giữa lao động với người sử dụng lao động đã được Hội đồng trọng tài lao động tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giải quyết mà tập thể lao động hoặc người sử dụng lao động không đồng ý với quyết định của Hội đồng trọng tài lao động về quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác; về việc thực hiện thỏa ước lao động tập thể; về quyền thành lập, gia nhập hoạt động công đoàn và các tranh chấp khác về lao động mà pháp luật có quy định.
2. Các vụ việc dân sự mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án nước ngoài. Đương sự ở nước ngoài là người Việt Nam hay người nước ngoài mà vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc không có mặt tại Việt Nam; Tài sản ở nước ngoài là tài sản được xác định theo quy định của Bộ luật dân sự ở ngoài biên giới lãnh thổ nước CHXHCN Việt Nam vào thời điểm Tòa án thụ lý vụ việc.
3. Các yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự của Tòa án nước ngoài, trọng tài nước ngoài hoặc công nhận bản án, quyết định đó, bao gồm:
Yêu cầu công nhận và cho thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính, quyết định về hôn nhân và gia đình, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài hoặc không công nhận bản án, quyết định về dân sự, quyết định về tài sản trong bản án, quyết định hình sự, hành chính, quyết định về hôn nhân và gia đình, quyết định lao động của Tòa án nước ngoài mà không có yêu cầu thi hành tại Việt Nam.
4. Những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nhưng Tòa án cấp tỉnh lấy lên đề giải quyết do sự phức tạp, khó khăn hoặc cần đảm bảo tính khách quan trong việc giải quyết.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Đó là những trường hợp vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện quy định tại Điều 33 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sun 2011 nhưng việc áp dụng pháp luật gặp khó, phức tạp, quá trình thu thập chứng cứ, xây dựng hồ sơ khó có thể hoàn thành với điều kiện của Tòa án cấp huyện; vụ việc có liên quan tới thẩm phán, chánh án, phó chánh án Tòa án cấp huyện; đương sự trong vụ việc là cán bộ chủ chốt ở địa phương mà xét thấy xét xử ở Tòa án gây những ảnh hưởng về chính trị, ổn định khu vực.
Ngoài ra, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho Tòa án cấp tỉnh trong việc giải quyết nhanh chóng vụ việc dân sự, tại điều 44 Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung 2011 và tiểu mục 4.4 Nghị quyết số 01/NQ-HĐTP ngày 31/3/2005 của Tòa án nhân dân tối cao cũng đã có những quy định về việc phân định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh. Theo đó, Đối với vụ việc dân sự thuộc một trong các trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 33 của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi bổ sung năm 2011 (và được hướng dẫn tại các tiểu mục 4.1 , 4.2 và 4.3 mục 4