Quy định về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài? Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
Đối với các vụ việc dân sự thông thường, các
Luật sư
1. Quy định về vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
Vụ việc dân sự bao gồm vụ án dân sự và việc dân sự. Vụ án dân sự là các tranh chấp xảy ra giữa các đương sự như về tranh chấp dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động,… mà theo quy định thì cá nhân, cơ quan, tổ chức tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp khởi kiện vụ án tại tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan tổ chức không có tranh chấp nhưng có yêu cầu tòa án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý nào đó về yêu cầu dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động,… (ví dụ như: tuyên bố một người chết, mất tích, thuân tình ly hôn…)
Theo Khoản 2 Điều 464
– Có ít nhất một trong các bên tham gia là cá nhân, cơ quan, tổ chức nước ngoài;
– Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng việc xác lập, thay đổi, thực hiện hoặc chấm dứt quan hệ đó xảy ra tại nước ngoài;
– Các bên tham gia đều là công dân, cơ quan, tổ chức Việt Nam nhưng đối tượng của quan hệ dân sự đó ở nước ngoài.
Các hoạt động tương trợ tư pháp trong tố tụng dân sự cụ thể là trong việc giải quyết vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được thực hiện theo quy định của pháp luật về tương trợ tư pháp.
Thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài của Tòa án Việt Nam được xác định như sau:
– Xác định theo điều ước quốc tế mà Việt Nam kí kết hoặc tham gia về việc đó;
– Trong trường hợp không có điều ước quốc tế thì thẩm quyền của Tòa án Việt Nam được xác định theo quy tắc của pháp luật Việt Nam.
Như vậy khi có vụ việc dân sự có yêu tố nước ngoài xảy xa, để xác định thẩm quyền xét xử của Tòa án, cần xác định Việt Nam có tham gia điều ước quốc tế về việc đó hay không, nếu có thì sẽ ưu tiên áp dụng nguyên tắc của điều ước quốc tế, nếu không thì thẩm quyền của Tòa án Việt Nam được xác định theo quy tắc của pháp luật Việt Nam.
2. Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài?
Thẩm quyền xét xử riêng biệt là việc quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có Tòa án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với một số vụ án nhất định. Thông thường đó là những vụ án liên quan đến an ninh trật tự, lợi ích xã hội, lợi ích nhân thân của công dân. Các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam được quy định tại Điều 470 Bộ luật Tô tụng dân sự 2015. Về nguyên tắc nếu các vụ án thuộc thẩm quyền xét xử riêng biệt của Tòa án Việt Nam nếu Tòa án quốc gia khác xét xử và ra phán quyết thi phản quyết đó không được công nhận và cho thi hành tại Việt Nam.
2.1. Những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài:
Theo Điều 470 Bộ luật Tô tụng dân sự 2015 về thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam thì những vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài sau đây thuộc thẩm quyền giải quyết riêng biệt của Tòa án Việt Nam:
– Vụ án dân sự đó có liên quan đến quyền đối với tài sản là bất động sản có trên lãnh thổ Việt Nam;
Đây cũng là nguyên tắc chung được thừa nhận bởi nhiều quốc gia khi giải quyết tranh chấp dân sự liên quan đến bất động sản tại quốc gia mình. Đối với Việt Nam nói riêng và nhiều quốc gia, bất động sản không chỉ liên quan đến lợi ích của các đương sự mà còn liên quan đến lợi ích cộng đồng quốc gia. Mặt khác, bất động sản chịu sự quản lý nhà nước chặt chẽ. Việc giải quyết tranh chấp tại Tòa án nơi có bất động sản tạo điều kiện thuận lợi cho các bên đương sự cũng như Tòa án trong việc xác định nơi có tài sản, giá trị tài sản cũng như đảm bảo việc quản lý bất động sản của quốc gia sở tại.
– Vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch, nếu cả hai vợ chồng cư trú, làm ăn, sinh sống lâu dài ở Việt Nam:
Theo quy định này, Tòa án Việt Nam có thẩm quyền riêng biệt đối với vụ án ly hôn giữa công dân Việt Nam với công dân nước ngoài hoặc người không quốc tịch nếu cả hai vợ chồng đều thường trú ở Việt Nam, không tính đến việc đăng ký kết hôn ở Việt Nam hay ở nước ngoài. Nếu đăng ký kết hôn ở nước ngoài thì việc đăng ký kết hôn đó đã được công nhận tại Việt Nam. Việc giải quyết vụ án ly hôn có những tinh chất đặc thù vừa mang yếu tố nhân thân vừa mang yếu tố tài sản. Các chứng cứ trong vụ án ly hôn cũng mang tính đặc thù. Các căn cứ cho phép ly hôn phải dựa trên quá trình xem xét đời sống hôn nhân trong một thời gian dài. Do đó, việc xem xét vụ án ly hôn mà vợ chồng đã có thời gian sinh sống, lâu dài tại Việt Nam sẽ thuộc thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam.
– Vụ án dân sự khác mà các bên được lựa chọn Tòa án Việt Nam để giải quyết theo pháp luật Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và các bên đồng ý lựa chọn Tòa án Việt Nam.
2.2. Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài:
Theo quy định tại Điều 470 Bộ Tố tụng dân sự năm 2015, việc dân sự là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức không có tranh chấp, nhưng có yêu cầu Toà án công nhận hoặc không công nhận một sự kiện pháp lý là căn cứ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ dân sự. hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động của mình hoặc của cá nhân. cơ quan, tổ chức khác: yêu cầu Toà án công nhận cho mình quyển vẽ dân sự. hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động. Những việc dân sự có yếu tố nước ngoài thuộc thẩm quyền chuyên biệt của Tòa án Việt Nam bao gồm:
– Các yêu cầu không có tranh chấp phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự: những vụ án có tranh chấp phát sinh giữa các chủ thể và các chủ thể có đơn khởi kiện đến Tòa án thì sẽ là vụ án có yếu tố nước ngoài. Những yêu cầu của đương sự với Tòa án về các việc dân sự như tuyên bố mất tích, tuyên bố đã chết…là những yêu cầu không có tranh chấp, chỉ thể hiện ý chí của một bên đối với việc yêu cầu Tòa án công nhận hoặc giải quyết một vấn đề.
– Yêu cầu xác định một sự kiện pháp lý xảy ra trên lãnh thổ Việt Nam: những dự kiện phát sinh trên lãnh thổ Việt Nam và người yêu cầu có nhu cầu muốn được Tòa án xác định sự hợp pháp của sự kiên pháp lý đó thì thẩm quyền sẽ thuộc về Tòa án Việt Nam.
– Tuyên bố công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài cư trú tại Việt Nam bị mất tích, đã chết nếu việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác;
– Tuyên bố công dân nước ngoài. người không quốc tịch mất tích, đã chết nếu họ có mặt ở Việt Nam tại thời điểm có sự kiện xảy ra mà sự kiện đó là căn cứ để tuyên bố một người mất tích, đã chết và việc tuyên bố đó có liên quan đến việc xác lập quyền, nghĩa vụ của họ trên lãnh thổ Việt Nam.
– Công nhận tài sản có trên lãnh thổ Việt Nam là vô chủ, công nhận quyền sở hữu của người đang quản lý đối với tài sản vô chủ trên lãnh thổ Việt Nam.
Như vậy, Thẩm quyền riêng biệt của Tòa án Việt Nam trong giải quyết các vụ việc dân sự có yếu tố nước ngoài được quy định rõ đối với từng vụ án dân sự có yếu tổ nước ngoài, việc dân sự có yếu tố nước ngoài. Tòa án ngoài những thẩm quyền chung được quy định theo Bộ Luật dân sự thì còn có thẩm quyền xét xử riêng biệt đối với những vụ án liên quan đến an ninh trật tự, lợi ích xã hội, lợi ích nhân thân của công dân, tức việc quốc gia sở tại tuyên bố chỉ có Tòa án nước họ mới có thẩm quyền xét xử đối với một số vụ án nhất định.