Thẩm quyền ra quyết định đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Xử lý đối với người nghiện ma túy.
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư! Cơ quan nào có thẩm quyền gửi người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong khi chờ hoàn chỉnh hồ sơ và quyết định của tòa án?
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 104 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy địnhXem xét, quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
“1. Trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ quy định tại Điều 103 của Luật này, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện quyết định việc chuyển hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giao cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu bổ sung hồ sơ.
2. Hồ sơ đề nghị Tòa án nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
a) Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc quy định tại Điều 103 của Luật này;
b) Văn bản của Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội cấp huyện về việc đề nghị xem xét áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Luật sư
3. Hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được đánh bút lục và được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”
Theo quy định trên, đối với người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì thẩm quyền quyết định của Tòa án nhân dân cấp huyện. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì giao cho cơ quan đã lập hồ sơ để tiếp tục thu thập tài liệu, bổ sung.
Như vậy, chỉ có Toà án mới có thẩm quyền ra quyết định đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã, Công an các cấp, Trưởng phòng Tư pháp, Phòng Lao động thương binh xã hội chỉ có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị Tòa án có thẩm quyền áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Trong thời gian khi chờ giải quyết hồ sơ và ra quyết định đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì không có ai có thẩm quyền đưa người nghiện vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Mục lục bài viết
- 1 1. Có được bảo lãnh người nhà ra khỏi trại cai nghiện bắt buộc
- 2 2. Có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng muốn cai nghiện tại nhà
- 3 3. Quy định về đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 4 4. Điều kiện áp dụng biện pháp cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 5 5. Không còn nghiện có bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không?
- 6 6. Đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Có được bảo lãnh người nhà ra khỏi trại cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư cho tôi hỏi về chuyện làm thủ tục bảo lãnh con trai. Ngày 20/4/2016 con trai tôi bị công an phường 11 quận Gò Vấp bắt vì có sử dụng chất ma túy đá. Công an phường 11 đã chuyển con trai tôi vào trung tâm tiếp nhận đối tượng xã hội Bình Triệu cùng ngày. Và hiện con trai tôi không có tạm trú tại thành phố vì nó mới vào đây đi chơi. Con trai tôi đã bị công an quận 12 đưa đi cai nghiện bắt buộc một lần. Vậy luật sư cho tôi hỏi tôi có được bảo lãnh cháu về địa phương được hay không.và nếu được thì thủ tục là như thế nào? Tôi xin cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 90 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định đối tượng áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn có kể đến đối tượng:
“Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định”
Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012, Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc gồm:
“- Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
– Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.”
Con bạn vào Thành phố Hồ Chí Minh chơi, bị phát hiện có sử dụng ma túy đá và không có nơi cư trú rõ ràng do đó đã bị đưa vào trại cai nghiện bắt buộc.
Điều 18 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định hoãn, miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trong các trường hợp sau:
– Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được hoãn chấp hành quyết định trong các trường hợp sau đây:
+ Đang ốm nặng có chứng nhận của bệnh viện;
+ Gia đình có khó khăn đặc biệt được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Gia đình có khó khăn đặc biệt là gia đình gặp thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn, không có tài sản có giá trị để tạo thu nhập phục vụ sinh hoạt hoặc có bố, mẹ, vợ hoặc chồng, con bị ốm nặng kéo dài, không có người chăm sóc mà người bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là lao động duy nhất của gia đình đó và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Khi điều kiện hoãn chấp hành quyết định không còn thì quyết định được tiếp tục thi hành.
– Người phải chấp hành quyết định nhưng chưa đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc được miễn chấp hành quyết định theo một trong các trường hợp sau đây:
+ Mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của bệnh viện;
+ Trong thời gian hoãn chấp hành quyết định quy định tại Khoản 1 Điều này mà người đó có tiến bộ rõ rệt trong việc chấp hành pháp luật hoặc lập công hoặc không còn nghiện ma túy;
Người tiến bộ rõ rệt là người tích cực lao động, học tập, tham gia các phong trào chung của địa phương, nghiêm chỉnh chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước và được Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Người lập công là người dũng cảm cứu người, cứu được tài sản của Nhà nước, của tập thể hoặc của người khác và được Ủy ban nhân dân cấp xã khen thưởng; có sáng kiến cải tiến kỹ thuật có giá trị trong lao động, sản xuất, được cơ quan chức năng từ cấp tỉnh trở lên công nhận; có thành tích đặc biệt xuất sắc trong phong trào quần chúng bảo vệ an ninh Tổ quốc và được tặng giấy khen của Công an hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện trở lên.
+ Đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện.
– Thủ tục đề nghị hoãn miễn chấp hành quyết định:
+ Hồ sơ đề nghị hoãn miễn bao gồm:
Đơn đề nghị hoãn, miễn chấp hành quyết định của người phải chấp hành hoặc người đại diện hợp pháp của họ;
Tài liệu chứng minh thuộc diện được hoãn, miễn chấp hành quyết định theo quy định tại Khoản 1, Khoản 2 Điều này.
+ Hồ sơ đề nghị gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Như vậy, nếu con bạn thuộc một trong các trường hợp trên thì bạn có quyền làm hồ sơ đề nghị miễn miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Nếu con bạn không thuộc một trong các trường hợp trên, bạn vẫn nên tới cơ sở cai nghiện, nói chuyện trực tiếp bên phía giám đốc trại giam về việc xin bảo lãnh con bạn ra khỏi trại cai nghiện.
2. Có quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc nhưng muốn cai nghiện tại nhà
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi luật sư là em tôi bị ra quyết định cai nghiện bắt buột nhưng trước khi có quyết định em tôi đã đi cai bằng thuốc methadone được 5 năm không còn nghiện nữa và có công việc vợ con ở nơi khác. Xin hỏi luật sư tư vấn điều kiện để em tôi bỏ được quyết định cai nghiện đó như thế nào để về địa phương sinh sống được? Em tôi có đầy đủ bằng chứng đả bỏ ma tuý. Xin cám ơn luật sư.
Luật sư tư vấn:
Cai nghiện ma túy là việc áp dụng các hoạt động điều trị, tư vấn, học tập, lao động, rèn luyện nhằm giúp cho người nghiện ma túy phục hồi về sức khỏe, nhận thức, tâm lý và hành vi, nhân cách để trở về tình trạng bình thường.
Theo quy định Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng tại khoản 1, 2, Điều 16. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng như sau:
“1. Đối tượng bị áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cộng đồng là người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng.
2. Không áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cộng đồng đối với các trường hợp sau:
b) Người nghiện ma túy thuộc diện bị đưa vào cơ sở chữa bệnh, trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục theo quy định của
c) Người nghiện ma túy đang bị áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại nơi cư trú, tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện theo quy định của Luật Phòng, chống ma túy.”
Như vậy, cai nghiện bắt buộc tại địa phương khi người nghiện ma túy cư trú tại cộng đồng nhưng không tự giác khai báo và không tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình hoặc cộng đồng. Còn trong trường hợptheo quy định tại
“1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.”
Theo
Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của
“1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.”
Vì bạn không nêu rõ hiện tại em bạn trước đây đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy hay không nhưng trước đây em bạn đã từng đi điều trị cai nghiện bằng thuốc methadone được 5 năm nên trong trường hợp này nếu em bạn đã từng cai nghiện tại địa phương mà giờ còn nghiện thì vẫn áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc. Còn trong trường hợp em bạn không còn nghiện không sử dụng chất ma túy thì bên cơ quan chức năng không thể ra quyết định cai nghiện bắt buộc với em bạn được.
Trong trường hợp bạn nêu ra cũng không nêu rõ là em bạn có nơi cư trú ổn định không mà chỉ trình bày hiện tại vợ con và công việc của em bạn ở nơi khác. Nếu như em bạn không có nơi cư trú ổn định mà chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy vẫn áp dụng trường hợp cai nghiện bắt buộc. Như vậy, bạn có thể tham khảo các thông tin trên để xem xét trường hợp của em mình.
3. Quy định về đối tượng đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Xin thưa luật sư, người nhà em gặp trường hợp như thế này xin luật sư tư vấn giúp: Em có đứa em gái sinh năm 1997 đang nghỉ học và làm ăn xa nhà tại Vũng Tàu, làm trong quán cf bar, hôm bị bắt là hôm có vị khách đặt phòng khách sạn cạnh bên quán và gọi điện đặt một suất cafe tại phòng, và em nó mang cf lên phòng mà trong phòng lại không có ai trong thời gian chừng vài phút đợi thu tiền thì công an vào bắt và test nghiện ma túy đá, kết quả dương tính. Mà trước lúc đó em nó bị cảm và đã uống thuốc cảm. Sau khi đưa về trại cai nghiện ở Xuân Phú, Đồng Nai thì bác sỹ ở đây test lại thì không có dấu hiệu sử dụng ma túy đá, nhưng vẫn bị giam giữ khoảng gần 3 tháng. Tính đến nay là còn lại hơn 1 tháng nữa. Nhưng thời gian ở lại đây thì không phải làm gì, sinh hoạt bình thường, không mặc đồ giống như những người khác trong trại này. Vậy thưa luật sư là em của em thuộc vào trường hợp nào? Và bị tội? Xin luật sư giải đáp giúp! Xin cám ơn!
Luật sư tư vấn:
Nếu em bạn có hành vi mua bán, tàng trữ, vận chuyển trái phép chất ma túy thì em bạn sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu em bạn có hành vi sử dụng ma túy đá thì em bạn sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Điều 21 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Căn cứ Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
“1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
Như vậy, biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc chỉ áp dụng đối với những đối tượng trên. Trường hợp của em bạn, khi kiểm tra em bạn test thử ma túy thì có kết quả là dương tính với ma túy, sau khi đưa em của bạn về có kiểm tra không thấy có dấu hiệu sử dụng ma túy.
Có thể thấy, em bạn không có dấu hiệu sử dụng ma túy, do đó sẽ không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Gia đình bạn nên đến trực tiếp trại cai nghiện Xuân Phú, Đồng Nai để gặp trực tiếp bên quản lý trại cai nghiện để đưa em bạn về gia đình.
4. Điều kiện áp dụng biện pháp cai nghiện tại cơ sở cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Kính thưa luật sư, mong luật sư giúp đỡ : Vào ngày 01/08/2016 bà xã tôi có sử dụng ma túy đá, nên cãi vã và gây gỗ với tôi. Nóng giận nên bà xã tôi đã về nhà mẹ đẻ, thì bị cha ruột mắng. Trong lúc nóng giận vợ tôi đi thẳng lên Công An Khu Vực Phường, để xin đi cai nghiện tự nguyện, mặc dù vợ tôi có hộ khẩu và nơi cư trú đầy đủ, nhưng chưa đầy 3h đã bị chuyển đi cai nghiện diện lang thang, vợ tôi chưa lần nào bị giáo dục hết, luật sư cho hỏi Công An Phường làm vậy đúng hay sai, và như vậy có bảo lãnh vợ tôi được không (theo nhìn nhận thì vợ tôi đang có dấu hiệu về bệnh thần kinh trong thời gian gần đây)?
Luật sư tư vấn:
Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 221/2013/NĐ-CP đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm:
Điều 3. Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Đối tượng bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo quy định tại Khoản 1 Điều 96 của Luật xử lý vi phạm hành chính gồm:
1. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện.
2. Người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định.
Cụ thể,Điều 96 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:
Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Như vậy, với hành vi nghiện ma túy đá, nếu như bị bắt lần đầu thì sẽ phải áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn nơi có hộ khẩu thường trú. Nếu đã bị áp dụng biện pháp này rồi mà vẫn còn nghiện, thì sẽ áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện.
Trường hợp của vợ bạn đã xin đi cai nghiện tự nguyện tại gia đình hoặc cộng đồng và chưa từng qua giáo dục tại xã, phường, thị trấn và có nơi cư trú ổn định cùng giấy tờ chứng nên không thể coi là diện lang thang không có nơi cư trú để áp dụng biện pháp đưa vào trại cai nghiện bắt buộc. Việc công an phường tiến hành đưa vợ bạn vào trại bắt buộc mà chưa xác minh nơi cư trú là sai so với quy định của pháp luật, bạn có thể trực tiếp dùng giấy tờ chứng minh vợ bạn có nơi cư trú ổn định để yêu cầu cho vợ ra khỏi trại cai nghiện, nếu công an phường không đồng ý, bạn có thể trực tiếp khiếu nại hành vi của họ lên thủ trưởng cơ quan đơn vị để được giải quyết. Vì vợ bạn theo quy định của pháp luật không thuộc trường hợp phải vào trại cai nghiện bắt buộc nên không đặt ra vấn đề bảo lãnh ở đây.
5. Không còn nghiện có bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc không?
Tóm tắt câu hỏi:
Thưa luật sư, người sử dụng ma tuý nhưng đã bỏ, không sử dụng ma tuý nữa thì có bị đưa đi cai ngiện bắt buộc không và bị pháp luật cấm đi làm không?
Luật sư tư vấn:
Điều 96 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định:
“Điều 96. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Đối tượng áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn mà vẫn còn nghiện hoặc chưa bị áp dụng biện pháp này nhưng không có nơi cư trú ổn định.
2. Không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với các trường hợp sau đây:
a) Người không có năng lực trách nhiệm hành chính;
b) Người đang mang thai có chứng nhận của bệnh viện;
c) Phụ nữ hoặc người duy nhất đang nuôi con nhỏ dưới 36 tháng tuổi được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.”
Như vậy, theo quy định, đối tượng bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc là người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên có nơi cư trú ổn định, đã bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy mà vẫn còn nghiện hoặc người nghiện ma túy từ đủ 18 tuổi trở lên chưa bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn do nghiện ma túy nhưng không có nơi cư trú ổn định. Như vậy, trường hợp người sử dụng ma tuý nhưng đã bỏ, không sử dụng ma tuý, nếu không còn nghiệm ma túy thì không bị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
“Bộ luật lao động 2019” quy định người lao động có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử. Vì vậy, trong trường hợp người đã từng nghiện ma túy nếu đã không còn nghiện thì vẫn có quyền được lựa chọn công việc mà không bị phân biệt đối xử tùy theo năng lực và nhu cầu của người sử dụng lao động.
6. Đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
Tóm tắt câu hỏi:
Xin hỏi Luật sư: Trong thời gian người nghiện ma túy được đưa vào lưu trú để chữa bệnh tạị Cơ sở cai nghiện ma túy, sau đó mới có Quyết định của Tòa Án nhân dân về đưa người đó vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì người nghiện đó có thời gian lưu trú tại cơ sở có được tính vào thời gian chấp hành quyết định của Tòa án không? Mong Luật sư trả lời giúp vì trong
Luật sư tư vấn:
Căn cứ Điều 15 Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc như sau:
“1. Trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc của Tòa án nhân dân cấp huyện, cơ quan Công an cấp huyện chủ trì, phối hợp với Phòng Lao động – Thương binh và Xã hội đưa người đi thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Việc đưa người chấp hành quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc phải được lập thành biên bản, có sự chứng kiến của đại diện Ủy ban nhân dân cấp xã và tổ trưởng tổ dân phố, trưởng thôn, ấp, bản hoặc tương đương nơi người phải chấp hành quyết định cư trú. Biên bản được lập thành 03 bản, một bản gửi Tòa án nhân dân cấp huyện nơi ra quyết định, một bản gửi cơ quan lập hồ sơ và một bản lưu tại cơ quan công an cấp huyện theo quy định của pháp luật về lưu trữ.”
Theo quy định trên, sau khi lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ quan lập hồ sơ thông báo bằng văn bản cho người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc đại diện hợp pháp của họ.
Luật sư tư vấn đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc:1900.6568
Nếu gia đình cam kết có đủ điều kiện và quản lý được người nghiện trong thời gian cho bảo lãnh thì cho gia đình bảo lãnh; nếu gia đình không có điều kiện quản lý đối tượng hoặc có đơn từ chối tiếp nhận thì chuyển người đó vào cơ sở quản lý lưu trú tạm thời.
Việc đưa người này vào nơi lưu trú tạm thời là biện pháp đảm bảo người này sẽ chấp hành biện pháp xử lý hành chính, không trốn tránh. Nên trong thời gian ở nơi lưu trú để chờ quyết định của Tòa án sẽ không được tính vào thời gian chấp hành quyết định đưa đi cai nghiện bắt buộc