Quy định cưỡng chế tháo dỡ, phá dỡ công trình xây dựng vi phạm? Thẩm quyền ra quyết định phá dỡ công trình vi phạm? Xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp có bị phá dỡ không?
1. Trình tự, thủ tục cưỡng chế tháo dỡ, phá dỡ công trình xây dựng vi phạm
Khoản 4 Điều 12 Luật xây dựng 2014 quy định về các hành vi bị nghiêm cấm như sau:
Xây dựng công trình không đúng quy hoạch xây dựng, trừ trường hợp có giấy phép xây dựng có thời hạn; vi phạm chỉ giới xây dựng, cốt xây dựng; xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp.
Trình tự, thủ tục xử phạt và cưỡng chế thực hiện theo quy định của
– Người có thẩm quyền yêu cầu người có hành vi vi phạm đang diễn ra buộc phải chấm dứt hành vi vi phạm và lập biên bản vi phạm hành chính thành 02 bản, giao cho người vi phạm hoặc tổ chức vi phạm giữ 01 bản; nếu hành vi vi phạm vượt quá thẩm quyền xử phạt thì người lập biên bản chuyển biên bản đến người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt
– Tiến hành xác minh hành vi vi phạm
– Ra
– Thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Trong thời gian 02 ngày làm việc từ ngày ra quyết định xử phạt thì người có thẩm quyền phải gửi quyết định cho cá nhân, tổ chức, bị xử phạt, cơ quan khác có liên quan để thi hành. Người vi phạm phải chấp hành xong quyết định trong thời gian 10 ngày từ ngày nhận quyết định xử phạt
– Nếu người vi phạm không tự nguyện chấp hành thì tiến hành cưỡng chế. Trước khi tổ chức cưỡng chế thì phải ra quyết định cưỡng chế gửi đến người vi phạm và các cơ quan cấp trên để thực hiện.
– Trong trường hợp phá dỡ công trình xây dựng trái phép hoặc không có giấy phép thì phải gửi đến người bị cưỡng chế, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi tiến hành các biện pháp cưỡng chế trước ít nhất 05 ngày để phối hợp.
– Nếu trước khi tiến hành cưỡng chế, người bị cưỡng chế tự nguyện thi hành thì cơ quan chủ trì cưỡng chế lập biên bản công nhận sự tự nguyện thi hành; nếu cố tình vắng mặt thì cần phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến để cưỡng chế.
2. Thẩm quyền cưỡng chế tháo dỡ, phá dỡ công trình xây dựng vi phạm
Về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm: Điều 3 và Điều 76 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình, phần xây dựng công trình vi phạm.
Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.
TƯ VẤN MỘT TRƯỜNG HỢP CỤ THỂ:
3. Thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm
Tóm tắt câu hỏi:
Chào Luật sư, tôi là một cán bộ địa chính cấp xã, hiện nay trên địa bàn xã tôi đang có quy hoạch đô thị, một số hộ dân cố ý xây dựng nhà cửa trên đất quy hoạch đô thị, qua đó xã có thành lập một tổ công tác tuyên truyền vận động và lập biên bản đình chỉ các hộ gia đình tháo dỡ nhà cửa đang xây dựng trong quy hoạch nhưng các hộ dân không chấp hành. Tôi xin hỏi vấn đề này phải giải quyết ra sao? Tiến hành lập biên bản đình chỉ rồi phạt hành chính nếu hộ gia đình tiếp tục không chấp hành mới ra quyết định đình chỉ gửi hồ sơ về ủy ban nhân dân huyện ra quyết định cưỡng chế hay là căn cứ biên bản đình chỉ ở cấp xã rồi ra quyết định đình chỉ gửi hồ sơ về ủy ban nhân dân huyện ra quyết định cưỡng chế? Mong luật sư chỉ rõ các căn cứ pháp lý giúp tôi!
Luật sư tư vấn:
Căn cứ theo nội dung mà chúng tôi đã phân tích ở trên, trong trường hợp này cần xác định 2 trường hợp sau:
– Nếu công trình bị buộc tháo dỡ thuộc diện phải cấp phép và thẩm quyền cấp phép thuộc về Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở xây dựng nhưng lại xây dựng không phép thì trong trường hợp này người có thẩm quyền phải gửi hồ sơ đến Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.
– Nếu công trình bị tháo dỡ không do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng cấp phép xây dựng thì thẩm quyền thuộc tháo dỡ công trình thuộc về Ủy ban nhân dân cấp xã.
Như vậy, trong trường hợp địa phương bạn có một số hộ dân cố ý xây dựng nhà cửa trên đất quy hoạch đô thị, Ủy ban nhân dân cấp xã đã tiến hành tuyên truyền, vận động và lập biên bản đình chỉ, trong trường hợp này, công trình không do Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng cấp phép xây dựng thì thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã. Nếu trong phạm vi mình quản lý thì Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cưỡng chế tháo dỡ, nếu trong trường hợp không trong phạm vi quản lý mà thẩm quyền tháo dỡ thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện thì Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng, sau đó có văn bản yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp huyện ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình vi phạm.
4. Xây dựng trên đất nông nghiệp có phải phá dỡ không?
Tóm tắt câu hỏi:
Xin Công ty luật dương gia trả lời giúp: Em là cán bộ xã: hiện tại được giao nhiệm vụ xử lý đối với 02 trường hợp vi phạm là: xây dựng trên đất nông nghiệp, cụ thể là đất màu.
1. Trường hợp 1: xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp. – Thời điểm xây dựng: năm 2013 – Các văn bản đã xác lập: Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai. – Hiện trạng công trình: vẫn tồn tại
2.Trường hợp 2: xây dựng nhà ở trên đất nông nghiệp. – Thời điểm xây dựng: năm 2016 – Các văn bản đã xác lập: Biên bản vi phạm hành chính, quyết định xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực đất đai. – Hiện trạng công trình: vẫn tồn tại
Hiện nay do chỉ đạo của Uỷ ban nhân dân thành phố: Phải cưỡng chế các trường hợp nêu trên xong trước ngày 15/9/2017. Các căn cứ pháp lý có liên quan: Luật xây dựng 2014; Luật xử lý vi phạm hành chính; Nghị định 121; 166; 81; 180 Em xin được hỏi: đối với 2 công trình này hiện tại Uỷ ban nhân dân xã muốn cưỡng chế 02 công trình vi phạm nêu trên theo Luật Xây dựng, cụ thể là vi phạm điểm a khoản 7 nghị định 121: Xây dựng trên đất không được phép xây dựng. Do em chưa nắm rõ các quy trình để xử lý các công trình đã nêu: Em rất mong Công ty Luật Dương gia giúp em. Em trân trọng cám ơn.
Luật sư tư vấn:
Thứ nhất, trường hợp hành vi vi phạm hành chính đã hết thời hiệu xử phạt vi phạm hành chính thì xử lý như sau:
– Hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện kể từ ngày 15/01/2018 thì xử phạt theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP. Trường hợp Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP có mức phạt đối với hành vi đó cao hơn mức phạt quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP thì áp dụng mức phạt quy định tại Nghị định số 121/2013/NĐ-CP và áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm theo quy định tại điểm d khoản 11 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP. Trường hợp hết thời hiệu xử phạt thì không ra quyết định xử phạt hành chính nhưng vẫn ra quyết định áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
– Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng, người có thẩm quyền lập biên bản theo Mẫu biên bản số 01 ban hành kèm theo Thông tư số 03/2018/TT-BXD. Khi người có thẩm quyền phát hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại khoản 2, khoản 4 hoặc khoản 5 Điều 15 Nghị định số 139/2017/NĐ-CP, mà hành vi này đã kết thúc, thì ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính, cá nhân, tổ chức vi phạm còn bị áp dụng biện pháp buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm.
– Công trình, phần công trình xây dựng vi phạm phải được tháo dỡ theo phương án, giải pháp phá dỡ được phê duyệt cho đến khi phần còn lại của công trình đảm bảo an toàn chịu lực khi đưa vào sử dụng.
Luật sư tư vấn về trình tự cưỡng chế tháo dỡ công trình: 1900.6568
Thứ hai, về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm.
Về thẩm quyền ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ công trình xây dựng vi phạm: Điều 3 và Điều 76 Nghị định 139/2017/NĐ-CP quy định Chủ tịch UBND cấp xã có thẩm quyền buộc tháo dỡ công trình, phần xây dựng công trình vi phạm.
Đối với công trình xây dựng thuộc thẩm quyền cấp giấy phép xây dựng của Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc Sở Xây dựng thì người có thẩm quyền xử phạt gửi hồ sơ đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để ban hành quyết định cưỡng chế. Trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định cưỡng chế phá dỡ.
Như vậy theo các quy định trên thì UBND xã có thẩm quyền cưỡng chế những công trình xây dựng vi phạm. Trường hợp này, UBND xã có đủ thẩm quyền để phạt hành chính và có thể buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép. Theo quy định Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 thì một trong những biện pháp khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm hành chính là buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép.
Thứ ba, trình tự tổ chức thi hành cưỡng chế.
Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép như sau:
“Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.”
Trong trường hợp của bạn, các công trình này đều là xây nhà ở trên đất nông nghiệp đều là công trình nằm trong phạm vi quản lý của Ủy ban nhân dân cấp xã và các công trình này cũng không thuộc công trình do Ủy ban nhân dân cấp huyện cũng như Sở xây dựng cấp giấy phép nên Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cưỡng chế tháo dỡ.
Trình tự tổ chức thi hành cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả tháo dỡ công trình vi phạm được hướng dẫn bởi Nghị định 166/2013/NĐ-CP cụ thể như sau:
– Cá nhân, tổ chức được gia nhiệm vụ tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế thao dỡ khi nhận được quyết định cương chế thực hiện phối hợp với các cơ quan có liên quan huy động lực lượng, phương tiện để thực hiện biện pháp tháo dỡ.
– Nếu người bị cưỡng chế tự nguyện thi hành quyết định cưỡng chế thì cơ quan chủ trì lập biên bản công trình tự nguyện thi hành.
– Nếu người bị cưỡng chế không tự nguyện thi hành quyết định cưỡng chế thì tiến hành cưỡng chế, khi thực hiện phải có đại diện chính quyền địa phương và người chứng kiến. Nếu người bị cưỡng chế cố tình vắng mặt thì vẫn tiến hành cưỡng chế.
– Nếu trong công trình buộc tháo dỡ đó có tài sản không thuộc diện phải cưỡng chế thì người tổ chức cưỡng chế có quyền buộc cá nhân, tổ chức phải thi hành quyết định cưỡng chế và những người khác có mặt trong công trình ra khỏi công trình hoặc khu vực đất, đồng thời yêu cầu họ tự chuyển tài sản ra theo. Nếu họ không tự nguyện thực hiện thì người tổ chức cưỡng chế yêu cầu lực lượng cưỡng chế đưa họ cùng tài sản ra khỏi công trình hoặc khu vực đất đó.
Nếu họ từ chối nhận tài sản, người tổ chức cưỡng chế phải lập biên bản ghi rõ số lượng, chủng loại, tình trạng từng loại tài sản và thuê tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện để trông giữ, bảo quản hoặc bảo quản tại kho của cơ quan ra quyết định cưỡng chế và thông báo địa điểm, thời gian để cá nhân, tổ chức có tài sản nhận lại tài sản. Cá nhân, tổ chức có tài sản phải chịu các chi phí vận chuyển, trông giữ, bảo quản tài sản.
Như vậy, bạn có thể tham khảo trình tự thủ tục cưỡng chế nêu trên để thực hiện.