Hiện nay thuật ngữ “Thẩm quyền” đã không còn xa lạ với người dân, xuất hiện ngày càng nhiều trong đời sống hàng ngày, đặc biệt làm khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên nhiều người chưa nắm rõ được thẩm quyền là gì? Những cơ quan nào có thẩm quyền?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền là gì?
Thẩm quyền là tổng thể các quyền và nghĩa vụ được trao cho các chủ thể nhất định để áp dụng giải quyết các vấn đề cụ thể nào đó trong phạm vi quản lý của họ.
Mỗi chủ thể là cá nhân hoặc tổ chức chỉ được giao những thẩm quyền và được thực hiện các thẩm quyền đó trong phạm vi nhất định. Và nội dung thẩm quyền của tất cả các chủ thể trong tất cả các lĩnh vực thì đều phải do pháp luật quy định, không một chủ thể nào được quyền tạo ra “thẩm quyền riêng” mà vượt ra khỏi phạm vi pháp luật quy định.
Đây không chỉ là quyền của các chủ thể mà nó còn là nghĩa vụ, bắt buộc phải thực hiện bằng hành vi trên thực tế.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết rất quan trọng, tránh gây chồng chéo, giải quyết sai thẩm quyền.
Tuy đây được coi là những quyền đã được pháp luật công nhận và được đảm bảo thực hiện mà không ai được hạn chế, nhưng không phải vì vậy mà các chủ thể có thẩm quyền được thực hiện các quyền này một cách bừa bãi, thực hiện với mục đích riêng. Việc thực hiện các quyền này phải nằm trong khuôn khổ mà pháp luật cho phép.
Thẩm quyền là quyền chính thức được xem xét để kết luận và định đoạt, quyết định một vấn đề.
Trong khoa học pháp lý: Thẩm quyền là một khái niệm quan trọng, trung tâm. Thẩm quyền được hiểu là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy Nhà nước do pháp luật quy định.
Ví dụ: Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ những quyền do pháp luật quy định, theo đó Tòa án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định của pháp luật.
Cơ quan có thẩm quyền là các cơ quan được nhà nước trao cho những quyền năng nhất định để thực hiện những công việc trong phạm vi quản lý của mình, trong quá trình công tác, cơ quan có thẩm quyền sẽ dựa vào những căn cứ thẩm quyền đó để đưa ra những quyết định, thông báo bằng văn bản để chỉ đạo, điều tiết công việc, trực tiếp tham gia vào giải quyết những tranh chấp trong các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của mình.
Tuy được nhà nước trao quyền nhưng không phải vì thế mà các cơ quan có thẩm quyền được tự do sử dụng, phải đảm bảo thực hiện đúng thẩm quyền, đúng phạm vi của cơ quan mình.
2. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
Thẩm quyền của Tòa án là toàn bộ quyền do pháp luật quy định, theo đó Tòa án được tiến hành xem xét, giải quyết những vụ việc cụ thể theo quy định pháp luật.
Ý nghĩa của việc xác định được thẩm quyền của Tòa án:
– Tránh được sự chồng chéo nhiệm vụ, tạo điều kiện cho Tòa án xét xử nhanh chóng và đúng đắn với tính chất của vụ việc.
– Tránh tình trạng giải quyết không đúng thẩm quyền hoặc đùn đẩy trách nhiệm giữa các Tòa án.
– Xác định được các điều kiện chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ.
– Tránh được vụ việc bị hủy để xét xử lại gây mất thời gian, tổn phí vật chất.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho việc thi hành án dân sự, chuyển giao bản án, quyết định, giải thích bản án, quyết định.
– Tạo điều kiện thuận lợi cho các đương sự trong việc tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trước Tòa án.
Về nguyên tắc việc phân định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ phải được tiến hành dựa trên cơ sở bảo đảm việc giải quyết vụ việc dân sự của Tòa án được nhanh chóng, đúng đắn, bảo đảm việc bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự nhưng vẫn đảm bảo Tòa án có thẩm quyền giải quyết là Tòa án thuận lợi nhất cho việc tham gia tố tụng của đương sự, là Tòa án có điều kiện thuận lợi nhất để giải quyết vụ án. Về căn bản các quy định về thẩm quyền theo lãnh thổ tại Điều 39 và Điều 40
Ví dụ như quy định tại điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì theo hướng cụ thể hơn là “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”. Quy định này của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 dường như đã đi theo hướng giới hạn hơn thẩm quyền của Tòa án nơi có bất động sản chỉ đối với trường hợp có đối tượng tranh chấp là bất động sản chứ không bao hàm cả trường hợp tranh chấp về quyền tài sản liên quan đến bất động sản. Quy định này là hợp lý Tòa án nơi có bất động sản là Tòa án có điều kiện thuận lợi hơn cả trong việc tiến hành các biện pháp xác minh, đảm bảo cho việc giải quyết vụ kiện sát với thực tế sự việc như xem xét, thẩm định tại chỗ (xác minh thực địa); tiến hành định giá tài sản; thu thập tài liệu từ cơ quan nhà đất… Hiện nay,
Ngoài ra, điểm b Khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: “Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn…”. Như vậy, quyền tự định đoạt của các đương sự đã được pháp luật đề cao, tôn trọng, theo đó nếu bị đơn đồng ý với nguyên đơn về việc giải quyết vụ án tại Tòa án nguyên đơn cư trú làm việc thì Tòa án đó không được từ chối thụ lý. Tuy nhiên, đối với tranh chấp mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì các bên không được thỏa thuận mà vẫn là Tòa án nơi có bất động sản giải quyết.
Bên cạnh các quy định về xác định thẩm quyền như trên thì để đảm bảo thuận tiện cho nguyên đơn trong việc tham gia tố tụng, tại điểm b khoản 1 Điều 39 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định nguyên đơn, người yêu cầu có thể lựa chọn Tòa án mà không cần sự đồng ý của bị đơn, người yêu cầu. Quy định này hoàn toàn phù hợp với thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi, linh hoạt cho chủ thể khởi kiện thực hiện việc lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết cho mình, trao cho họ sự chủ động trong việc lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong một số trường hợp nhất định như: Nguyên đơn không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn; tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng;…
3. Cách xác định thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ:
3.1. Thẩm quyền của Tòa án nơi bị đơn thường trú:
Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú năm 2006 (được sửa đổi, bổ sung năm 2013) (viết tắt là Luật Cư trú sửa đổi năm 2013) quy định: “Nơi thường trú là nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định, không có thời hạn tại một chỗ ở nhất định và đã đăng ký thường trú”. Trong thực tế, khi xác định nơi thường trú của một người, chúng ta hầu như không quá chú trọng đến yếu tố “nơi công dân sinh sống thường xuyên, ổn định” mà chúng ta thường chỉ quan tâm đến yếu tố “nơi công dân đã đăng ký thường trú”.
Điều 18 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 quy định: “Đăng ký thường trú là việc công dân đăng ký nơi thường trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký thường trú, cấp sổ hộ khẩu cho họ”. Cơ quan có thẩm quyền đăng ký là Công an huyện, quận, thị xã đối với thành phố trực thuộc Trung ương; Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh đối với tỉnh (Điều 21 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013).
3.2. Thẩm quyền của Tòa án nơi bị đơn tạm trú:
Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 quy định: “Nơi tạm trú là nơi công dân sinh sống ngoài nơi đăng ký thường trú và đã đăng ký tạm trú”. Quan sát thực tế cho thấy, một người có thể sinh sống ở nhiều nơi khác nhau và để chứng minh nơi tạm trú của mình thì người đó chứng minh là “đã đăng ký tạm trú”.
Điều 30 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 quy định: “Đăng ký tạm trú là việc công dân đăng ký nơi tạm trú của mình với cơ quan nhà nước có thẩm quyền và được cơ quan này làm thủ tục đăng ký tạm trú, cấp sổ tạm trú cho họ” (khoản 1), và “Sổ tạm trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký tạm trú, có giá trị xác định nơi tạm trú của công dân và có thời hạn tối đa là hai mươi bốn tháng” (khoản 4).
Thẩm quyền của Tòa án nơi bị đơn đang sinh sống
Có quan điểm cho rằng: “Nơi cư trú của cá nhân là nơi đăng ký thường trú hoặc tạm trú của cá nhân đó”. Chúng tôi không hoàn toàn đồng tình với quan điểm vừa nêu, vì chưa đầy đủ. Bởi lẽ, quan điểm vừa nêu đã bỏ sót một nơi cư trú nữa, đó chính là “nơi cá nhân đó đang sinh sống” sẽ được trình bày ở phần tiếp sau.
Quan điểm khác cho rằng: “Nơi nào mà cá nhân thường xuyên sinh sống là nơi cư trú của họ, bất kể họ có đăng ký thường trú hay đăng ký tạm trú hay không”. Chúng tôi không hoàn toàn đồng tình với quan quan điểm vừa nêu. Bởi lẽ, quan điểm vừa nêu chỉ thể hiện về mặt thực tế, còn về mặt pháp lý thì chưa được đảm bảo.
Khoản 1 Điều 12 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 quy định: “Nơi cư trú là chỗ ở hợp pháp mà người đó thường xuyên sinh sống. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc tạm trú”. Bên cạnh đó, khoản 2 Điều 12 Luật Cư trú sửa đổi năm 2013 quy định: “Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại khoản 1 Điều này thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống”.
Ngoài ra, khoản 2 Điều 5 Nghị định số
Như đã đề cập ở phần trên, theo chúng tôi, nơi cư trú có nội hàm rộng, bao gồm và có thể là “nơi thường trú”, hoặc có thể là “nơi tạm trú”, hoặc cũng có thể là “nơi người đó đang sinh sống”. Trong số các nơi cư trú nêu trên, Luật Cư trú yêu cầu bắt buộc phải đăng ký đối với “nơi thường trú” và “nơi tạm trú”, còn Nghị định hướng dẫn yêu cầu cần phải có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn đối với “nơi người đó đang sinh sống” để chứng minh một người nào đó đang cư trú tại địa chỉ đó.
Tuy nhiên, thực tế thì không phải lúc nào cũng như văn bản. Trong nhiều trường hợp, một cá nhân có nơi thường trú, hoặc có nơi tạm trú, hoặc vừa có nơi thường trú vừa có nơi tạm trú, ngoài ra họ còn đang sinh sống tại một địa chỉ khác không phải là nơi đăng ký thường trú và tạm trú. Như vậy, đây không phải là trường hợp “không xác định được nơi đăng ký thường trú và (hoặc) tạm trú” của một cá nhân mà là trường hợp vừa “xác định được nơi đăng ký thường trú và (hoặc) tạm trú” vừa “xác định được nơi đang sinh sống” của một cá nhân thì theo chúng tôi, người khởi kiện có thể lựa chọn Tòa án có thẩm quyền giải quyết: hoặc Tòa án nơi bị đơn thường trú, hoặc Tòa án nơi bị đơn tạm trú, hoặc Tòa án nơi bị đơn đang sinh sống.
Khi muốn khởi kiện một cá nhân ra Tòa án nơi người đó đang sinh sống, người khởi kiện phải tiến hành yêu cầu Công an xã, phường, thị trấn nơi người đó đang sinh sống xác nhận người đó đang sinh sống tại một địa chỉ cụ thể để từ đó, người khởi kiện nộp đơn khởi kiện yêu cầu Tòa án nơi người đó đang sinh sống thụ lý, giải quyết vụ án theo quy định của pháp luật.
Kết luận: Việc gửi đơn khởi kiện đến đúng Tòa án có thẩm quyền giải quyết là một yếu tố rất quan trọng để xem xét việc thụ lý vụ án. Nếu vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác thì Tòa án sẽ trả lại đơn khởi kiện, nếu gửi đơn khởi kiện đến sai Tòa án có thẩm quyền xét xử theo cấp hay theo lãnh thổ thì sẽ phải chuyển đơn khởi kiện sang đúng Tòa án có thẩm quyền. Do đó, để tránh mất thời gian, công sức người khởi kiện phải hết sức chú ý đến vấn đề này để đảm bảo đơn khởi kiện của mình có thể được thụ lý nhanh chóng.