Hiện nay, tình hình thiên tai vẫn còn diễn biến phức tạp và khó lường, vì thế cần tăng cường năng lực ứng phó thiên tai thời gian tới. Vậy câu hỏi đặt ra: Pháp luật ghi nhận như thế nào về thẩm quyền huy động nguồn lực phục vụ ứng phó thiên tai.
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền huy động nguồn lực phục vụ ứng phó thiên tai:
1.1. Thiên tai và một số loại thiên tai thường gặp ở Việt Nam:
Thiên tai là khái niệm để chỉ hiện tượng tự nhiên bất thường, không thể lường trước được, có thể gây thiệt hại về người, tài sản, môi trường, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế xã hội. Thiên tai bao gồm nhiều loại khác nhau, đó có thể là: bão, áp thấp nhiệt đới, lốc, sét, mưa lớn, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất, nước dâng, xâm nhập mặn, hạn hán, động đất, sóng thần, mưa đá … Theo một số quan điểm khác, thì thiên tai có thể hiểu là những điều đáng sợ, có thể đến với con người bất cứ lúc nào, không nằm trong ý chí chủ quan của con người, như: dịch bệnh, chiến tranh, cháy rừng … Khi thiên tai xảy ra thì tiềm ẩn nhiều nguy cơ về tai nạn thương tích đối với trẻ em như: đuối nước, cây ngã, bỏng, điện giật, cháy nổ … Tùy theo vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của mỗi quốc gia khác nhau, mà có những dạng thiên tai khác nhau. Có thể điểm qua một số thiên tai thường gặp ở Việt Nam như sau:
Thứ nhất, bão. Bão là trạng thái khí quyển có nhiều biến động mang tính cực đoan. Một cơn bão hình thành từ vùng áp thấp nhiệt đới, rồi chuyển sang áp thấp nhiệt đới, tới bão nhiệt đới và đỉnh cao là siêu bão. Ở nước ta bão xuất hiện đi kèm với mưa lớn, gió mạnh, giông lốc, trung bình mỗi năm có từ 7 – 8 cơn bão có năm lên tới 11 – 12 cơn bão. Bão thường đổ bộ trực tiếp vào các tỉnh duyên hải Bắc và Nam Trung Bộ, hứng chịu bão nhiều nhất là các tỉnh ven biển từ Thanh Hóa đến Bình Định gây thiệt hại lớn về kinh tế và đời sống người dân. Bão thường kèm theo lốc xoáy, nó phát triển từ một cơn giông rất mạnh, nó được sinh ra từ một dãi gió giật mạnh xoáy hình chôn ốc thành một ống hút khổng lồ gọi là vòi rồng, nó hút tất cả mọi thứ nơi chúng đi qua. Ở Việt Nam, lốc xoáy thường xuất hiện ở mức độ cao nhưng cường độ không mạnh giống như ở các nước thường xuyên có lốc xoáy.
Thứ hai, ngập lụt. Hiện nay, vùng chịu lụt úng nghiêm trọng nhất ở nước ta được xác định là vùng châu thổ sông Hồng, nguyên nhân là do diện mưa bão rộng, lũ lụt tập trung trong các hệ thống sông lớn, mặt đất thấp, xung quanh lại có đê sông, đê biển bao bọc. Mật độ xây dựng cao cũng làm cho mức độ ngập lụt nghiêm trọng hơn ở đồng bằng sông Hồng phía bắc nước ta. Ngoài ra thì, ở phía Nam, tình trạng ngập lụt ở đồng bằng sông Cửu Long không chỉ do mưa lớn gây ra mà còn do triều cường. Vì vậy, khi tiến hành tiêu nước chống ngập lụt cần tính đến làm các công trình thoát lũ và ngăn thủy triều. Ngập lụt gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế và đời sống sinh hoạt của người dân ở hai đồng bằng trên. Còn tại Trung Bộ, nhiều vùng trũng ở Bắc Trung Bộ và đồng bằng hạ lưu các sông lớn ở Nam Trung Bộ cũng bị ngập lụt mạnh vào các tháng 9, tháng 10 do mưa bão lớn, nước biển dâng và lũ từ nguồn về.
1.2. Thẩm quyền huy động nguồn lực phục vụ ứng phó thiên tai:
Theo quy định tại Điều 28 Luật phòng, chống thiên tai năm 2020 hiện hành, thì thẩm quyền huy động nguồn lực phục vụ hoạt động ứng phó thiên tai được quy định cụ thể như sau:
– Thẩm quyền huy động nguồn lực phục vụ ứng phó thiên tai trước tiên thuộc về Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã. Nhìn chung thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã trong phạm vi thẩm quyền có trách nhiệm huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm đã được chuẩn bị theo phương châm “04 tại chỗ” để ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp tại địa phương. Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với chủ thể có thẩm quyền đó là Ủy ban nhân dân cấp trên;
– Chủ thể có thẩm quyền đó là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp. Trường hợp vượt quá khả năng, thẩm quyền phải báo cáo kịp thời với cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai;
– Chủ thể có thẩm quyền đó là Trưởng Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai của bộ, cơ quan ngang bộ có thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm của tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý để phục vụ ứng phó thiên tai và cứu trợ khẩn cấp;
– Chủ thể có thẩm quyền đó là Trưởng Ban chỉ đạo trung ương về phòng, chống thiên tai quyết định huy động hoặc báo cáo, đề xuất tới chủ thể có thẩm quyền đó là Thủ tướng Chính phủ quyết định huy động nguồn lực và biện pháp ứng phó thiên tai trong trường hợp vượt quá khả năng của địa phương, bộ, cơ quan ngang bộ;
– Người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật xác lập các quyết định huy động lực lượng, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm sẽ phải có trách nhiệm quyết định việc hoàn trả hoặc bồi thường thiệt hại cho các chủ thể là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được huy động theo quy định của Luật phòng chống thiên tai năm 2020 hiện hành, pháp luật có liên quan và chịu trách nhiệm về quyết định của mình.
2. Quy định về nguyên tắc cơ bản trong phòng, chống thiên tai:
Căn cứ theo quy định tại Luật phòng chống thiên tai năm 2020 hiện hành, thì quá trình phòng chống và ứng phó hậu quả thiên tai cần tuân thủ các nguyên tắc cơ bản sau đây:
– Cần phải tiến hành các hoạt động phòng chống thiên tai và phòng ngừa cũng như ứng phó với hậu quả của thiên tai một cách kịp thời và nhanh chóng, khắc phục khẩn trương các hậu quả khi thiên tai đã xảy ra nhằm mục đích hạn chế rủi ro và mất cho người dân;
– Các cơ quan nhà nước có thẩm quyền cần phải phát huy hết chức năng và nhiệm vụ của mình trong quá trình phòng chống thiên tai. Nhìn chung thì quá trình phòng chống thiên tai được coi là trách nhiệm của nhà nước và các tổ chức cá nhân trong xã hội, tuy nhiên nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong quá trình phòng chống thiên tai, còn các tổ chức và cá nhân khác trong xã hội giữ vai trò chủ động và hợp tác cộng hưởng lẫn nhau;
– Phòng chống thiên tai cần được thực hiện theo phương châm bốn tại chỗ phù hợp với quy định của pháp luật, đó là: chỉ huy tại chỗ, vật tư tại chỗ, hậu cần tại chỗ và lực lượng tại chỗ;
– Quá trình phòng chống thiên tai cần phải được lồng ghép và được tiến hành phù hợp với các quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của nhà nước và các chủ thể có thẩm quyền, phải phòng chống thiên tai sao cho phù hợp với kế hoạch phát triển của các bộ ban ngành có liên quan, và phải phù hợp với tình hình của từng địa phương nhất định;
– Quá trình phòng chống thiên tai phải đảm bảo tính công bằng và minh bạch, phải đảm bảo sự bình đẳng giới và tính nhân đạo trong xã hội;
– Phòng chống thiên tai phải được dựa trên các cơ sở khoa học kết hợp với những kinh nghiệm truyền thống cùng với sự tiến bộ của quá trình phát triển công nghệ, phải kết hợp giữa phòng chống thiên tai với các giải pháp công trình và phi công trình, phòng chống thiên tai phải đi liền với việc bảo vệ môi trường và ổn định hệ sinh thái cũng như thích ứng với sự biến đổi khí hậu đang ngày càng diễn ra phức tạp;
– Cuối cùng thì phòng chống thiên tai cần phải được thực hiện dưới sự phân cấp và phân quyền phù hợp với quy định của pháp luật, phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng với nhau trong quá trình hạn chế thấp nhất các cấp độ và rủi ro của thiên tai.
3. Một số giải pháp ứng phó thiên tai trên thực tế:
Các biện pháp cơ bản để ứng phó với thiên tai bao gồm:
– Di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thuỷ sản trên biển, ven biển, trên sông ra khỏi khu vực nguy hiểm; tổ chức kiểm đếm, hướng dẫn tàu thuyền neo đậu hoặc thực hiện biện pháp khác để bảo đảm an toàn;
– Thực hiện biện pháp bảo đảm an toàn đối với nhà cửa, công sở, bệnh viện, trường học, kho tàng, công trình và cơ sở kinh tế, an ninh, quốc phòng, cần chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất;
– Kiểm tra và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế – xã hội và an ninh, quốc phòng, và cần bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai;
– Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, trên biển, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ hoặc dòng chảy và khu vực nguy hiểm khác;
– Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán;
– Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra thiên tai;
– Huy động khẩn cấp và tuân thủ quyết định chỉ đạo, huy động khẩn cấp về nhân lực, vật tư, phương tiện, trang thiết bị, nhu yếu phẩm để kịp thời ứng phó với thiên tai.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Hợp nhất Luật phòng, chống thiên tai năm 2020.