Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lối đi chung như thế nào? Quy định về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp đất đai.
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp về lối đi chung như thế nào? Quy định về trình tự
Tóm tắt câu hỏi:
trên giấy chứng nhận QSDĐ của gia đình tôi có thể hiện con đường đi từ đường công cộng vào đến nhà do điều kiện kinh tế khó khăn đi làm ăn xa hộ phía trước giáp ranh con đường đã lấn chiếm trồng hoa màu từ 2011 đến nay làm mất con đường đi của gia đình, hiện gia đình yêu cầu mở lại đã làm đơn gởi đến UBND xã giải quyết, đã hòa giải 3 lần nhưng không thành, tôi làm đơn gởi tòa án cấp huyện. nhưng tòa không giải quyết trả lời thuộc UBND xã. tôi đã nhiều lần gửi đơn nhưng không ai giải quyết. hiện nay tôi muốn biết thẩm quyền giải quyết vụ việc thuộc về cơ quan nào?
Luật sư tư vấn:
Câu hỏi được biên tập và trả lời bởi phòng tư vấn pháp luật trực tuyến (lĩnh vực pháp luật đất đai) của công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc trên, Chuyên viên Lục Thị Trang đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Căn cứ pháp lý:
Điều 202, Điều 203 Luật đất đai năm 2013
Điều 10 Nghị định số 102/2014/NĐ-CP ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai.
Điều 88 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 05 năm 2014 của Chính phủ hướng dẫn Luật đất đai
2. Nội dung tư vấn:
Xem thêm: Lối đi chung ghi trong sổ đỏ là đất của ai?
Theo thông tin bạn trình bày thì con đường bị hộ gia đình giáp ranh lấn chiếm trồng hoa màu thuộc diện tích đất nằm trong
Điều 202 Luật đất đai khuyến khích việc các bên tự hòa giải tranh chấp đất đai, trường hợp không thỏa thuận được thì gửi đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã giải quyết.
Khi nhận đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai thì theo Điều 88
Ngoài ra, Điều 202
>>> Luật sư tư vấn pháp luật về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai: 1900.6568
Theo đó, nếu hết thời hạn hòa giải mà Ủy ban nhân dân xã không tiến hành hòa giải hoặc đã tiến hàng hòa giải nhưng không thành thì theo Điều 203, các bên tranh chấp có quyền lựa chọn giải quyết theo 2 hướng:
– Nếu có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 thì các bên tranh chấp có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản để yêu cầu giải quyết.
Xem thêm: Quy định về việc tranh chấp lối đi chung
– Nếu không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật đất đai năm 2013 thì các bên tranh chấp có thể khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản hoặc Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp để yêu cầu giải quyết.
Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp thì bạn có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bạn đã có đơn yêu cầu Ủy ban nhân dân xã giải quyết và đã tiến hành hòa giải 3 lần nhưng không thành. Trường hợp này bạn cần xác định Ủy ban nhân dân xã đã có biên bản hòa giải không thành hay chưa? Nếu có biên bản hòa giải không thành rồi thì bạn có quyền khởi kiện lên Tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản và nộp biên bản hòa giải không thành kèm với hồ sơ khởi kiện. Việc Tòa án từ chối giải quyết với lý do thuộc thẩm quyền của ủy ban nhân dân xã là trái với quy định của pháp luật tố tụng dân sự.
Theo quy định tại Điều 25 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì bạn có quyền khiếu nại cơ quan tiến hành tố tụng hoặc người tiến hành tố tụng có hành vi không tiếp nhận hồ sơ khởi kiện của bạn.