Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lối đi chung. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp lối đi chung theo quy định của Luật Đất đai.
Thẩm quyền giải quyết
Tóm tắt câu hỏi:
Kính chào Luật sư. Tôi có một vấn đề xin Luật sư tư vấn, tôi xin trân trọng cảm ơn! Năm 1980 – 1981, khi tôi còn đang đi làm nghĩa vụ quân sự, bố mẹ tôi đã mua cho tôi một mảnh đất tại xóm Đông (Nay là phố Đông) thị trấn Liễu Đề, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, diện tích: 600 m2, thể hiện tại thửa 396 tờ bản đồ số: 2a thị trấn Liễu Đề. Mảnh đất này có 1 ngõ đi chung nằm giữa thửa đất của gia đình bà Hà Thị Nhiệm ( tức Kiên) và thửa đất của gia đình bà Đinh Thị Hiên (tức Nhi). Ngõ chung (thuộc đất công) có chiều rộng khoảng 4m chạy từ mặt đường công cộng vào thửa đất của gia đình nhà tôi. Mảnh đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền ghi tên tôi tại thửa 396 tờ bản đồ số 2a Bản đồ địa chính thị trấn Liễu Đề năm 1986 và sổ mục kê năm 1986 với diện tích 600 m2, trong đó 280 m2 đất thổ cư và 320 m2 đất ao. Gia đình tôi sử dụng ổn định diện tích đất và sử dụng ngõ đi từ khi nhận chuyển nhượng. Gần đây, ngõ đi chung này đã bị gia đình bà Hiên (tức Nhi), ông Hồng lấn chiếm toàn bộ và đã xây dựng nhà trên đất ngõ đi chung làm cho gia đình tôi không có lối đi, làm ảnh hưởng đến việc sử dụng mảnh đất của gia đình tôi. Việc lấn, chiếm ngõ đi chung của gía đình bà Hiên (tức Nhi), ông Hồng đã xâm phạm trực tiếp đến quyền và lợi ích hợp pháp của tôi trên lối đi chung đó và gây ra tình trạng tranh chấp đất đai kéo dài giữa các gia đình trong xóm ngõ, làm ảnh hưởng tới an ninh, trật tự khu vực. Thời gian qua tôi đã làm đơn đề nghị khu phố và UBND thị trấn Liễu Đề hòa giải để yêu cầu gia đình bà Đinh Thị Hiên và ông Nguyễn Văn Hồng trả lại ngõ đi chung. Mặc dù UBND thị trấn Liễu Đề đã hoà giải nhiều lần nhưng gia đình bà Hiên, ông Hồng không trả lại đất ngõ dẫn đến các cuộc hòa giải đều không thành và UBND thị trấn đã hướng dẫn tôi làm đơn khởi kiện ra tòa án nhân dân huyện Nghĩa Hưng vì vậy tôi đã làn đơn khởi kiện ra tòa án nhân dân huyện Nghĩa Hưng với đầy đủ thủ tục và chứng cứ theo quy định của pháp luật, nhưng tòa án ND huyện Nghĩa Hưng không nhận đơn với lý do là ngõ đi chung là đất công do chính quyền quản lý và hướng dẫn tôi làm đơn đề nghị gửi UBND huyện Nghĩa Hưng để giải quyết. Vậy tôi xin Luật sư tư vấn gúp:
1. Ngõ đi chung thuộc đất công đó do cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
2. Nếu tôi gửi đơn ra UBND huyện mà không giải quyết thỏa đáng thì tôi có được khởi kiện ra tòa án theo thủ tục tố tụng hành chính không? Hay phải gửi đơn lên UBND tỉnh? Rất mong Luật sư tư vấn giúp. Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật lao động, giải quyết tranh chấp lao động
Thứ nhất, lối đi chung là đất công do đo đó không phải phần đất thuộc sở hữu của ông Hồng bà Hiên, việc ông Hồng bà Hiên xây dựng lấn chiếm, chặn lối đi chung của nhà anh là không phù hợp với quy định pháp luật.
Thứ hai, căn cứ quy định tại Điều 275 Bộ luật dân sự 2005 quy định quyền về lối đi quy bất động sản liền kề như sau:
– Chủ sở hữu bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có lối đi ra, có quyền yêu cầu một trong những chủ sở hữu bất động sản liền kề dành cho mình một lối đi ra đến đường công cộng; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó. Người được dành lối đi phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản liền kề, nếu không có thoả thuận khác.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
– Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thoả thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định.
Như vậy, khi nhà anh không còn lối để đi ra do các bất động sản bên ngoài vây bọc thì gia đình anh có quyền yêu cầu mở lối đi, nhà ông Hồng, bà Hiên phải có nghĩa vụ thực hiện yêu cầu đó. Và việc ông Hồng, bà Hiên cố tình lấn chiếm lối đi chung để xây nhà là bất hợp pháp. Trường hợp này gia đình bạn có quyền khiếu nại lên UBND xã để tiến hành hòa giải không thành thì sẽ khởi kiện ra Tòa án nhân dân cấp huyện để giải quyết tranh chấp lối đi chung.
Căn cứ Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định về thẩm quyền
>>> Luật sư tư vấn pháp luật dân sự qua tổng đài: 1900.6568
“Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:
a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;
b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;
3. Trường hợp đương sự lựa chọn giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền thì việc giải quyết tranh chấp đất đai được thực hiện như sau:
a) Trường hợp tranh chấp giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
b) Trường hợp tranh chấp mà một bên tranh chấp là tổ chức, cơ sở tôn giáo, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết; nếu không đồng ý với quyết định giải quyết thì có quyền khiếu nại đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hoặc khởi kiện tại Tòa án nhân dân theo quy định của pháp luật về tố tụng hành chính;
4. Người có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai tại khoản 3 Điều này phải ra quyết định giải quyết tranh chấp. Quyết định giải quyết tranh chấp có hiệu lực thi hành phải được các bên tranh chấp nghiêm chỉnh chấp hành. Trường hợp các bên không chấp hành sẽ bị cưỡng chế thi hành.”
Xem thêm: Luật sư tư vấn pháp luật dân sự, giải quyết các tranh chấp dân sự uy tín