Cơ sở pháp lý về việc giải quyết kiến nghị trong đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu và Nghị định 63/2014/NĐ-CP.
Thẩm quyền giải quyết kiến nghị về lựa chọn nhà đầu tư và kết quả lựa chọn nhà đầu tư.
Trong xã hội hiện nay, Quyền kiến nghị là một quyền không thể tách rời khỏi bất cứ, cá nhân, tổ chức nào, bởi đó là một trong những cách thức bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của những cá nhân, tổ chức bị xâm hại. Trong lĩnh vực đấu thầu cũng vậy, Quyền kiến nghị không thể tách khỏi các bên tham gia đấu thầu theo quy định của Luật Đấu thầu 2013.
Trước tiên, chúng ta cùng tìm hiểu các điều kiện để xem xét, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu, được quy định tại Điều 118,
1. Đơn kiến nghị là của nhà thầu tham dự thầu.
2. Đơn kiến nghị phải có chữ ký của người ký đơn dự thầu hoặc đại diện hợp pháp của nhà thầu, được đóng dấu (nếu có).
3. Người có trách nhiệm giải quyết kiến nghị nhận được đơn kiến nghị theo quy định tại Điều 92 của Luật Đấu thầu.
4. Nội dung kiến nghị đó chưa được nhà thầu khởi kiện ra
5. Chi phí giải quyết kiến nghị theo quy định tại Khoản 8 Điều 9 của
Theo đó tại Điều 91, Luật Đấu thầu 2013 quy định về việc giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Như vậy, khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị ảnh hưởng, nhà thầu, nhà đầu tư có quyền (Điều 91, Khoản 1, Luật Đấu thầu 2013):
a) Kiến nghị với bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền về các vấn đề trong quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; về kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư theo quy trình giải quyết kiến nghị quy định tại Điều 92 của Luật này;
b) Khởi kiện ra
Lưu ý: Nhà thầu, nhà đầu tư đã khởi kiện ra Tòa án thì không gửi kiến nghị đến bên mời thầu, chủ đầu tư, người có thẩm quyền. Trường hợp đang trong quá trình giải quyết kiến nghị mà nhà thầu, nhà đầu tư khởi kiện ra Tòa án thì việc giải quyết kiến nghị được chấm dứt ngay (Điều 91, Khoản 2, Luật Đấu thầu 2013).
Về quy trình giải quyết kiến nghị được quy định tại Điều 92, Luật Đấu thầu 2013.
(Các bạn có thể tham khảo trong các bìa viết trước có nội dung liên quan đến giải quyết tranh chấp trong đấu thầu của Luật Dương Gia)
Về thẩm quyền xem xét, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu được quy định một cách chi tiết tại Điều 119, Nghị định 63/2014/NĐ-CP. Theo đó, các nhà làm luật đã quy định rằng, phải lập ra Hội đồng tư vấn để xem xét, giải quyết kiến nghị trong đấu thầu. Hội đồng tư vấn được thành lập dựa trên các cấp độ quản lý.
Đầu tiên là Hội đồng tư vấn cấp Trung ương do đại diện có thẩm quyền Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm chủ tịch hội đồng (Điều 119, Khoản 1, Điểm a, Nghị định 63/2014/NĐ-CP).
Thứ hai là Hội đồng tư vấn cấp Bộ, do đại diện có thẩm quyền của đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý về hoạt động đấu thầu thuộc cơ quan này làm chủ tịch hội đồng (Điều 119, Khoản 1, Điểm b, Nghị định 63/2014/NĐ-CP).
Thứ ba là Hội đồng tư vấn cấp địa phương do đại diện có thẩm quyền của Sở Kế hoạch và Đầu tư địa phương nơi có nhà thầu kiến nghị (Điều 119, Khoản 1, Điểm c, Nghị định 63/2014/NĐ-CP).
Thành viên của Hội đồng tư vấn các cấp gồm đại diện của người có thẩm quyền, đại diện của hiệp hội nghề nghiệp liên quan. Tùy theo tính chất của từng gói thầu (Điều 119, Khoản 2, Nghị định 63/2014/NĐ-CP).
Lưu ý:
1, Trong trường hợp cần thiết, ngoài thành viên nêu trên, Chủ tịch Hội đồng tư vấn có thể mời thêm các cá nhân tham gia với tư cách là thành viên của Hội đồng tư vấn (Điều 119, Khoản 2, Nghị định 63/2014/NĐ-CP).
2, Thành viên Hội đồng tư vấn không được là thân nhân (cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột) của người ký đơn kiến nghị, của các cá nhân trực tiếp tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất của các cá nhân trực tiếp thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu và của người ký phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu (Điều 119, Khoản 2, Nghị định 63/2014/NĐ-CP).
Với những quy định trên của Luật Đấu thầu 2013 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP đã góp phần xử lý và giải quyết nhanh chóng các kiến nghị của các bên tha gia đấu thầu. Đảm bảo tiến độ của các gói thầu, thúc đẩy kinh tế phát triển ổn định.