Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự. Khiếu nại chấp hành viên không thực hiện đúng nhiệm vụ tại cơ quan nào?
Thẩm quyền giải quyết khiếu nại trong thi hành án dân sự. Khiếu nại chấp hành viên không thực hiện đúng nhiệm vụ tại cơ quan nào?
Theo đó, thẩm quyền giải quyết khiếu nại được áp dụng theo nguyên tắc được quy định trong Luật khiếu nại 2011 như sau:
Khiếu nại là việc công dân, cơ quan, tổ chức hoặc cán bộ, công chức theo thủ tục do Luật khiếu nại 2011 quy định, đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét lại quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, của người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước hoặc quyết định kỷ luật cán bộ, công chức khi có căn cứ cho rằng quyết định hoặc hành vi đó là trái pháp luật, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Theo đó, cơ quan có thẩm quyền giải quyết khiếu nại theo trình tự khiếu nại được áp dụng tại Điều 7 Luật khiếu nại 2011:
Điều 7. Trình tự khiếu nại
1. Khi có căn cứ cho rằng quyết định hành chính, hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu hoặc quá thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khiếu nại lần hai đến Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu hoặc khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trường hợp người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần hai hoặc hết thời hạn quy định mà khiếu nại không được giải quyết thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án theo quy định của Luật tố tụng hành chính.
Trình tự khiếu nại được thực hiện theo nguyên tắc, trình tự: người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tiên khi có đơn khiếu nại là chính người, cơ quan có thẩm quyền khi ra quyết định hành chính, hành vi hành chính, quyết định xử lý kỷ luật. Nếu không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu, người khiếu nại có thể khiếu nại lần 2 tới Thủ trưởng cấp trên trực tiếp của người đã ra quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu. Nếu không đồng tình việc giải quyết khiếu nại lần 2 thì người khiếu nại đó có thể khởi kiện tại Tòa án.
Như vậy, đối với vụ việc thuộc lĩnh vực thi hành án dân sự thì thẩm quyền giải quyết khiếu nại được quy định cụ thể như sau bao gồm các chủ thể sau theo Điều 7 Thông tư 01/2016/TT-BTP:
Thứ nhất: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện giải quyết khiếu nại:
– Khiếu nại quyết định, hành vi của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
– Khiếu nại quyết định, hành vi của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện.
Thứ hai: Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh giải quyết khiếu nại:
– Khiếu nại quyết định, hành vi của Phó Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Chấp hành viên;
– Khiếu nại quyết định, hành vi của Chấp hành viên thuộc quyền quản lý của cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
– Khiếu nại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện;
– Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp huyện. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh có hiệu lực thi hành.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Thứ ba: Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp giải quyết khiếu nại:
– Khiếu nại quyết định, hành vi của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh;
– Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự cấp tỉnh. Quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành.
Thứ tư: Bộ trưởng Bộ Tư pháp giải quyết các khiếu nại sau:
– Khiếu nại đối với quyết định giải quyết khiếu nại của Thủ trưởng cơ quan quản lý thi hành án dân sự thuộc Bộ Tư pháp quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này. Quyết định giải quyết khiếu nại của Bộ trưởng Bộ Tư pháp có hiệu lực thi hành;
– Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có quyền xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại đã có hiệu lực thi hành quy định tại Điểm d Khoản 2 và Điểm b Khoản 3 Điều này nếu có căn cứ cho rằng quyết định giải quyết khiếu nại có vi phạm nghiêm trọng hoặc tình tiết mới làm thay đổi cơ bản nội dung của vụ việc.
Bạn có thể tham khảo thêm một số bài viết có liên quan khác của Dương Gia:
– Giải quyết khiếu nại trong quản lý hành chính nhà nước
– Khiếu nại quyết định xử lý vụ việc cạnh tranh chưa có hiệu lực pháp luật
– Thủ tục giải quyết khiếu nại quyết định hành chính
Mọi thắc mắc pháp lý cần tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ, quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 1900.6568 hoặc gửi thư về địa chỉ email: [email protected].
——————————————————–
THAM KHẢO CÁC DỊCH VỤ CÓ LIÊN QUAN CỦA LUẬT DƯƠNG GIA:
– Tư vấn luật hành chính trực tuyến miễn phí