Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài?
Hôn nhân là nền tảng vững chắc của xã hội, có hôn nhân mới có sự phát triển của xã hội, là nền móng cho sự phát triển của con người. Các vấn đề về hôn nhân được quy định tại Luật hôn nhân và gia đình, khi các vấn đề về hôn nhân và gia đình xảy ra sẽ có các cơ quan thẩm quyền giải quyết đúng trình tự và quy định của pháp luật. Riêng hôn nhân gia đình có yếu tố nước ngoài được quy định về thẩm quyền giải quyết riêng biệt. Vậy thẩm quyền giải quyết hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài được pháp luật nước ta quy định như thế nào? Bài viết dưới đây của Luật Dương Gia sẽ đi vào tìm hiểu các quy định liên quan để giúp người đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.
Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Cơ sở pháp lý: Luật hôn nhân và gia đình 2014.
1. Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài
Hôn nhân là một trong những yếu tố quan trọng không thể thiếu trong xã hội, hôn nhân là sự gắn kết giữa hai con người với nhau từ đó cùng xây dựng nên một gia đình. Hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tinh cảm, xã hội, hoặc tôn giáo một cách hợp pháp. Hãn nhân có thể là kết quả của tình yêu, hoặc cũng có thể là kết quả của một cuộc hôn ước giữa hai đòng họ. hoặc hai gia đình. Để đánh dấu cho sự bắt đầu của hôn nhân giữa hai cá nhân thi lễ cưới được coi là sự kiện đánh dấu sự chính thức bắt đầu của hôn nhân Về mặt luật pháp, đó là việc đăng ký kết hôn.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của chế độ hôn nhân và gia đình là hôn nhân tự nguyện, tiễn bộ, một vợ một chồng, vợ chẳng binh đẳng. Từ quy đình trên, ta có thể hiểu rằng hôn nhân một vợ, một chồng là quan hệ hôn nhận được xác lập khi đáp ứng các điều kiện theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, theo đó, cá nhân khi kết hôn phải tuân thủ các quy định về điều kiện kết hôn. Đồng thời, trong thời kỳ hôn nhân, vợ, chồng không được kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác. Theo Luật HN&GĐ năm 2014, hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi kết hôn (Khoản 1 Điều 3). Hồn nhân là sự kết hợp đặc biệt dựa trên nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng. tiến bộ, một vợ một chồng Như vậy pháp luật nước ta chỉ công nhân hôn nhân một vợ một chồng.
Việc xác định thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài tại Việt Nam được quy định trong
Khoản 2 Điều 123 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định: “Thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân và gia đình có yếu tố nước ngoài tại Tòa án được thực hiện theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.” So với
Thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ ly hôn có yếu tố nước ngoài đã được quy định chi tiết tại Bộ luật Tố tụng dân sự. Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định:
“3. Những tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này mà cỏ đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam hủy việc kết hôn trái pháp luật, giải quyết việc ly hôn, các tranh chấp về quyền và to
nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con, về nhận cha, mẹ, con, nuôi con nuôi và giám hộ giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cùng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam theo quy định của Bộ luật này và các quy định khác của pháp luật Việt Nam. ” Như vậy:
Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình mà có đương sự hoặc tài sản ở nước ngoài hoặc cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài, cho Tòa án, cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài. Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 đã quy định bao quát hơn so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000, quy định này sẽ tránh bỏ sót những trường hợp phát sinh trong thực tế. Việc pháp luật quy định thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh vì đây là quan hệ tương đối phức tạp, đòi hỏi phải được giải quyết ở những cơ quan cơ quan có thẩm quyền cao với những thẩm phán có trình độ chuyên môn nghiệp vụ tốt.
– Tòa án nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam có thẩm quyền giải quyết các quan hệ hôn nhân và gia đình giữa công dân Việt Nam cư trú ở khu vực biên giới với công dân của nước láng giềng cũng cư trú ở khu vực biên giới với Việt Nam. Quy định này vẫn được giữ nguyên so với Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000. Việc phân định thẩm quyền theo hướng mở rộng thẩm quyền cho Tòa án nhân dân cấp huyện là hoàn toàn phù hợp, đáp ứng được được yêu cầu bảo vệ kịp thời quyền lợi của công dân, thích ứng với điều kiện và trình độ dân trí ở đây. Đồng thời, tránh được tình trạng dồn ép, quá tải công việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, mặt khác, tháo gỡ được khó khăn do thực tiễn phát sinh đối với đồng bảo ở khu vực biên giới trong việc thực hiện quyền tham gia tố tụng (do địa hình hiểm trở, giao thông đi lại gặp khó khăn,…).
Ngoài ra, với quy định tại khoản 3 Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 có thể hiểu: trường hợp không phải ủy thác cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, không có đương sự ở nước ngoài và không có tài sản ở nước ngoài thì Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết. Trước đây. Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 đã có quy định về vấn đề này, theo đó Nghị quyết số 742/NQ-UBTVQH ngày 24/12/2005 về việc giao thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự cho Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thì ở Hà Nội hiện nay có 05 Tòa án cấp quận có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự (trong đó có ly hôn có yếu tố nước ngoài mà không phải ủy thác cho cơ quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài, không có đương sự ở nước ngoài và không có tài sản ở nước ngoài) là Tòa án nhân dân quận Ba Đình, Đống Đa, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng và Hoàn Kiểm.
Một điểm mới trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 so với Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004 (sửa đổi bổ sung năm 2011) là tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh đã có quy định thẩm quyền của các Tòa chuyên trách. Do đó, theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì:
– Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
– Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền:
+ Giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
+ Giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị.
Như vậy, theo nghĩa hẹp, vụ việc ly hôn có yếu tố nước ngoài có thể được giải quyết tại một trong hai Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh là Tòa Dân sự hoặc Tòa gia đình và người chưa thành niên. Hiện nay, những vụ việc về hôn nhân và gia đình nói chung và ly hôn nói riêng khi nộp đơn đến Tòa án số Tòa dân sự thụ lý giải quyết, có một số trường hợp sẽ chuyển tới Tòa gia đình và người chưa thành niên. Việc phân công Tòa dân sự hay Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền giải quyết thi tại Tòa án nhân dân TP Hà Nội chưa có văn bản quy định rõ ràng về vấn đề này. Thiết nghĩ, trong tương lai, Tòa án cần xác định và có văn bản quy định rõ ràng để đương sự khi nộp đơn không bị sai thẩm quyền giải quyết.
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Dương Gia về các vấn đề về Thẩm quyền giải quyết ly hôn có yếu tố nước ngoài cũng như các vấn đề liên quan.