Thời hạn điều tra trong tố tụng hình sự? Thẩm quyền và thủ tục gia hạn điều tra trong tố tụng hình sự? Thời hạn gia hạn điều tra và số lần gia hạn điều tra trong tố tụng hình sự?
Điều tra vụ án là giai đoạn thu thập chứng cứ để chứng minh tội phạm, người thực hiện hành vi phạm tội, xác định các tình tiết ảnh hưởng tới trách nhiệm hình sự và hình phạt của người thực hiện tội phạm. Vì vậy, giai đoạn này có ý nghĩa rất quan trọng đối với việc giải quyết vụ án. Pháp luật đã quy định rất rõ về trình tự, thủ tục, thẩm quyền điều tra trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trên thực tế có những vụ án có tính chất, quy mô, mức độ phức tạp thì cần phải gia hạn điều tra. Vậy Thẩm quyền và thủ tục gia hạn điều tra trong tố tụng hình sự được quy định như thế nào?
Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
Mục lục bài viết
1. Thời hạn điều tra trong tố tụng hình sự:
– Thời hạn điều tra trong tố tụng hình sự được quy định tại Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, theo đó, thời hạn điều tra là thời gian do pháp luật quy định để cơ quan điều tra hoàn thành điều tra vụ án. Thời hạn điều tra được tính từ khi khởi tố vụ án cho đến ngày kết thúc điều tra. Trong trường hợp cơ quan điều tra tiếp nhận vụ án từ cơ quan điều tra khác hoặc từ đơn vị bộ đội biên phòng, cơ quan hải quan, cơ quan kiểm lâm, lực lượng cảnh sát biển, cơ quan kiểm ngư… thì thời hạn điều tra cũng được tính từ ngày cơ quan đó ra quyết định khởi tố vụ án hình sự.
Thời hạn điều tra vụ án hình sự không được quá hai tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá ba tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá bốn tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Nếu do tính chất phức tạp của vụ án cần phải có thêm thời gian để điều tra thì trong thời hạn mười ngày trước khi hết hạn điều tra, cơ quan điều tra phải làm văn bản đề nghị viện trưởng viện kiểm sát gia hạn điều tra. Sau khi nhận được văn bản đề nghị gia hạn điều tra, Viện trưởng viện kiểm sát sẽ xem xét, kiểm tra và đánh giá, giám sát và đưa ra quyết định về việc có gia hạn hay không gia hạn thời hạn điều tra, nếu quyết định không gia hạn điều tra phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
2. Thẩm quyền và thủ tục gia hạn điều tra trong tố tụng hình sự:
– Việc gia hạn điều tra được quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, theo đó, việc gia hạn điều tra được quy định như sau:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra một lần không quá hai tháng.
+ Đối với tội phạm nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, lần thứ nhất không quá ba tháng và lần thứ hai không quá hai tháng.
+ Đối với tội phạm rất nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra hai lần, mỗi lần không quá bốn tháng. Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng có thể được gia hạn điều tra ba lần, mỗi lần không quá bốn tháng.
2.1. Thẩm quyền gia hạn điều tra:
Tại Khoản Khoản 5 Điều 172 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định về thẩm quyền gia hạn điều tra của viện kiểm sát cụ thể trong bốn trường hợp như sau:
+ Trường hợp 1: Gia hạn điều tra đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra đối với những trường hợp vụ án được thụ lý ở cấp tỉnh, cấp quân khu.
+ Trường hợp 2: Gia hạn điều tra đối với tội phạm nghiêm trọng thì viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát quân sự cấp quân khu được gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai đối với trường hợp vụ án được thụ lý điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu.
+ Trường hợp 3: Gia hạn điều tra đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, viện kiểm sát quân sự khu vực gia hạn điều tra lần thứ nhất, viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thẩm quyền gia hạn điều tra lần thứ hai. Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai đối với trường hợp vụ án được thụ lý điều tra tại cấp tỉnh và cấp quân khu.
+ Trường hợp 4: Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát quân sự cấp quân khu gia hạn điều tra lần thứ nhất và lần thứ hai. Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương gia hạn điều tra lần thứ ba.
+ Đặc biệt: Thẩm quyền gia hạn điều tra thuộc về Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương đối với trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp trung ương, vụ án do Cơ quan điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra Bộ Quốc phòng, Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
– Như vậy, thời hạn điều tra tối đa (kể cả gia hạn) đối với tội phạm ít nghiêm trọng là không quá bốn tháng, tội phạm nghiêm trọng là không quá tám tháng, tội phạm rất nghiêm trọng là không quá mười hai tháng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là không quá mười sáu tháng. Quy định này đòi hỏi cơ quan điều tra phải nâng cao chất lượng công tác điều tra, nâng cao trình độ nghiệp vụ, pháp luật cho cán bộ điều tra, sử dụng đồng bộ các biện pháp điều tra do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để bảo đảm việc kết thúc điều tra đúng thời hạn.
2.2. Thời hạn gia hạn điều tra và số lần gia hạn điều tra trong tố tụng hình sự:
+ Thời hạn hạn gia hạn điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà thời hạn gia hạn điều tra đã hết nhưng do tính chất phức tạp của vụ án không thể kết thúc việc điều tra thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có thể gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
+ Thời hạn gia hạn điều tra đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn điều tra thêm một lần nữa không quá bốn tháng.
– Khi đã hết thời hạn điều tra mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm thì cơ quan điều tra phải ra quyết định đình chỉ điều tra. Việc gia hạn điều tra có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình điều tra trong tố tụng hình sự, bởi lẽ ở mỗi vụ án khác nhau, có tính chất, mức độ khác nhau thì việc điều tra cũng sẽ có những sự khác nhau. Đối với những vụ án có tính chất phức tạp, thì việc gia hạn điều tra là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần vào việc điều tra vẫn được đảm bảo trong thời hạn điều tra mà pháp luật quy định. Cũng tương tư như vậy, pháp luật cũng quy định về việc gia hạn thời hạn tạm giam. Theo đó, trong trường hợp vụ án có nhiều tình tiết phức tạp, cần phải có thời gian dài hơn cho việc điều tra và không có căn cứ thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam thì chậm nhất là mười ngày trước khi hết hạn tạm giam, cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị viện kiểm sát gia hạn tạm giam. Thời hạn gia hạn tạm giam đối với từng loại tội phạm cụ thể như sau:
+ Gia hạn tạm giam một lần không quá một tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng.
+ Gia hạn tạm giam một lần không quá hai tháng đối với tội phạm nghiêm trọng.
+ Gia hạn tạm giam một lần không quá ba tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng.
+ Gia hạn tạm giam hai lần mỗi lần không quá bốn tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Tuy nhiên, trong thời hạn tạm giam, nếu xét thấy không cần thiết phải tiếp tục tạm giam thì cơ quan điều tra phải kịp thời đề nghị viện kiểm sát huỷ bỏ việc tạm giam để trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thiết thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác. Khi đó, Viện kiểm sát sẽ xem xét, giám sát về việc
Việc gia hạn tạm giam thuộc thẩm quyền của viện kiểm sát các cấp được quy định tại Điều 173 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, theo đó:
+ Đối với tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng và tội phạm rất nghiêm trọng thì thẩm quyền gia hạn tạm giam là: Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện, viện kiểm sát quân sự khu vực. Đối với tội phạm ít nghiêm trọng viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có quyền gia hạn tạm giam( đối với trường hợp vụ án được thụ lý để điều tra ở cấp tỉnh, cấp quân khu)
+ Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng mà gia hạn tạm giam lần thứ nhất đã hết mà vẫn chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam, xét thấy cần tiếp tục tạm giam bị can để hoàn thành việc điều tra thì thẩm quyền gia hạn tạm giam là: viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, viện kiểm sát quân sự cấp quân khu có thể gia hạn tạm giam lần thứ hai.
+ Thẩm quyền gia hạn tạm giam là: Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Viện kiểm sát quân sự trung ương đối với trường hợp vụ án được thụ lí để điều tra ở cấp trung ương. Theo đó, trong trường hợp cần thiết đối với tội xâm phạm an ninh quốc gia thì Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần không quá bốn tháng.
2.3. Thời hạn gia hạn tạm giam:
+ Đối với tội phạm nghiêm trọng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm một lần nhưng không quá 01 tháng( áp dụng đối với trường hợp thời hạn gia hạn tạm giam đã hết mà chưa thể kết thúc việc điều tra và không có căn cứ để thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp tạm giam).
+ Đối với tội phạm rất nghiêm trọng Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền gia hạn thêm nhưng không quá hai tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và không quá 04 tháng đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
+ Đặc biệt: Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao quyết định việc tạm giam cho đến khi kết thúc việc điều tra đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia mà không có căn cứ để huỷ bỏ biện pháp tạm giam. Khi đã hết thời hạn tạm giam thì người ra lệnh tạm giam phải trả tự do cho người bị tạm giam hoặc xét thấy cần thì áp dụng biện pháp ngăn chặn khác.