Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ? Thẩm quyền điều động dân quân tự vệ theo Luật dân quân tự vệ?
Hệ thống dân quân tự vệ là một thành phần của Lực lượng Vũ trang nhân dân nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có trách nhiệm cơ bản là bảo vệ chính quyền, bảo vệ tính mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước ở cấp xã, cơ quan, tổ chức. Hiện nay, trên địa bàn cả nước dân quân tự vệ đã được tổ chức và xây dựng rộng khắp, mạnh mẽ. Việc điều động dân quân tự vệ cũng được Đảng và Nhà nước ta quan tâm và ban hành các quy định cụ thể. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu quy định về thẩm quyền điều động dân quân tự vệ theo Luật dân quân tự vệ?
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ:
Theo quy định tại Điều 4 của
– Dân quân tự vệ đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức; sự chỉ huy cao nhất của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng; sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội.
Trên thực tế, ta nhận thấy, dân quân tự vệ là lực lượng nòng cốt giúp đỡ nhân dân, cùng với lực lượng công an nhân dân, quân đội nhân dân để thực hiện chức năng quản lý trật tự, an toàn, an ninh xã hội. Để thực hiện được vai tro đó thì dân quân tự vệ cần phải được hoạt động dựa theo nguyên tắc đó là đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự quản lý thống nhất của Chính phủ, trực tiếp là sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, người đứng đầu các cơ quan, tổ chức. Cũng như là dưới sự chỉ huy của Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, người chỉ huy đơn vị quân đội. Các cơ quan này có mối quan hệ mật thiết, vai trò quan trọng và có nhiệm vụ, mục tiêu chung là bảo vệ hoà bình, an ninh, trật tự trên địa bàn nước ta.
– Tất cả các thành viên trong hệ thống dân quân tự vệ cần phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ.
Bất cứ một người dân nào trên đất nước Việt Nam nói chung hay hệ thống dân quân tự vệ nói riêng đều cần tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên. Các chủ thể có hành vi vi phạm sẽ bị áp dụng các hình thức xử lý cụ thể tuỳ theo tính chất và mức độ của hành vi đó.
Dân quân tự vệ hoạt động trên nguyên tắc dựa vào dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân tộc và hệ thống chính trị để thực hiện nhiệm vụ. Đây là nguyên tắc cơ bản, nòng cốt và mang tính chất quyết định đối với sự thành công của hệ thống dân quân tự vệ. Nguyên tắc này dã được áp dụng từ thời đất nước còn chiến tranh cho đến tận bây giờ vẫn được khẳng định trong các văn bản pháp luật tại Việt Nam.
– Nguyên tắc cuối cùng đó là phải xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp; tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức; thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.
Đây cũng là một nguyên tắc quan trọng. Để đảm bảo vai trò của Dân quân tự vệ thì trước hết cần xây dựng Dân quân tự vệ vững mạnh và rộng khắp trên địa bàn cả nước.
Sau đó, tổ chức, biên chế của Dân quân tự vệ sẽ cần phải đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, gắn với địa bàn và nhiệm vụ của địa phương, cơ quan, tổ chức cụ thể để lực lượng Dân quân tự vệ thực hiện đúng và thuận tiện nhiệm vụ của mình.
Mỗi địa phương sẽ có những tình hình về kinh tế – xã hội khác nhau. Vì thế hoạt động của lực lượng Dân quân tự vệ cần thuận tiện cho lãnh đạo, chỉ đạo, chỉ huy, quản lý và phù hợp với tình hình, điều kiện kinh tế – xã hội của từng địa phương, cơ quan, tổ chức.
2. Thẩm quyền điều động dân quân tự vệ theo Luật dân quân tự vệ:
Theo Điều 32 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định về thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ có nội dung như sau:
“1. Trong trường hợp chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh, ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, lệnh thiết quân luật, giới nghiêm, khi cần thiết sử dụng Dân quân tự vệ làm nhiệm vụ thì thẩm quyền điều động được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam điều động Dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước;
b) Tư lệnh quân khu điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn quân khu sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có Dân quân tự vệ được điều động;
c) Tư lệnh Quân chủng Hải quân điều động Dân quân tự vệ biển sau khi thống nhất với Tư lệnh quân khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có Dân quân tự vệ biển được điều động;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn thành phố Hà Nội sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam;
đ) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn cấp tỉnh sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tư lệnh quân khu;
e) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn cấp huyện sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh;
g) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã điều động dân quân thuộc quyền trong phạm vi cấp xã sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
h) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức điều động tự vệ thuộc quyền trong phạm vi cơ quan, tổ chức sau khi được sự nhất trí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
i) Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội điều động tự vệ thuộc quyền trong phạm vi của doanh nghiệp.
2. Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm thì việc điều động, sử dụng Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Luật Quốc phòng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có Dân quân tự vệ được điều động phải chấp hành nghiêm quyết định điều động của cấp có thẩm quyền; tiếp nhận, bố trí công việc cho tự vệ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.”
Ta nhận thấy, vai trò của Dân quân tự vệ luôn được để cao. Pháp luật cũng quy định, tuỳ từng trường hợp cụ thể mà thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ cũng khác nhau.
Đối với trường hợp khi vẫn chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh, ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, lệnh thiết quân luật, giới nghiêm, thì khi cần thiết sử dụng Dân quân tự vệ làm nhiệm vụ thì thẩm quyền điều động được quy định cụ thể cho từng đối tượng được quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật Dân quân tự vệ năm 2019.
Còn trong thời chiến, dân quân tự vệ là lực lượng chiến lược của chiến tranh nhân dân, làm nòng cốt cho phong trào toàn dân đánh giặc, tham gia chiến đấu, phục vụ chiến đấu, phối hợp với các lực lượng khác bảo vệ địa phương, đơn vị theo kế hoạch tác chiến của khu vực phòng thủ. Do đó, khi chiến tranh xảy ra, hay có tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm thì việc điều động, sử dụng Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Luật Quốc phòng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Việc quy định như trên là hoàn toàn hợp lý, đảm bảo hoạt động và vai trò của lực lượng dân quân tự vệ cũng như hoạt động điều động dân quân tự vệ. Việc điều động dân quân tự vệ cần được diễn ra theo đúng thầm quyền do pháp luật quy định. Nếu có sai phạm sẽ bị xử lý theo đúng quy định pháp luật,
Trong những năm tới đây, trước tình hình thế giới, khu vực tiếp tục có những diễn biến phức tạp, khó lường cùng với đó là sự chống phá của các thế lực thù địch, tình hình thiên tai, dịch bệnh xảy ra trên địa bàn đất nước ta thì nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc luôn phải được coi là mục tiêu hàng đầu. Đảng và Nhà nước ta cũng yêu cầu rất cao đối với công tác xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, trong đó có hệ thống dân quân tự vệ. Do đó, cần tập trung xây dựng dân quân tự vệ có số lượng hợp lý, chất lượng tổng hợp ngày càng cao. Tổ chức biên chế dân quân tự vệ phải chặt chẽ, có chất lượng chính trị cao, trang bị vũ khí phù hợp, được giáo dục chính trị, pháp luật, huấn luyện quân sự toàn diện nhằm mục đích để nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu và hoạt động phối hợp có hiệu quả, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Từ đó, lực lượng dân quân tự vệ thực sự trở thành lực lượng chính trị tin cậy của cấp ủy, chính quyền địa phương và nhân dân.