Một số quy định về Tòa án chuyên trách? Một số quy định về Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện?
Hệ thống toà án nhân dân các cấp có những vai trò và ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của đất nước và quá trình giải quyết các vụ án trong thực tiễn. Tất cả các Toà án đều có nhiệm vụ chung quan trọng nhất là xét xử để nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp và chính đáng của công dân, của tập thể, của quốc gia và xã hội. Tuy nhiên, mỗi một Toà án lại được giao những nhiệm vụ và có thẩm quyền riêng đối với từng lĩnh vực. Pháp luật nước ta đã ban hành những quy định cụ thể về hệ thống Toà chuyên trách
Luật sư tư vấn luật qua điện thoại trực tuyến miễn phí: 1900.6568
1. Một số quy định về Toà án chuyên trách:
1.1. Toà án chuyên trách là gì?
Chuyên trách được hiểu đơn giản là việc các cá nhân, tổ chức có kỹ năng, kiến thức đặc biệt về một lĩnh vực, ngành nghề, môn học nào đó và các cá nhân, tổ chức đó phải chịu trách nhiệm với công việc, lĩnh vực mà mình nắm vững.
Như vậy, chuyên trách thể hiện ở sự chuyên môn, chuyên đảm nhận một chức vụ, công việc, nhiệm vụ nhất định. Trách ở đây là trách nhiệm, thể hiện cá nhân tự chịu trách nhiệm với công việc, nhiệm vụ do các cá nhân, tổ chức có kỹ năng, kiến thức thực hiện.
Tòa án chuyên trách là Tòa án thuộc cơ cấu tổ chức của hệ thống Tòa án nhân dân. Tòa án chuyên trách được tổ chức và giao nhiệm vụ xét xử những vụ án trong những lĩnh vực chuyên biệt như dân sự, hình sự, hành chính, lao động và nhiều lĩnh vực cụ thể khác theo quy định của pháp luật.
Hiện nay, pháp luật nước ta quy định có các tòa án chuyên trách sau đây:
– Tòa án dân sự.
– Tòa án hình sự.
– Tòa án kinh tế.
– Tòa án lao động.
– Tòa án hành chính.
– Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Ta nhận thấy, Tòa án chuyên trách là Tòa án được tổ chức và giao thẩm quyền chuyên xét xử những vụ án mà nội dung thuộc sự điều chỉnh của các ngành luật riêng: luật dân sự, luật hình sự, luật kinh tế,
1.2. Thẩm quyền của Toà án chuyên trách:
Mỗi loại Tòa án chuyên trách sẽ có những thẩm quyền riêng, cụ thể như sau:
– Tòa hình sự:
Tòa hình sự có thẩm quyền xét xử các vụ án hình sự, trừ các vụ án hình sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên; xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Toà án nhân dân đối với trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa xử lý hành chính, trừ trường hợp việc xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa gia đình và người chưa thành niên.
– Tòa dân sự:
Tòa dân sự có thẩm quyền giải quyết các vụ việc dân sự; giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản, lao động, hành chính trong trường hợp tại Tòa án đó không tổ chức Tòa kinh tế, Tòa lao động, Tòa hành chính.
– Tòa kinh tế:
Tòa kinh tế có thẩm quyền giải quyết các vụ việc kinh doanh thương mại, phá sản.
– Tòa hành chính:
Tòa hành chính có thẩm quyền giải quyết các vụ việc liên quan đến các vấn đề hành chính.
– Tòa lao động:
Tòa lao động có thẩm quyền giải quyết các vụ việc lao động.
– Tòa gia đình và người chưa thành niên:
Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền giải quyết các vụ việc như sau:
+ Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền giải quyết đối với các vụ án hình sự mà bị cáo là người dưới 18 tuổi hoặc các vụ án hình sự mà bị cáo là người đã đủ 18 tuổi trở lên nhưng người bị hại là người dưới 18 tuổi bị tổn thương nghiêm trọng về tâm lý hoặc cần sự hỗ trợ về điều kiện sống, học tập do không có môi trường gia đình lành mạnh như những người dưới 18 tuổi khác.
+ Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại Tòa án nhân dân đối với người chưa thành niên;
+ Tòa gia đình và người chưa thành niên có thẩm quyền giải quyết các vụ việc hôn nhân gia đình theo quy định của
– Tòa xử lý hành chính:
Tòa xử lý hành chính có thẩn quyền xem xét, quyết định áp dụng các biện pháp xử lý hành chính tại TAND, trừ những việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà gia đình và người chưa thành niên.
1.3. Quy định về tổ chức Tòa chuyên trách:
Chủ thể là các Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ căn cứ vào các điều kiện tổ chức Tòa án chuyên trách, rà soát, đánh giá nhu cầu tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ; rà soát về biên chế về Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án hiện có; xây dựng hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương thuộc phạm vi thẩm quyền theo lãnh thổ.
Theo quy định của pháp luật hiện hành thì trong thời hạn ba mươi ngày làm việc kể từ ngày nhận được Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách, Vụ Tổ chức – Cán bộ Toà án nhân dân tối cao phải có trách nhiệm xem xét Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa án chuyên trách. Đối với trường hợp Hồ sơ đề nghị tổ chức Tòa chuyên trách đã đáp ứng đủ điều kiện thì lập Tờ trình trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định việc tổ chức Tòa chuyên trách.
2. Một số quy định về Toà chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện:
Cơ cấu tổ chức của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện:
Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện: có thể có cơ cấu tổ chức các Tòa chuyên trách sau đây:
– Tòa hình sự.
– Tòa dân sự.
– Tòa gia đình và người chưa thành niên.
– Tòa xử lý hành chính.
Điều kiện để thành lập Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện:
Để thành lập Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện cần đáp ứng các điều kiện cụ thể sau đây:
– Số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách theo quy định phải từ 50 vụ/năm trở lên.
– Có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách.
Trong trường hợp tại Tòa án không đáp ứng đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách quy định trên thì không tổ chức Toà chuyên trách nhưng phải bố trí Thẩm phán chuyên trách để giải quyết.
Theo đó, ta nhận thấy, việc tổ chức các Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và tương đương phải đáp ứng được các điều kiện sau: số lượng vụ việc mà Tòa án thụ lý, giải quyết thuộc thẩm quyền của Tòa chuyên trách phải từ 50 vụ/năm trở lên; có biên chế Thẩm phán, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án đáp ứng được yêu cầu tổ chức Tòa chuyên trách theo đúng quy định của pháp luật.
Thẩm quyền của Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp huyện theo Điều 36 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 được pháp luật quy định với nội dung như sau:
– Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về dân sự, kinh doanh, thương mại, lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
– Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện .
– Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện chưa có Tòa chuyên trách thì Chánh án Tòa án có trách nhiệm tổ chức công tác xét xử và phân công Thẩm phán giải quyết vụ việc thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện.
Số lượng Tòa chuyên trách tại Tòa án nhân dân cấp huyện:
– Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết trên 2.000 vụ việc trên năm trở lên, được tổ chức 04 tòa chuyên trách, bao gồm:
+ Tòa hình sự.
+ Tòa dân sự.
+ Tòa gia đình và người chưa thành niên.
+ Tòa hành chính (giải quyết các vụ, việc về hành chính, kinh tế, lao động).
Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa và một Phó Chánh tòa.
– Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết trên 1.000 vụ, việc đến dưới 2.000 vụ việc trên năm, được tổ chức 03 tòa chuyên trách, bao gồm:
+ Tòa hình sự.
+ Tòa dân sự.
+ Tòa gia đình và người chưa thành niên.
Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa.
– Đối với Tòa án nhân dân cấp huyện có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết trên 700 vụ, việc đến dưới 1.000 vụ việc trên năm, được tổ chức 02 tòa chuyên trách, bao gồm:
+ Tòa hình sự.
+ Tòa dân sự.
Các Tòa chuyên trách có Chánh tòa.
– Đối với các Tòa án có số lượng các loại vụ, việc phải giải quyết dưới 700 vụ, việc/năm thì không tổ chức Tòa chuyên trách.
Đối với tường hợp tại Tòa án không đáp ứng đủ điều kiện tổ chức Tòa chuyên trách thì không tổ chức Tòa chuyên trách nhưng phải bố trí Thẩm phán chuyên trách để giải quyết.
Trên thực tế và theo quy định của pháp luật, Tòa án nhân dân nói chung về các Tòa án chuyên trách có vị trí rất quan trọng trong bộ máy nhà nước. Hệ thống Toà án nhân dân có vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Không những thế, Tòa án nhân dân còn là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm trong thực tiễn đời sống xã hội.