Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Trường hợp nào nguyên đơn được phép lựa chọn Tòa án giải quyết vụ án lao động?
Thẩm quyền của tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn. Trường hợp nào nguyên đơn được phép lựa chọn Tòa án giải quyết vụ án lao động?
Do đặc trưng của quan hệ lao động nên trong một số trường hợp để tạo điều kiện thuận lợi cho nguyên đơn, người yêu cầu có quyền lựa chọn một trong các tòa án có điều kiện để giải quyết vụ việc, cụ thể:
– Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;
– Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;
– Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;
– Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt
– Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;
– Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;
– Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;
Những quy định này xuất phát từ đặc trưng của quan hệ lao động trong đó người lao động thường là bên yếu thế nên được tạo điều kiện trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động cá nhân giữa người lao động và người sử dụng lao động.
Tuy nhiên, thực tế một số tòa án nhận thức và áp dụng không đúng quy định của Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự về thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn của nguyên đơn nên đã chuyển vụ án không đúng. Do chuyển đi chuyển lại nhiều lần nên thời gian chuẩn bị xét xử của vụ án bị kéo dài.
Ví dụ: Vụ án Ông Bùi Ngọc Bảo khởi kiện nhà máy chỉ khâu Hà Nội, nội dung như sau: Ông Bảo là kỹ sư làm việc tại phân xưởng tổng hợp – phòng kỹ thuật nhà máy chỉ khâu Hà Nội, trụ sở: số 178 Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội. Nhà máy này trực thuộc Công ty Phong Phú, trụ sở tại phường Tăng Nhơn Phú B, quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh. Ông Bảo khởi kiện đến Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng yêu cầu giải quyết việc bị đơn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Sau đó Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng đã chuyển vụ án cho Tòa án nhân dân quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết vụ án.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 36 Bộ luật Tố tụng dân sự thì: "Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết. Việc Tòa án nhân dân quận Hai Bà Trưng sau khi thụ lý vụ án lại căn cứ Điều 35, 36 Bộ luật Tố tụng dân sự xác định vụ án không thuộc thẩm quyền và chuyển vụ án cho Tòa án nhân dân quận 9, Thành phố Hồ Chí Minh giải quyết là không chính xác.