Tòa án là cơ quan xét xử của nhà nước Cộng hòa xã hội Việt nam, thực hiện quyền tư pháp. Thẩm quyền của Tòa án được thực hiện trong tất cả các lĩnh vực, tính chất quản lý của nhà nước ta. Cùng tìm hiểu thẩm quyền của Tòa án là gì? Thẩm quyền dân sự của Tòa án trong quy định của pháp luật hiện hành.
Mục lục bài viết
- 1 1. Thẩm quyền của Tòa án là gì?
- 2 2. Thẩm quyền dân sự của Toà án là gì?
- 2.1 2.1. Khái niệm:
- 2.2 2.2. Các đặc trưng trong Thẩm quyền dân sự của Tòa án:
- 2.3 2.3. Các khía cạnh thể hiện thẩm quyền dân sự của Tòa án:
- 2.3.1 – Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự:
- 2.3.2 – Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình:
- 2.3.3 – Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh và thương mại:
- 2.3.4 – Những vụ việc pháp sinh từ quan hệ pháp luật lao động:
- 2.3.5 – Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức:
- 3 3. Ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của Toà án:
1. Thẩm quyền của Tòa án là gì?
1.1. Thẩm quyền là gì?
Thẩm quyền thể hiện sự khác biệt giữa các cơ quan nhà nước trong hoạt động quản lý đặc thù. Cũng như mang đến thuộc tính tất yếu của cơ quan quyền lực nhà nước. Có thể thấy, đối với một cơ quan nhà nước, thẩm quyền giữ vai trò rất quan trọng. Từ đó cũng thể hiện trách nhiệm, vai trò của từng cơ quan.
Theo từ điển tiếng Việt, “thẩm quyền” là quyền xem xét để kết luận và định đoạt một vấn đề theo pháp luật.Các quyền lực và quyền hạn được trao trong tính chất phân công, phối hợp quản lý đất nước. Các cơ quan nhà nước thực hiện quyền hạn của mình, cũng chính là thực hiện chức năng, nhiệm vụ được phân công.
Theo từ điển Luật học, “thẩm quyền” là tổng hợp các quyền và nghĩa vụ hành động, quyết định của các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống bộ máy nhà nước do pháp luật quy định. Từ thẩm quyền mới dẫn đến quyết định, hành động thực hiện trong hoạt động tổ chức.
Như vậy, thẩm quyền là thuật ngữ dùng để chỉ phạm vi, giới hạn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cá nhân hoặc cơ quan nhà nước trong việc thực thi quyền lực nhà nước được pháp luật quy định. Từ đó quyết định công việc được thực hiện, phải thực hiện trong tính chất quản lý nhà nước.
1.2. Thẩm quyền của Tòa án là gì?
Có thể thấy, thẩm quyền của Tòa án bao gồm các quyền khác nhau của Tòa án khi giải quyết vụ việc. Tòa án thực hiện chức năng xét xử, cho nên có chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ trong hoạt động xét sử. Trên thực tế, các lĩnh vực, khía cạnh giải quyết của Tòa án rất rộng. Cho nên:
“Tòa án nhân dân tối cao, các tòa án nhân dân địa phương, các Tòa án quân sự và các Tòa án khác do luật định là các cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Tòa án xét xử những vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân và gia đình, lao động, kinh tế, hành chính và giải quyết những việc khác theo quy định của pháp luật”.
Như vậy, chúng ta có thể thấy:
Thẩm quyền của tòa án được xác định trong tính chất vụ việc. Là quyền của tòa án trong việc xem xét giải quyết các vụ án hình sự, vụ án hành chính, vụ việc dân sự và những vụ việc khác theo quy định của pháp luật. Kết quả của công việc xét xử là quyền ra bản án, quyết định khi giải quyết vụ việc đó. Kết luận cuối cùng của tòa án có hiệu lực thi hành bắt buộc trong cơ chế quản lý nhà nước.
Thẩm quyền của Tòa án tiếng Anh là Jurisdiction of the Court.
Thẩm quyền dân sự của Tòa án tiếng Anh là Civil jurisdiction of the Court.
2. Thẩm quyền dân sự của Toà án là gì?
2.1. Khái niệm:
Trong hệ thống các cơ quan tư pháp thì Toà án là cơ quan thực hiện quyền tư pháp chủ yếu. Quyền tư pháp được thể hiện trong thẩm quyền xét xử, ra quyết định hoặc bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa. Toà án thực hiện thẩm quyền của mình trong việc xét xử các vụ án hình sự, dân sự, hành chính nói chung. Từ đó giải quyết theo quy định của pháp luật để bảo vệ pháp luật, bảo đảm sự công bằng xã hội.
Thẩm quyền thể hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn. Có tính quyền lực và bắt buộc chung khi thực hiện xét xử từng vụ việc. Việc nghiên cứu để đưa ra khái niệm khoa học về thẩm quyền của toà án và thẩm quyền dân sự của toà án có ý nghĩa thiết thực trong việc xây dựng và thực hiện các quy định về thẩm quyền của toà án.
Thẩm quyền của toà án được tiếp cận dưới ba góc độ là:
+ Thẩm quyền theo loại việc.
+ Thẩm quyền của toà án các cấp.
+ Thẩm quyền của toà án theo lãnh thổ.
Trên cơ sở đó, thẩm quyền dân sự của toà án được định nghĩa như sau:
Thẩm quyền dân sự của toà án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục Tố tụng dân sự của toà án. Do đó các chức năng, nhiệm vu, trình tự hay thủ tục cần tiến hành theo quy định của Hiến pháp, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực dân sự.
Thẩm quyền Dân sự được phân biệt với thẩm quyền xét xử hành chính và thẩm quyền xét xử hình sự của Toà án.
2.2. Các đặc trưng trong Thẩm quyền dân sự của Tòa án:
Thẩm quyền dân sự của toà án có những đặc trưng sau:
– Toà án nhân danh quyền lực nhà nước, thực hiện chức năng xét xử.
Tòa án có quyền lực độc lập trong việc xem xét giải quyết và ra các phán quyết đối với các vụ việc phát sinh trong lĩnh vực Dân sự. Từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thoả thuận giữa các chủ thể với nhau;
– Thẩm quyền dân sự của toà án được thực hiện theo Thủ tục tố tụng dân sự.
Tức là tiến hành theo trình tự, thủ tục và chức năng, quyền hạn được luật quy định.
Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng phải được đảm bảo tiến hành.Nnhư toà án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vô tư, khách quan,… Vì thế mà các phán quyết của Tòa mới có giá trị áp dụng bắt buộc, có tính cưỡng chế trên thực tế.
Toà án khi xem xét giải quyết các vụ việc dân sự phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự. Phạm vi xem xét giải quyết và quyền quyết định của toà án được giới hạn bởi những yêu cầu mà đương sự đưa ra cũng như trên cơ sở sự thoả thuận của họ về những vấn đề có tranh chấp.
2.3. Các khía cạnh thể hiện thẩm quyền dân sự của Tòa án:
– Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật dân sự:
+ Những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại điều 26 BLTTDS 2015.
+ Những yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định tại Điều 27 BLTTDS 2015.
– Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình :
+ Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại Điều 28 BLTTS 2015.
+ Những yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án được quy định tại điều 29 BLTTDS 2015.
– Những vụ việc phát sinh từ quan hệ pháp luật kinh doanh và thương mại:
Tòa án có thẩm quyền trong việc giải quyết các tranh chấp và các yêu cầu về kinh doanh thương mại được quy định tại điều 30, 31 BL TTDS 2015.
– Những vụ việc pháp sinh từ quan hệ pháp luật lao động:
+ Những nguyên tắc về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định tại điều 32 Bộ luật tố dụng dân sự 2015.
+ Những yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án được quy định tại Điều 33 BLTTDS 2015.
– Thẩm quyền của Tòa án đối với quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức:
Đây là một trong những quy định hoàn toàn mới về thẩm quyền của Tòa án trong
Căn cứ Điều 34
“Khi giải quyết vụ việc dân sự, Tòa án có quyền hủy quyết định cá biệt trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc dân sự mà Tòa án có nhiệm vụ giải quyết”.
Theo đó, quyết định cá biệt của cơ quan, tổ chức phải là những quyết định xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ việc của Tòa án đang giải quyết. Các quyết định này cần được hủy bỏ, thay vào đó là phán quyết được đưa ra trong hoạt động xét xử của Tòa. Quyết định cá biệt này có thể xuất phát từ phía chính các cơ quan đang tiến hành tố tụng trong vụ án đó những cũng có thể xuất phát từ chính các cơ quan nhà nước khác.
3. Ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của Toà án:
Việc xác định thẩm quyền giữa các Toà án cần được thực hiện một cách hợp lý, khoa học. Từ đó có thể tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa toà án với các cơ quan nhà nước, giữa các toà án với nhau. Hiệu quả quản lý, đại diện thực thi quyền lực nhà nước cũng mang đến hiệu quả.
Góp phần tạo điều kiện cần thiết cho toà án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự. Đây cũng là các tranh chấp, mâu thuẫn trong quyền lợi của công dân cần kịp thời giải quyết. Giúp nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự.
Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các Toà án một cách hợp lý, khoa học còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước toà án. Đồng thời giảm bớt những phiền phức cho đương sự.
Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các toà án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi toà án và các điều kiện khác. Đảm bảo chất lượng của đội ngũ cán bộ, năng lực và tiêu chuẩn, kỹ năng nghiệp vụ. Trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho toà án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền dân sự nói riêng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết:
– Hiến pháp năm 2013;
– Bộ luật Dân sự năm 2015;
– Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015.