Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật? Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa? Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm? Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án? Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật?
Tương tự như việc xét xử sơ thẩm vụ án dân sự hay phúc thẩm vụ án dân sự, thì pháp luật cũng có những quy định chi tiết về thẩm quyền Hội đồng xét xử giám đốc thẩm dân sự. Việc quy định thẩm quyền này nhằm xác định rõ các quyền mà Hội đồng xét xử giám đốc thẩm dân sự có khi giải quyết giám đốc thẩm dân sự. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin về thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm dân sự.
Luật sư
Hiện thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm được quy định trong
“Điều 343. Thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm
Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có thẩm quyền sau đây:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật;
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa;
3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm;
4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án;
5. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.”
Từ quy định này thì nhận thấy thẩm quyền của Hội đồng xét xử giám đốc thẩm như sau:
1. Không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Việc không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật được hiểu là Hội đồng giám đốc thẩm không chấp nhận kháng nghị và giữ nguyên bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật trong trường hợp bản án, quyết định đúng, việc kháng nghị không có căn cứ. Pháp luật tố tụng quy định Hội đồng giám đốc thẩm có thẩm quyền này, nhưng trong thực tế xét xử giám đốc thẩm tại Tòa dân sự
2. Hủy bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật và giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa
Giữ nguyên bản án, quyết định đúng pháp luật của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc bị sửa: Theo tinh thần của Điều 344 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì trong trường hợp kháng nghị có căn cứ, những bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới đã bị hủy hoặc sửa không đúng thì Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, đồng thời giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp dưới xét xử đúng pháp luật nhưng bị bản án, quyết định đang bị kháng nghị hủy bỏ hoặc sửa một phần hay toàn bộ.
Ví dụ: Khi xét xử giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm có thể hủy bản án của Tòa án cấp phúc thẩm và giữ nguyên bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm đã bị Tòa án cấp phúc thẩm sửa hoặc hủy án.
3. Hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật để xét xử lại theo thủ tục sơ thẩm hoặc xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm
Hủy một phần bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại đó chính là việc Hội đồng giám đốc thẩm ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại. Theo quy định tại Điều 345 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm có quyền ra quyết định hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị để xét xử sơ thẩm lại hoặc xét xử phúc thẩm lại trong các trường hợp sau:
– Việc thu thập chứng cứ và chứng minh chưa thực hiện đầy đủ hoặc không theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015;
– Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với tình tiết khách quan của vụ án hoặc có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật;
– Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm không đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự hoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Khi xét lại bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật theo thủ tục giám đốc thẩm, Hội đồng giám đốc thẩm có thể hủy một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị, giao cho Tòa án cấp dưới xử sơ thẩm hoặc phúc thẩm lại vụ án. Đồng thời Hội đồng giám đốc thẩm có thể hướng dẫn tòa án xử lại vụ án những vấn đề cần thiết như việc đánh giá chứng cứ, việc vận dụng pháp luật khi giải quyết vụ án… Tuy nhiên, Hội đồng giám đốc thẩm không được chỉ rõ phải quyết định giải quyết vụ án như thế nào khi vụ án được xét lại. Tòa án giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm hoặc phúc thẩm quyết định giải quyết vụ án căn cứ vào diễn biến vụ án và pháp luật áp dụng giải quyết vụ án mà không bị ràng buộc vào ý kiến hướng dẫn của Tòa án cấp giám đốc thẩm.
Ví dụ: Bản án phúc thẩm hôn nhân và gia đình đã có hiệu lực pháp luật và bị kháng nghị, Hội đồng giám đốc thẩm thấy rằng việc giải quyết quan hệ hôn nhân của Tòa án cấp sơ thẩm là có căn cứ, Tòa án cấp phúc thẩm hủy toàn bộ án sơ thẩm để giải quyết lại là không đúng. Trong trường hợp này Hội đồng giám đốc thẩm có thể hủy toàn bộ bản án phúc thẩm và hủy phân chia tài sản trong bản án hôn nhân và gia đình sơ thẩm, giữ nguyên phần quyết định về quan hệ hôn nhân để Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại từ giai đoạn sơ thẩm đối với phần phân chia tài sản trong bản án hôn nhân và gia đình trên.
4. Hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ giải quyết vụ án
Theo quy định tại Điều 346 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 nếu có một trong những căn cứ quy định tại Điều 217 của Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 thì Hội đồng giám đốc thẩm quyết định hủy bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật và đình chỉ việc giải quyết vụ án. Hậu quả pháp lý của việc này đó chính là dừng lại hoàn toàn, không tiếp tục giải quyết vụ án dân sự bị giám đốc thẩm đó nữa.
5. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
Theo quy định tại Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án dân sự thì Hội đồng giám đốc thẩm dân sự có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực. Nhưng quyền này lại không được quy định trong Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011. Đến Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định về quyền này của Hội đồng giám đốc thẩm dân sự. Tại Điều 346 quy định về các trường hợp mà Hội đồng giám đốc thẩm dân sự được thực hiện việc sửa bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực:
“Điều 347. Sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật
1. Hội đồng xét xử giám đốc thẩm ra quyết định sửa một phần hoặc toàn bộ bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Tài liệu, chứng cứ trong hồ sơ vụ án đã đầy đủ, rõ ràng; có đủ căn cứ để làm rõ các tình tiết trong vụ án;
b) Việc sửa bản án, quyết định bị kháng nghị không làm ảnh hưởng đến quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
2. Trường hợp bản án, quyết định của Tòa án đã thi hành được một phần hoặc toàn bộ thì Hội đồng xét xử giám đốc thẩm phải giải quyết hậu quả của việc thi hành án.”
Như vậy, trong hai trường hợp theo quy định tại Khoản 1 của điều luật trên thì Hội đồng giám đốc thẩm có quyền sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật. Việc sửa bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật đó giúp cho việc giải quyết giám đốc thẩm được nhanh gọn, nếu không tiến hành sửa bản án, quyết định mà lại để giải quyết lại vụ án theo thủ tục sở thẩm dân sự thì thời gian sẽ rất lâu, nên điều này tạo ra sự linh hoạt động giám đốc thẩm vụ án dân sự. Bên cạnh việc sửa bản án, quyết định thì nếu bản án, quyết định bị giám đốc thẩm đó đã được thi hành một phần hoặc toàn bộ, Tòa án có trách nhiệm phải giải quyết hậu quả pháp lý cho việc đã thi hành bản án, quyết định đó, nhằm đảm bảo quyền, lợi ích của các bên.