Thẩm quyền của Cục quản lý cạnh tranh. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh.
Thẩm quyền của Cục quản lý cạnh tranh. Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh.
1. Cơ sở pháp lý:
2. Luật sư tư vấn:
Cục Quản lý cạnh tranh là tổ chức thuộc Bộ Công Thương có chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; đối phó với các vụ kiện trong thương mại quốc tế liên quan đến bán phá giá, trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ theo quy định của pháp luật. (khoản 1 Điều 1 Quyết định 848/QĐ-BCT).
Theo đó, thẩm quyền của Cục quản lý cạnh tranh được quy định tại Điều 2 Nghị định 06/2006/NĐ-CP và được quy định chi tiết hơn tại Điều 2 Quyết định 848/QĐ-BCT như sau:
“Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn
1. Xây dựng và trình Bộ trưởng ban hành hoặc để Bộ trưởng trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
2. Tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật sau khi được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, ban hành. Phát hiện và kiến nghị cơ quan có liên quan giải quyết theo thẩm quyền về những văn bản đã ban hành có nội dung không phù hợp với quy định của pháp
luật cạnh tranh , chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.3. Ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về hoạt động về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
4. Về cạnh tranh
a) Thụ lý, tổ chức điều tra các vụ việc cạnh tranh liên quan đến hành vi hạn chế cạnh tranh để Hội đồng cạnh tranh xử lý theo quy định của pháp luật;
b) Tổ chức điều tra, xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật cạnh tranh theo quy định của pháp luật;
c) Thẩm định hồ sơ đề nghị hưởng miễn trừ theo các quy định của pháp luật để trình Bộ trưởng quyết định;
d) Kiểm soát quá trình tập trung kinh tế;
đ) Xây dựng, quản lý hệ thống thông tin về các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, các doanh nghiệp độc quyền, về quy tắc cạnh tranh trong hiệp hội, về các trường hợp miễn trừ;
5. Về xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam
a) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về chống bán phá giá, chống trợ cấp và áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
b) Thụ lý, tổ chức điều tra việc nhập khẩu hàng hóa nước ngoài vào Việt nam để đề xuất áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ theo quy định của pháp luật;
c) Kiến nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp tạm thời và quyết định áp dụng các biện pháp tự vệ tạm thời theo quy định của pháp luật;
d) Báo cáo kết quả điều tra lên Hội đồng xử lý vụ việc chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ xem xét, trình Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam;
e) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện, rà soát việc chấp hành các quyết định áp dụng các biện pháp chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ.
6. Cảnh báo sớm các vụ kiện chống bán phá giá; chủ trì hoặc phối hợp với các doanh nghiệp, Hiệp hội ngành hàng trong việc đối phó với các vụ kiện chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ của nước ngoài đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.
7. Đầu mối, phối hợp với các Bộ, ngành đối thoại về quy chế kinh tế thị trường với các quốc gia, vùng lãnh thổ; chủ trì hoặc tham gia đàm phán vấn đề cạnh tranh và phòng vệ thương mại trong các điều ước quốc tế về thương mại theo phân công của Bộ trưởng.
8. Về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
a) Tiếp nhận đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung trong trường hợp hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung áp dụng trên phạm vi cả nước hoặc áp dụng trên phạm vi từ hai tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền; xử lý hoặc đề xuất biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
c) Công khai danh sách tổ chức, cá nhân kinh doanh vi phạm quyền lợi người tiêu dùng trên các phương tiện thông tin đại chúng, niêm yết tại trụ sở và đăng tải trên trang thông tin điện tử của Cục Quản lý cạnh tranh.
9. Hợp tác quốc tế trong việc xây dựng và thực thi pháp luật cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
10. Yêu cầu các tổ chức, cá nhân liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; được sử dụng tư vấn trong và ngoài nước trong trường hợp cần thiết theo yêu cầu của công việc theo quy định của pháp luật.
11. Áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành chính, các hình thức xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định của pháp luật.
12. Tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách có liên quan đến các lĩnh vực cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
13. Tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng.
14. Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội nghề nghiệp trong lĩnh vực quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng theo quy định của pháp luật.
15. Tổ chức, xây dựng cơ sở dữ liệu, quản lý và cung cấp thông tin cho các cơ quan nhà nước, các tổ chức cá nhân có yêu cầu theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
16. Kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động quản lý cạnh tranh, chống bán phá giá, chống trợ cấp, áp dụng các biện pháp tự vệ và bảo vệ người tiêu dùng; giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
17. Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính của Bộ.
18. Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, thực hiện chế độ tiền lương và các chính sách, chế độ đãi ngộ về thi đua, khen thưởng, kỷ luật, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ đối với cán bộ, công chức thuộc Cục theo quy định của pháp luật và phân cấp quản lý của Bộ.
19. Quản lý tài chính, tài sản được giao, tổ chức thực hiện ngân sách được phân bổ theo quy định của pháp luật.
20. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.”
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Theo đó, nhiệm vụ và quyền hạn của Cục quản lý cạnh tranh được quy định rõ ràng, cụ thể trong 20 ở khoản Điều 2 Quyết định 848/QĐ-BCT, theo đó, Cục quản lý cạnh tranh thực hiện các hoạt động liên quan đến việc điều tra, xử lý các vụ việc cạnh tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh và bảo vệ người tiêu dùng. Một chức năng khác nữa của Cục quản lý cạnh tranh hiện nay liên quan đến chống bán phá giá, chống trợ cấp, và tự vệ. tuy nhiên, trên thực tế mặc dù pháp luật cạnh tranh và pháp luật chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ có những nguyên tắc chung nhưng đối tượng điều chỉnh của chúng là hoàn toàn khác nhau.
Pháp luật cạnh tranh điều chỉnh các hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không lành mạnh, trình tự thủ tục giải quyết vụ việc cạnh tranh, biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về cạnh tranh (đối tượng áp dụng của nó là các doanh nghiệp, hiệp hội đang hoạt động tại thị trường nội địa) còn pháp luật chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ lại nhắm đến các hàng hoá của các doanh nghiệp nước ngoài được nhập khẩu vào thị trường nội địa.
Do đó, việc giao cho Cục quản lý cạnh tranh chức năng quản lý chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ trên có thể chưa phù hợp với bản chất của pháp luật cạnh tranh, dẫn đến hoạt động của cơ quan quản lý cạnh tranh bị quá tải và chất lượng hoạt động chưa cao. Bên cạnh đó, mục đích của Luật Cạnh tranh là bảo đảm quyền cạnh tranh bình đẳng của doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng nên có chung mục đích với pháp luật bảo vệ người tiêu dùng. Hơn nữa, người tiêu dùng có mối quan hệ với các doanh nghiệp, đặc biệt là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp có thể ảnh hưởng đến người tiêu dùng. Do đó, cơ quan cạnh tranh vẫn nên giữ nguyên chức năng là cơ quan thực thi pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.