Thiết kế xây dựng (hay còn được gọi là Construction design) là quá trình triển khai sáng tạo các công trình xây dựng dựa trên một mục đích cụ thể. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay thì thẩm quyền của chủ đầu tư về vấn đề phê duyệt thiết kế xây dựng được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền của chủ đầu tư về phê duyệt thiết kế xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 82 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định về vấn đề thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở. Theo đó, chủ đầu tư có trách nhiệm và nghĩa vụ tổ chức phê duyệt thiết kế xây dựng. Cụ thể như sau:
(1) Chủ đầu tư có trách nhiệm, nghĩa vụ tổ chức hoạt động thẩm định các bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở (quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 82 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020) làm cơ sở phê duyệt, ngoại trừ trường hợp người quyết định đầu tư có quy định khác tại quyết định đầu tư xây dựng. Đối với các bước thiết kế còn lại, chủ đầu tư sẽ có trách nhiệm quyết định việc kiểm soát thiết kế theo nội dung ghi nhận tại hợp đồng ký kết giữa chủ đầu tư với các nhà thầu và theo quy định của văn bản pháp luật có liên quan.
(2) Chủ đầu tư thẩm định các nội dung được quy định cụ thể tại Điều 83 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 với các bước thiết kế như sau:
+ Thiết kế FEED trong trường hợp thực hiện theo hình thức hợp đồng thiết kế, mua sắm các trang thiết bị, vật tư, vật liệu, thi công công trình xây dựng (hay còn được gọi tắt là hợp đồng EPC);
+ Thiết kế kỹ thuật thi công công trình xây dựng trong trường hợp thiết kế ba bước;
+ Thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng trong trường hợp thiết kế hai bước;
+ Bước thiết kế khác được tiến hành ngay sau bước thiết kế cơ sở trong trường hợp thực hiện thiết kế nhiều bước theo thông lệ quốc tế.
Như vậy, để có căn cứ phê duyệt thiết kế xây dựng thì chủ đầu tư cần phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động thẩm định bước thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở, nội dung thẩm định thực hiện theo khoản 2 Điều 82 của Văn bản hợp nhất
2. Thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư:
Căn cứ theo quy định tại Điều 83 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định về vấn đề thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của các chủ đầu tư. Theo đó:
-
Đối với các công trình xây dựng có sử dụng nguồn vốn đầu tư công, các công trình xây dựng có sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công, thì các chủ đầu tư cần phải thẩm định các nội dung cơ bản sau đây: Sự đáp ứng đầy đủ điều kiện, yêu cầu của thiết kế xây dựng với nhiệm vụ thiết kế, quy định cụ thể tại hợp đồng thiết kế được ký kết giữa các bên và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan; sự phù hợp của thiết kế xây dựng với yêu cầu về máy móc, trang thiết bị công nghệ, dây chuyền công nghệ (nếu có); việc lập dự toán xây dựng công trình, sự phù hợp của giá trị dự toán xây dựng công trình với tổng giá trị đầu tư xây dựng công trình trên thực tế; xác định giá trị xây dựng công trình xây dựng;
-
Đối với công trình xây dựng thuộc dự án PPP (là tập hợp các đề xuất liên quan đến việc đầu tư để cung cấp dịch vụ công, sản phẩm công thông qua quá trình thực hiện một hoạt động hoặc nhiều hoạt động như: xây dựng, kinh doanh, vận hành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng), nội dung thẩm định thiết kế công trình xây dựng được thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 83 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 và các nội dung khác quy định tại hợp đồng dự án PPP;
-
Đối với các công trình xây dựng được quy định cụ thể tại khoản 6 Điều 82 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 (tức là các công trình xây dựng có ảnh hưởng lớn tới an toàn, lợi ích công cộng) và không thuộc một trong những đối tượng được quy định tại khoản 1 Điều 83a của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020, chủ đầu tư sẽ căn cứ vào nội dung được quy định cụ thể tại khoản 1 Điều 83 và khoản 2 Điều 83a Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 để tổ chức hoạt động thẩm định, phê duyệt thiết kế xây dựng;
-
Đối với các công trình xây dựng không thuộc một trong những trường hợp được quy định tại khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 83 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020, chủ đầu tư sẽ có thẩm quyền quyết định nội dung thẩm định, quá trình quyết định cần phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện, yêu cầu của nhiệm vụ thiết kế, hợp đồng thiết kế và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Như vậy, vấn đề thẩm định thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở của chủ đầu tư sẽ được thực hiện theo điều luật nêu trên.
3. Nội dung và trình tự thực hiện của thiết kế xây dựng:
Căn cứ theo quy định tại Điều 78 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020 có quy định chung về thiết kế xây dựng. Theo đó:
-
Thiết kế xây dựng sẽ bao gồm: Thiết kế sơ bộ trong Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đầu tư xây dựng của công trình xây dựng; thiết kế cơ sở trong Báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng của các công trình xây dựng hoặc thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng trong Báo cáo kinh tế kĩ thuật đầu tư xây dựng công trình; các thiết kế triển khai sau thiết kế cơ sở, trong đó bao gồm: thiết kế kỹ thuật tổng thể, thiết kế kỹ thuật, thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng và các thiết kế khác theo thông lệ quốc tế (nếu có);
-
Thiết kế xây dựng được thực hiện theo quy trình, trình tự một bước hoặc trình tự nhiều bước như sau: Thiết kế một bước là thiết kế được thực hiện với bản vẽ thi công; thiết kế hai bước bao gồm thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công; thiết kế ba bước bao gồm thiết kế kỹ thuật, thiết kế cơ sở và thiết kế bản vẽ thi công; thiết kế nhiều bước sẽ được thực hiện theo thông lệ quốc tế;
-
Người quyết định đầu tư là chủ thể có thẩm quyền quyết định số bước thiết kế xây dựng trong quá trình phê duyệt dự án, phê duyệt quyết định đầu tư xây dựng trên thực tế;
-
Thành phần hồ sơ thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở sẽ bao gồm: văn bản thuyết minh thiết kế, bản vẽ thiết kế, tài liệu khảo sát xây dựng liên quan đến dự án, dự toán xây dựng của công trình, chỉ dẫn kĩ thuật của công trình theo yêu cầu của các chủ đầu tư;
-
Thiết kế bản vẽ thi công công trình xây dựng sẽ do tổ chức tư vấn thiết kế hoặc do các nhà thầu thi công công trình xây dựng lập, phục vụ cho toàn bộ quá trình thi công công trình xây dựng hoặc phục vụ cho từng hạng mục công trình nhất định hoặc từng giai đoạn thi công công trình xây dựng theo yêu cầu của các chủ đầu tư.
Như vậy, thiết kế xây dựng sẽ được thực hiện theo trình tự một nước hoặc trình tự nhiều bước nêu trên.
Đồng thời, cần phải lưu ý về nội dung chủ yếu của thiết kế xây dựng triển khai sau thiết kế cơ sở căn cứ tại Điều 80 của Văn bản hợp nhất Luật xây dựng năm 2020, bao gồm các nội dung sau:
-
Phương án kiến trúc;
-
Công năng sử dụng;
-
Phương án công nghệ, nếu có;
-
Phương án kết cấu, các loại vật liệu chủ yếu sử dụng trong quá trình xây dựng;
-
Thời gian sử dụng công trình, quy trình vận hành, bảo trì công trình xây dựng;
-
Chỉ dẫn kĩ thuật, phương án phòng chống cháy/nổ đối với công trình xây dựng;
-
Phương án sử dụng năng lượng tiết kiệm và có hiệu quả;
-
Giải pháp bảo vệ môi trường, giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu;
-
Dự toán xây dựng sao cho phù hợp với từng thiết kế xây dựng.
THAM KHẢO THÊM: