Thẩm quyền của Tòa án dân sự? Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
Tổng đài Luật sư
– Cơ sở pháp lý:
1. Thẩm quyền của Tòa án dân sự.
Thẩm quyền dân sự của Tòa án là quyền xem xét giải quyết các vụ việc và quyền hạn ra các quyết định khi xem xét giải quyết các vụ việc đó theo thủ tục tố tụng dân sự của Tòa án. Khác với thẩm quyền xét xử hành chính và thẩm quyền xét xử hình sự của Tòa án, thẩm quyền dân sự của Tòa án có những đặc trưng sau:
– Tòa án nhân danh quyền lực nhà nước, độc lập trong việc xem xét giải quyết và ra các phán quyết đối với các vụ việc phát sinh từ các quan hệ mang tính tài sản, nhân thân được hình thành trên cơ sở bình đẳng, tự do, tự nguyện cam kết, thoR thuận giữa các chủ thể với nhau;
– Thẩm quyền dân sự của Tòa án được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự. Do vậy, ngoài việc tuân thủ các nguyên tắc chung về tố tụng như Tòa án độc lập và chỉ tuân theo pháp luật, đảm bảo sự vô tư, khách quan v.v. thì Tòa án khi xem xét giải quyết các vụ việc dân sự phải tôn trọng và đảm bảo quyền tự định đoạt của các đương sự. Phạm vi xem xét giải quyết và quyền quyết định của Tòa án được giới hạn bởi những yêu cầu mà đương sự đưa ra cũng như trên cơ sở sự thỏa thuận của họ về những vấn đề có tranh chấp.
– Ý nghĩa việc xác định thẩm quyền dân sự của Tòa án: Việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý, khoa học tránh được sự chồng chéo trong việc thực hiện nhiệm vụ giữa Tòa án với các cơ quan nhà nước, giữa các Tòa án với nhau, góp phần tạo điều kiện cần thiết cho Tòa án giải quyết nhanh chóng và đúng đắn các vụ việc dân sự, nâng cao được hiệu quả của việc giải quyết vụ việc dân sự. Bên cạnh đó, việc xác định thẩm quyền giữa các Tòa án một cách hợp lý, khoa học còn tạo thuận lợi cho các đương sự tham gia tố tụng bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp trước Tòa án, giảm bớt những phiền phức cho đương sự. Ngoài ra, việc xác định thẩm quyền của các Tòa án một cách hợp lý và khoa học còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định những điều kiện về chuyên môn, nghiệp vụ cần thiết của đội ngũ cán bộ ở mỗi Tòa án và các điều kiện khác, trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ.
2. Thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Tại Điều 38
– Thứ nhất về thẩm quyền của Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
+ Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh Có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo quy định của pháp luật. Theo đó, Tòa án dân sự có cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 và không có thẩm quyền giải quyết tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bên cạnh đó, Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015, và không có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tòa dân sự Tòa án nhân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
+ Theo đó, pháp luật quy định Tòa án nhân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.
+ Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định dân sự chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Thứ hai, về thẩm quyền của Tòa gia đình và người chưa thành niên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
+ Tòa gia đình và người chưa thành niên của Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 và có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định hôn nhân và gia đình chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015.
– Thứ ba, về thẩm quyền của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
+ Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về kinh doanh, thương mại thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bên cạnh đó, pháp luật quy định về thẩm quyền của Tòa kinh tế Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định kinh doanh, thương mại chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
– Thứ tư, về thẩm quyền của Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh:
+ Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định tại Điều 37 của Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục phúc thẩm những vụ việc mà bản án, quyết định lao động chưa có hiệu lực pháp luật của Tòa án nhân dân cấp huyện bị kháng cáo, kháng nghị theo quy định của pháp luật.
Do đó, có thể thấy được thẩm quyền của các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh, nhìn chung ở mỗi Tòa chuyên trách thì sẽ phụ trách về những lĩnh vực, những tranh chấp, những yêu cầu giải quyết khác nhau. Ví dụ như Tòa lao động Tòa án nhân dân cấp tỉnh chuyên về giải quyết những tranh chấp, yêu cầu về lao động thuộc thầm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa gia đình và người chưa thành niên Tòa án nhân dân cấp tỉnh chuyên về giải quyết những tranh chấp, yêu cầu về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Tòa dân sự Tòa án nhân dân cấp tỉnh chuyên về giải quyết những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Việc phân chia về thẩm quyền và sự phân chia về các Tòa chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh có vai trò vô cùng quan trọng và cần thiết trong việc giải quyết những tranh chấp, những yêu cầu ở những lĩnh vực khác nhau, việc phân chia về thẩm quyền giải quyết như vậy sẽ tạo tiền đề cho quá trình giải quyết được diễn ra một cách chuyên nghiệp, nhanh gọn, nhằm đảm bảo nguyên tắc xét xử đúng thẩm quyền, đúng người, đúng tội, tuân thủ theo những quy định của pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án và trên cơ sở đó có kế hoạch đáp ứng bảo đảm cho Tòa án thực hiện được chức năng, nhiệm vụ của từng cơ quan Tòa án chuyên trách Tòa án nhân dân cấp tỉnh.