Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự là loại giấy tờ, văn bản do Cơ quan công an có thẩm quyền cung cấp cho các cơ sở đầu tư kinh doanh đối với các ngành, nghề kinh doanh có điều kiện an ninh trật tự. Vậy thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT:
Căn cứ theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 56/2023/NĐ-CP), có quy định cụ thể về thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự. Theo đó, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ công an là cơ quan nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm:
-
Cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh. Bao gồm: Các cơ sở kinh doanh súng (vũ khí) quân dụng cầm tay hạng nhỏ; các cơ sở kinh doanh vũ khí và vật liệu nổ công nghiệp; các cơ sở kinh doanh tiền chất thuốc nổ (ngoại trừ trường hợp kinh doanh vận chuyển vật liệu nổ công nghiệp và vận chuyển tiền chất thuốc nổ); các cơ sở kinh doanh dịch vụ nổ mìn; các cơ sở kinh doanh dịch vụ lưu trú được xếp hạng với mức từ 05 sao trở lên; các cơ sở kinh doanh công cụ hỗ trợ; các cơ sở kinh doanh súng bắn sơn (ngoại trừ các cơ sở cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn); các cơ sở kinh doanh casino, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trò chơi điện tử có thưởng dành cho những cá nhân là người nước ngoài; các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có vốn đầu tư nước ngoài; các cơ sở kinh doanh dịch vụ bảo vệ có chức năng/nhiệm vụ đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; các cơ sở kinh doanh khác thuộc cơ quan có thẩm quyền đó là Bộ Công an;
-
Chủ trì sát hạch và thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ đã trải qua giai đoạn đào tạo tại cơ sở kinh doanh có chức năng/nhiệm vụ đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ; các trung tâm dạy nghề của trường công an nhân dân; trung tâm huấn luyện và bồi dưỡng nghiệp vụ cho các đơn vị lực lượng thuộc Bộ Công an có chức năng đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ;
-
Thẩm định các loại giáo trình, thẩm định chương trình đào tạo đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ cho các cơ sở được quyền đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 12 của
Nghị định .96/2016/NĐ-CP
Đồng thời, cũng căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 24 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP, có quy định về trách nhiệm của Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương. Bao gồm các trách nhiệm như sau:
-
Cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự và quản lý đối với các cơ sở kinh doanh (ngoại trừ các cơ sở kinh doanh thuộc trách nhiệm quản lý của Cục cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội), bao gồm: Hoạt động sản xuất con dấu; kinh doanh ngành nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp; sản xuất và mua bán quân phục/phù hiệu/cấp hiệu của lực lượng quân đội nhân dân và lực lượng công an nhân dân; kinh doanh máy móc và các trang thiết bị; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh dịch vụ vũ trường; kinh doanh dịch vụ lưu trú du lịch; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; các cơ sở kinh doanh thuộc lực lượng quân đội nhân dân và các đơn vị sự nghiệp có thu (của cơ quan, tổ chức cấp trung ương và cấp tỉnh); các cơ sở kinh doanh khác do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an ủy quyền bằng văn bản;
-
Chủ trì sát hạch và thực hiện thủ tục cấp chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ cho nhân viên dịch vụ bảo vệ, tiến hành hoạt động đào tạo lại đối với nhân viên dịch vụ bảo vệ tại trung tâm huấn luyện, tiến hành các hoạt động cần thiết để bồi dưỡng nghiệp vụ cho công an địa phương.
Theo đó, thẩm quyền cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự thuộc về:
-
Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Bộ Công an;
-
Phòng Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thuộc Công an cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
2. Điều kiện chung để được cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về ANTT:
Để được cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự thì cần phải đáp ứng được các điều kiện chung như sau:
(1) Cơ sở kinh doanh đã được đăng ký, cấp phép hoặc thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam.
(2) Người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự của các cơ sở kinh doanh không thuộc một trong những trường hợp sau đây:
Thứ nhất, đối với người Việt Nam:
-
Là cá nhân đã bị khởi tố hình sự bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền, đồng thời đang được cơ quan tố tụng Việt Nam hoặc cơ quan tố tụng nước ngoài tiến hành hoạt động điều tra/truy tố/xét xử;
-
Cá nhân có tiền án về các tội xâm phạm đến an ninh quốc gia, các tội khác do lỗi cố ý bị kết án trong khoảng thời gian trên 03 năm tù trở lên và chưa được xóa án tích; cá nhân đang trong thời gian được tạm hoãn chấp hành thi hành án phạt tù; cá nhân đang trong thời gian chấp hành hình phạt cải tạo không giam giữ; cá nhân đang trong thời gian bị quản chế, bị cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự theo quyết định cụ thể của Tòa án;
-
Cá nhân đang trong thời gian bị áp dụng biện pháp giáo dục tại xã/phường; có quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính đang trong thời gian chờ thi hành; là cá nhân nghiện ma túy; đang được tạm hoãn hoặc tạm đình chỉ chấp hành quyết định đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; cá nhân đã bị áp dụng biện pháp xử phạt vi phạm hành chính tuy nhiên chưa đủ thời gian để xóa tiền sự (coi như chưa từng bị xử phạt hành chính).
Thứ hai, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và các cá nhân là người nước ngoài:
-
Chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp giấy phép cư trú hợp pháp;
-
Đáp ứng đầy đủ điều kiện về an toàn phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật về phòng cháy và chữa cháy.
Ngoài các điều kiện chung nêu trên, để được cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện an toàn trật tự đối với một số ngành nghề đặc thù thì các cơ sở kinh doanh còn phải đáp ứng thêm điều kiện được quy định trong các văn bản pháp luật chuyên ngành khác.
3. Các hành vi bị nghiêm cấm trong đầu tư kinh doanh có điều kiện:
Căn cứ theo quy định tại Điều 6 của Nghị định 96/2016/NĐ-CP về ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện (sửa đổi tại Nghị định 56/2023/NĐ-CP), có quy định về các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực đầu tư kinh doanh có điều kiện. Bao gồm các hành vi:
-
Hoạt động kinh doanh khi chưa được cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự hoặc bị thu hồi giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự;
-
Lợi dụng hoạt động ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự để thực hiện các hành vi vi phạm quy định của pháp luật xâm hại đến an ninh trật tự, thực hiện hành vi trái đạo đức xã hội, trái thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam;
-
Có hành vi cho mượn, cho thuê, mua bán đối với giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện an ninh trật tự được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền;
-
Làm giả giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự, làm rõ thành phần hồ sơ và giấy tờ tài liệu trong quá trình đề nghị cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện an ninh trật tự, có hành vi tự sửa chữa hoặc tẩy xóa nội dung ghi nhận trong giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự;
-
Sử dụng dịch vụ bảo vệ đã xâm phạm bất hợp pháp đến quyền lợi của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong xã hội;
-
Hoạt động dịch vụ bảo vệ có sử dụng vũ lực, hoạt động dịch vụ bảo vệ có đe dọa sử dụng vũ lực nhằm mục đích đe dọa, gây khó khăn cho các hoạt động bình thường của cơ quan, cá nhân, tổ chức trong xã hội; hoặc nhằm mục đích xâm hại quyền lợi hợp pháp của các cơ quan và cá nhân khác;
-
Cản trở công tác điều tra, không chấp hành công tác kiểm tra/thanh tra, xử lý đối với hành vi vi phạm của cơ quan công an hoặc các cơ quan có thẩm quyền quản lý nhà nước;
-
Có hành vi lợi dụng chức vụ, lợi dụng quyền hạn để gây khó khăn, cản trở quá trình cấp giấy chứng nhận đáp ứng đầy đủ điều kiện về an ninh trật tự, có hành vi cản trở hoặc xâm hại đến quyền tự do kinh doanh của các tổ chức và cá nhân trong xã hội, bao che đối với hành vi vi phạm quy định pháp luật của những người có liên quan đến hoạt động của các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự an toàn xã hội.
THAM KHẢO THÊM: