Biệt phái công chức chính là việc công chức của đơn vị, cơ quan, tổ chức sẽ được cử đến đến một đơn vị, cơ quan, tổ chức khác làm việc theo yêu cầu nhiệm vụ của người có thẩm quyền. Vậy thẩm quyền biệt phái công chức được quy định như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Biệt phái công chức trong trường hợp nào?
Công chức được hiểu là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh tương ứng với vị trí việc làm trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị – xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan phục vụ theo chế độ chuyên nghiệp, công nhân công an, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
Đối với công chức, biệt phái được hiểu là việc công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị này được cử đến làm việc tại cơ quan, tổ chức, đơn vị khác theo yêu cầu nhiệm vụ (căn cứ khoản 12 Điều 7 Văn bản hợp nhất số 25/VBHN-VPQH 2019 Luật Cán bộ công chức). Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định.
Trong những trường hợp sau sẽ thực hiện biệt phái công chức:
Biệt phái công chức được thực hiện trong các trường hợp sau:
- Khi cần thực hiện các công việc giải quyết trong một thời gian nhất định.
- Có nhiệm vụ đột xuất, cấp bách.
(căn cứ khoản 1 Điều 27 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP).
Khi biệt phái công chức, chính sách đối với công chức được quy định như sau:
- Cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái có trách nhiệm trả lương cho công chức đầy đủ.
- Phải bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm: bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
- Đối với công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: chính sách được hưởng theo quy định của pháp luật.
Thời gian biệt phái công chức là không quá 03 năm.
Đối với công chức được biệt phái sẽ được hưởng chế độ chính sách như sau:
- Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm: sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong vòng 06 tháng.
- Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức cử công chức biệt phái là trả lương và bảo đảm các quyền lợi khác của công chức trong thời gian được cử biệt phái, bố trí công việc phù hợp cho công chức khi hết thời hạn biệt phái.
- Đối với công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: hưởng chế độ, chính sách ưu đãi theo đúng quy định.
Bên cạnh việc biệt phái công chức, khi có nhu cầu và theo quy định của pháp luật thì công chức sẽ được điều động. Điều động công chức được hiểu là việc công chức được cơ quan có thẩm quyền quyết định chuyển từ cơ quan, tổ chức này sang cơ quan tổ chức khác mà không có sự thay đổi về chức vụ, quyền hạn.
2. Thẩm quyền biệt phái công chức theo quy định pháp luật:
Căn cứ khoản 4 Điều 27 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về thẩm quyền biệt phái công chức như sau:
Đối tượng là người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức sẽ quyết định việc biệt phái công chức thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình lên cấp có thẩm quyền quyết định.
Như vậy, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức quyết định việc biệt phái công chức cấp tỉnh thuộc thẩm quyền quản lý hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo quy định của pháp luật.
3. Trình tự biệt phái công chức:
- Trước tiên, người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức nơi công chức công tác và nơi được cử đến biệt phái có văn bản trao đổi, thống nhất ý kiến về việc biệt phái công chức.
- Ra quyết định biệt phái công chức:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi công chức đang công tác quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định theo phân cấp quản lý.
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức được phân công, phân cấp quản lý công chức cần gặp gỡ công chức nêu rõ mục đích, sự cần thiết của việc biệt phái để nghe công chức đề xuất ý kiến trước khi ra quyết định biệt phái công chức.
4. Biệt phái công chức giữ chức vụ quản lý thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong bao lâu?
Căn cứ Điều 28 Nghị định số 138/2020/NĐ-CP quy định về chế độ và chính sách đối với công chức khi biệt phái như sau:
- Sẽ được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong vòng 06 tháng đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm.
- Công chức đang trong quá trình được cử biệt phái vẫn sẽ được cơ quan, tổ chức chi trả lương và đảm bảo các quyền lợi khác như bình thường cho đến khi hết thời hạn biệt phái.
- Nếu như công chức được biệt phái đến làm việc ở miền núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: vẫn sẽ được hưởng chế độ và chính sách ưu đãi theo đúng quy định.
Do vậy, theo quy định trên thì đối với công chức giữ chức vụ quản lý được biệt phái đến vị trí công tác khác mà phụ cấp chức vụ mới thấp hơn phụ cấp chức vụ hiện đang đảm nhiệm thì được bảo lưu phụ cấp chức vụ trong thời gian 06 tháng.
5. Mẫu quyết định biệt phái công chức:
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: /QĐ-UBND | Địa danh, ngày tháng năm 2024 |
QUYẾT ĐỊNH
Về việc biệt phái công chức
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN XYZ
– Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
– Căn cứ Luật Cán bộ, công chức ngày 13 tháng 11 năm 2008; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức ngày25/11/2019;
– Căn cứ Quyết định số 62/2017/QĐ-UBND ngày 15/9/2017 của UBND tỉnh…. ban hành Quy định phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức; cán bộ, công chức cấp xã và người quản lý doanh nghiệp tỉnh…..;
– Theo đề nghị Văn phòng huyện XYZ tại Công văn số …. ngày…./…/….. và đề nghị của cơ quan Tổ chức – Nội vụ huyện tại Công văn số….. ngày…./…/……
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Biệt phái bà Nguyễn Thị A, Công chức Văn phòng – Thống kê Ủy ban nhân dân xã ABC đến công tác tại Văn phòng huyện XYZ
Thời gian biệt phái từ ngày…/…/…. đến hết ngày…/…/….
Điều 2. Nhiệm vụ cụ thể của bà Nguyễn Thị A do Chánh Văn phòng huyện phân công.
Lương và các chế độ khác (nếu có) của bà Nguyễn Thị A được Ủy ban nhân dân xã ABC thực hiện theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng huyện; Trưởng cơ quan Tổ chức – Nội vụ huyện; Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ABC; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan và bà Nguyễn Thị A có trách nhiệm thi hành.
Nơi nhận: – Như Điều 4; – Lưu: VT | CHỦ TỊCH |
THAM KHẢO THÊM: