Một số quy định về biện pháp ngăn chặn? Các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn? Đối tượng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn?
Trong quá trình giải quyết các vụ án hình sự, các quốc gia trên thế giới đều ban hành các quy định về biện pháp ngăn chặn. Đối với Việt Nam, biện pháp ngăn chặn là một trong những chế định có vai trò vô cùng quan trọng của pháp luật tố tụng hình sự. Việc quy định và áp dụng các biện pháp ngăn chặn một cách đúng đắn, chính xác nhằm mục đích giúp các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phát hiện một cách chính xác, nhanh chóng, ngăn chặn và xử lý kịp thời, nghiêm minh đối với người phạm tội, không để lọt tội phạm và không làm oan người vô tội. Bài viết dưới đây Luật Dương Gia sẽ giúp người đọc tìm hiểu về căn cứ và thẩm quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Luật sư
1. Một số quy định về biện pháp ngăn chặn:
Ta có thể hiểu, biện pháp ngăn chặn là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế Nhà nước về mặt tố tụng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng khi có đủ căn cứ đối với hành vi vi phạm của các bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong các trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang.
Đúng như tên gọi, mục đích của các biện pháp ngăn chặn là để ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ trong xã hội, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án.
Trong bộ luật tố tụng hình sự, các biện pháp ngăn chặn được quy định bao gồm các biện pháp sau đây, cụ thể là:
– Thứ nhất: Bắt người.
– Thứ hai là biện pháp tạm giữ.
– Thứ ba là biện pháp tạm giam.
– Thứ tư là biện pháp cấm đi khỏi nơi cư trú.
– Thứ năm là bảo lĩnh.
– Cuối cùng là biện pháp đặt tiền hoặc tài sản để bảo đảm.
2. Các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn:
Khi có các căn cứ sau đây, các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện các biện pháp ngăn chặn:
– Thứ nhất: Áp dụng biện pháp ngăn chặn để kịp thời ngăn chặn tội phạm:
Chúng ta đều biết, tội phạm là hành vi gây ra nguy hiểm cho xã hội hoặc đe dọa gây ra thiệt hại cho một hoặc nhiều quan hệ xã hội là khách thể được luật hình sự bảo vệ.
Việc kịp thời ngăn chặn tội phạm, không để tội phạm xảy ra hoặc không để người phạm tội có điều kiện hành vi phạm tội nhằm gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội là việc làm cần thiết và cấp bách cần được quan tâm.
Căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn này thường được áp dụng để giữ người trong trường hợp khẩn cấp khi xác định được một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 110
– Thứ hai: Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử:
Khi có giấy triệu tập của cơ quan điều tra, viện kiểm sát và
Khi các bị can, bị cáo có hành vi trốn tránh hoặc có những hành vi cản trở hoạt động điều tra, truy tố, xét xử thì việc xác định sự thật khách quan của vụ án sẽ gặp rất nhiều khó khăn.
Chính bởi vì vậy, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã quy định khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử là một trong các căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Đối tượng để áp dụng căn cứ này thường là các bị can, bị cáo, người bị truy nã. Trong các trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang còn có thể áp dụng đối với những người chưa bị khởi tố về hình sự khi có căn cứ để cho rằng họ sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, khám phá tội phạm
Căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử được thể hiện qua các việc cụ thể sau đây: các bị can, bị cáo đang bỏ trốn, chuẩn bị trốn, làm giả chứng cứ, tiêu hủy chứng cứ, có sự câu kết, bàn bạc giữa những người đồng phạm nhằm trốn tránh pháp luật, mua chuộc, đe dọa, không chế người làm chứng,…
– Thứ ba: Khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội:
Việc áp dụng biện pháp cách li đối với người bị bắt, bị can, bị cáo có biểu hiện tiếp tục phạm tội thì với xã hội hoặc hạn chế các điều kiện để họ không thể tiếp tục phạm tội là rất cần thiết và có vai trò quan trọng. Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã đưa ra quy định khi có căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội là căn cứ để áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Những căn cứ chứng tỏ người bị buộc tội sẽ tiếp tục phạm tội có thể xác định trên các phương diện sau đây, cụ thể là:
– Về nhân thân người bị bắt, bị can, bị cáo: Người bị bắt, bị can, bị cáo là những đối tượng có nhân thân xấu. Ví dụ cụ thể: Các bị can, bị cáo là những đối tượng thuộc diện lưu manh, côn đồ, hung hãn… Bị can, bị cáo là những người đã có nhiều tiền án, tiền sự hoặc những đối tượng phạm tội có tính chất chuyên nghiệp như chuyên sống bằng các nghề cướp giật, trộm cắp, lừa đảo…
– Về hành vi của người bị buộc tội: người bị buộc tội đã có những biểu hiện sẽ tiếp tục phạm tội thể hiện như đe dọa trả thù người tố giác, đe dọa trả thù bị hại, người làm chứng và đã có sự chuẩn bị công cụ, phương tiện hoặc các điều kiện cần thiết cho việc thực hiện tội phạm và xét thấy người bị buộc tội có khả năng thực hiện được sự đe dọa đó.
– Thứ tư: Áp dụng biện pháp ngăn chặn để bảo đảm thỉ hành án:
Thi hành án là một giai đoạn rất quan trọng của tố tụng hình sự được lập ra nhằm mục đích thực hiện các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của
Chính bởi vì thế, Bộ luật tố tụng hình sự 2015 đã ban hành quy định để bảo đảm thi hành án trong các trường hợp nhất định là căn cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn. Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thường áp dụng căn cứ này trong những trường hợp cụ thể sau đây:
– Trường hợp thứ nhất: Đối với bị cáo không bị tạm giam nhung bị tòa án cấp sơ thẩm kết tội, tuyên hình phạt tù mà có căn cứ cho rằng nếu không hạn chế tự do của bị cáo thì bị cáo có thể trốn hoặc tiếp tục phạm tội, hội đồng xét xử có thể quyết định bắt tạm giam bị cáo ngay tại phiên tòa để bảo đảm thi hành án.
– Trường hợp thứ hai: Đối với bị cáo không bị tạm giam nhưng bị tòa án cấp phúc thẩm tuyên hình phạt tù thì hội đồng xét xử ra quyết định bắt tạm giam ngay để bảo đảm thi hành án, trừ trường hợp bị cáo có lí do để hoãn thi hành án phạt tù.
3. Đối tượng có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn:
Theo quy định của pháp luật tại Điều 33 khoản 1 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định:
“Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có: Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Tòa án.”
Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc nhưng người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật tố tụng có quyền áp dụng một trong số các biện pháp ngăn chặn theo quy định của pháp luật.
Biện pháp cưỡng chế được áp dụng đối với bị can, bị cáo, người bị truy nã hoặc đối với những người chưa bị khởi tố (trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang), với mục đích là ngăn chặn những hành vi nguy hiểm cho xã hội của họ, ngăn ngừa họ tiếp tục phạm tội, trốn tránh pháp luật hoặc có hành động gây cản trở cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Theo Điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định nội dung sau đây:
“Để kịp thời ngăn chặn tội phạm hoặc khi có căn cứ chứng tỏ bị can, bị cáo sẽ gây khó khăn cho việc điều tra, truy tố, xét xử hoặc sẽ tiếp tục phạm tội, cũng như khi cần bảo đảm thi hành án, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa Án trong phạm vi thẩm quyền tố tụng của mình hoặc người có thẩm quyền theo quy định của Bộ luật này có thể áp dụng một trong những biện pháp ngăn chặn sau đây: bắt, tạm giữ, tạm giam, cấm đi khỏi nơi cư trú, bảo lĩnh, đặt tiền hoặc tài sản có giá trị để bảo đảm.”
Như vậy, theo điều 79 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định ba cơ quan tiến hành tố tụng nói trên có quyền áp dụng sáu biện pháp ngăn chặn, trong đó với những người chưa bị khởi tố thì chỉ có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn trong trường hợp khẩn cấp hoặc phạm tội quả tang. Bắt người phạm tội quả tang là một trong các biện pháp ngăn chặn.
Về phạm tội quả tang, điều 82 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 có quy định:
“Đối với người đang thực hiện tội phạm hoặc ngay sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, cũng như người đang bị truy nã thì bất kì người nào cũng có quyền bắt và giải ngay đến
Trong trường hợp này, pháp luật đã trao cho tất cả mọi người quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn đối với người phạm tội quả tang, nhằm kịp thời ngăn chặn hành vi phạm tội của họ, ngăn ngừa họ trốn thoát trước khi cơ quan có thẩm quyền đến, tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.