Thẩm phán là một chức danh cao quý, được nhân danh Nhà nước khi xét xử. Thẩm phán thực thi nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, vì vậy được nhân dân tôn trọng. Thẩm phán là chỗ dựa vững chắc của công dân khi có việc yêu cầu Tòa án giải quyết..
Mục lục bài viết
- 1 1. Thẩm phán cao cấp là gì?
- 2 2. Tiêu chuẩn lựa chọn Thẩm phán cao cấp:
- 3 3. Nguyên tắc thi, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán cao cấp:
- 4 4. Nhiệm kỳ của Thẩm phán:
- 5 5. Trách nhiệm của Thẩm phán cao cấp trong thi hành nhiệm vụ:
- 6 6. Những việc Thẩm phán không được làm:
- 7 7. Thẩm phán cao cấp được hưởng chế độ chính sách như thế nào?
- 8 8. Thẩm phán cao cấp có thể được miễn nhiệm khi nào?
- 9 9. Thủ tục bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp:
1. Thẩm phán cao cấp là gì?
Theo Khoản 1 Điều 2 Quyết định số 120/QĐ-TANDTC đã Giải thích từ ngữ như sau:
“1. Người giữ chức danh tư pháp trong
Theo Điều 65. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thẩm phán
1. Thẩm phán là người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
Căn cứ vào Điều 66 Luật tổ chức tòa án nhân dân 2014 quy định về Các ngạch Thẩm phán như sau:
“1. Thẩm phán Tòa án nhân dân gồm:
a) Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
b) Thẩm phán cao cấp;
c) Thẩm phán trung cấp;
d) Thẩm phán sơ cấp.”
Như vậy, Thẩm phán cao cấp là chức danh và ngạch thẩm phán trong hệ thống tòa án nhân dân ở Việt Nam, cao hơn Thẩm phán trung cấp và thấp hơn Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định của Luật này được Chủ tịch nước bổ nhiệm để làm nhiệm vụ xét xử.
2. Tiêu chuẩn lựa chọn Thẩm phán cao cấp:
Căn cứ vào Điều 67 Luật Tổ chức Tòa án Nhân Dân 2014 quy định về Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thẩm phán cao cấp như sau:
+ Là công dân Việt Nam, trung thành với Tổ quốc và Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, có phẩm chất đạo đức tốt, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có tinh thần dũng cảm và kiên quyết bảo vệ công lý, liêm khiết và trung thực.
+ Có trình độ cử nhân luật trở lên.
+ Đã được đào tạo nghiệp vụ xét xử.
+ Có thời gian làm công tác thực tiễn pháp luật.
+ Có sức khỏe bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
– Người đáp ứng đủ các tiêu chuẩn trên đây được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp, nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự khi đáp ứng đủ các điều kiện sau:
+ Đã là Thẩm phán trung cấp từ đủ 05 năm trở lên;
+ Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, của Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;
+ Đã trúng tuyển kỳ thi nâng ngạch Thẩm phán cao cấp.
– Trường hợp do nhu cầu cán bộ của Tòa án nhân dân, người chưa là Thẩm phán trung cấp có đủ tiêu chuẩn, điều kiện sau đây thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp; nếu là sỹ quan quân đội tại ngũ thì có thể được tuyển chọn, bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp thuộc Tòa án quân sự:
+ Có đủ tiêu chuẩn quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều 67 của Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014;
+ Đã có thời gian làm công tác pháp luật từ 18 năm trở lên;
+ Có năng lực xét xử những vụ án và giải quyết những việc khác thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp cao, Tòa án quân sự trung ương theo quy định của luật tố tụng;
+ Đã trúng tuyển kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán cao cấp.
3. Nguyên tắc thi, Hội đồng tuyển chọn Thẩm phán cao cấp:
Nguyên tắc nâng ngạch Thẩm phán cao cấp
Theo Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 về Nguyên tắc thi tuyển chọn, thi nâng ngạch đói với Thẩm phán cao cấp như sau
1. Đối tượng dự thi tuyển phải đáp ứng đủ các điều kiện dự thi tương ứng với ngạch dự thi.
2. Việc thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán được thực hiện theo nguyên tắc cạnh tranh, bảo đảm quy trình chặt chẽ, minh bạch, công khai, công bằng và dân chủ nhằm lựa chọn những người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn để đề nghị bổ nhiệm làm Thẩm phán cao cấp.
3. Kỳ thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán được tổ chức riêng cho từng đối tượng dự thi theo quy định tại Điều 2 Quy chế này hoặc thi chung cho một số đối tượng dự thi. Việc tổ chức thi chung hoặc thi riêng do Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp quyết định.
4. Thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán được tổ chức ít nhất mỗi năm 02 kỳ, trường hợp cần thiết, Chủ tịch Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp quyết định bổ sung kỳ thi.
5. Thời gian, địa điểm thi, nội dung các môn thi, hình thức thi do Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp quyết định.
6. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp ủy quyền cho Học viện Tòa án tổ chức kỳ thi. Học viện Tòa án thành lập Hội đồng thi và các ban giúp việc để tổ chức thi theo sự ủy quyền.
7. Việc tổ chức thi tuyển chọn, thi nâng ngạch Thẩm phán được thực hiện theo quy định của Luật Tổ chức Tòa án nhân dân, Luật cán bộ công chức, các văn bản hướng dẫn thi hành và những quy định tại Quy chế này.
– Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán Cao cấp
Theo Điều 73 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp như sau:
Hội đồng thi tuyển chọn hẩm phán cao cấp Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp gồm Chánh án Tòa án nhân tối cao làm Chủ tịch; 01 Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, đại diện lãnh đạo Bộ Quốc phòng, Bộ Nội vụ là ủy viên.
Danh sách ủy viên Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp, Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định.
2. Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn Thẩm phán sơ cấp;
b) Tổ chức kỳ thi nâng ngạch từ Thẩm phán sơ cấp lên Thẩm phán trung cấp, từ Thẩm phán trung cấp lên Thẩm phán cao cấp;
c) Tổ chức kỳ thi tuyển chọn vào ngạch Thẩm phán trung cấp, Thẩm phán cao cấp cho các trường hợp quy định tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 68 của Luật này;
d) Công bố danh sách những người trúng tuyển. Quy chế hoạt động của Hội đồng thi tuyển chọn Thẩm phán cao cấp, Quy chế thi tuyển chọn, Thẩm phán cao cấp do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định.
4. Nhiệm kỳ của Thẩm phán:
Căn cứ vào Điều 74 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 quy định rõ nhiệm kỳ đầu của các Thẩm phán là 05 năm; trường hợp được bổ nhiệm lại hoặc được bổ nhiệm vào ngạch Thẩm phán khác thì nhiệm kỳ tiếp theo là 10 năm.
5. Trách nhiệm của Thẩm phán cao cấp trong thi hành nhiệm vụ:
Căn cứ vào Điều 76 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 quy định trách nhiệm của thẩm phán như sau:
1. Trung thành với Tổ quốc, gương mẫu chấp hành Hiến pháp và pháp luật.
2. Tôn trọng nhân dân, tận tụy phục vụ nhân dân, liên hệ chặt chẽ với nhân dân, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.
3. Độc lập, vô tư, khách quan, bảo vệ công lý trong xét xử; chấp hành quy tắc ứng xử, đạo đức nghề nghiệp Thẩm phán, giữ gìn uy tín của Tòa án.
4. Giữ bí mật nhà nước và bí mật công tác theo quy định của pháp luật.
5. Học tập, nghiên cứu để nâng cao kiến thức, trình độ chính trị và chuyên môn nghiệp vụ Tòa án.
6. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn và các quyết định của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật. Thẩm phán trongkhi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình mà gây thiệt hại thì Tòa án nơi Thẩm phán thực hiện nhiệm vụ xét xử có trách nhiệm bồi thường và Thẩm phán đã gây thiệt hại có trách nhiệm bồi hoàn cho Tòa án theo quy định của luật.
6. Những việc Thẩm phán không được làm:
Căn cứ vào Điều 77 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 quy định như sau:
- Những việc pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm.
- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật.
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án.
- Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
- Tiếp bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết không đúng nơi quy định.
7. Thẩm phán cao cấp được hưởng chế độ chính sách như thế nào?
Theo Điều 75 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 quy định Chế độ, chính sách đối với Thẩm phán như sau:
- Nhà nước có chính sách ưu tiên về tiền lương, phụ cấp đối với Thẩm phán.
- Thẩm phán được cấp trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán để làm nhiệm vụ.
- Thẩm phán được bảo đảm tôn trọng danh dự, uy tín; được bảo vệ khi thi hành công vụ và trong trường hợp cần thiết.
- Thẩm phán được đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ và nghiệp vụ Tòa án.
- Nghiêm cấm các hành vi cản trở, đe dọa, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán và thân nhân của Thẩm phán.
- Thẩm phán được tôn vinh và khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.
- Chế độ tiền lương, phụ cấp; mẫu trang phục, cấp phát và sử dụng trang phục, Giấy chứng minh Thẩm phán do Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định theo đề nghị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thẩm phán cao cấp có thể được miễn nhiệm khi nào?
Căn cứ vào Điều 81 Luật Tổ chức Tòa án Nhân dân 2014 quy định về Miễn nhiệm Thẩm phán như sau:
1. Thẩm phán đương nhiên được miễn nhiệm khi nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác khác.
2. Thẩm phán có thể được miễn nhiệm do sức khỏe, do hoàn cảnh gia đình hoặc vì lý do khác mà xét thấy không thể bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ được giao.
9. Thủ tục bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp:
hủ tục bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp được quy định tại Điều 11 Quyết định 866/QĐ-TANDTC năm 2016 Quy định về trình tự, thủ tục và mẫu hồ sơ bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, miễn nhiệm, cách chức Thẩm phán do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Bước 1: Chuẩn bị nhân sự, hồ sơ.
Căn cứ vào nhiệm kỳ Thẩm phán, trước khi hết nhiệm kỳ 4 tháng, Vụ Tổ chức – Cán bộ Tòa án nhân dân tối cao có văn bản gửi Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao, Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh
Bước 2: Tổ chức Hội nghị lấy ý kiến về việc bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp (thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 4 của Quy định này).
Bước 3: Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định danh sách đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp.
Căn cứ kết quả lấy phiếu tín nhiệm, Vụ Tổ chức – Cán bộ tổng hợp danh sách báo cáo Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao.
Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao thảo luận và tiến hành biểu quyết nhân sự (bằng phiếu kín). Nhân sự đưa vào danh sách tiến hành quy trình bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp phải được đa số các thành viên trong tập thể lãnh đạo, Ban cán sự đảng Tòa án nhân dân tối cao tán thành.
Bước 4: Lập hồ sơ bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp
Căn cứ kết quả tại Bước 3, Vụ Tổ chức – Cán bộ phối hợp với Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao/Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh lập hồ sơ của những người được đề nghị tuyển chọn, để bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp.
Bước 5: Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, tuyển chọn
Sau khi hoàn tất hồ sơ, Vụ Tổ chức – Cán bộ báo cáo Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cho ý kiến, để trình Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia xem xét, tuyển chọn để đề nghị bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp.
Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia tiến hành phiên họp tuyển chọn và ban hành Nghị quyết của phiên họp tuyển chọn.
Bước 6: Trình Chủ tịch nước bổ nhiệm
Theo đề nghị của Hội đồng tuyển chọn, giám sát Thẩm phán quốc gia, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trình Chủ tịch nước bổ nhiệm lại Thẩm phán cao cấp.