Trong bối cảnh nước ta đang hội nhập với nền kinh tế quốc tế việc đẩy mạnh phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường hiệu quả quản lý của Nhà nước. Vậy tham ô là gì? Phân biệt tham ô tài sản và tham nhũng tài sản?
Mục lục bài viết
1. Tham nhũng là gì?
Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi, theo đó:
– Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó, bao gồm:
+ Cán bộ, công chức, viên chức;
+ Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật, công nhân công an trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
+ Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp;
+ Người giữ chức danh, chức vụ quản lý trong doanh nghiệp, tổ chức;
+ Những người khác được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ và có quyền hạn trong khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ đó.
– Tài sản tham nhũng là tài sản có được từ tham nhũng, tài sản có nguồn gốc từ tham nhũng.
– Vụ lợi là việc người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng.
2. Tham ô tài sản là gì?
Theo quy định tại Điều 2 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018 các hành vi tham nhũng trong khu vực nhà nước do người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị khu vực nhà nước thực hiện bao gồm:
– Tham ô tài sản;
– Nhận hối lộ;
– Lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lạm quyền trong khi thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi;
– Giả mạo trong công tác vì vụ lợi;
– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc địa phương vì vụ lợi;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn sử dụng trái phép tài sản công vì vụ lợi;
– Nhũng nhiễu vì vụ lợi;
– Không thực hiện, thực hiện không đúng hoặc không đầy đủ nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi;
– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật vì vụ lợi; cản trở, can thiệp trái pháp luật vào việc giám sát, kiểm tra, thanh tra, kiểm toán, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án vì vụ lợi.
Trong các doanh nghiệp, tổ chức khu vực ngoài nhà nước hành vi tham nhũng bao gồm:
– Tham ô tài sản;
– Nhận hối lộ;
– Đưa hối lộ, môi giới hối lộ để giải quyết công việc của doanh nghiệp, tổ chức mình vì vụ lợi.
Như vậy, có thể thấy, bản chất, tham ô tài sản là một trong những hành vi tham nhũng của người có chức vụ quyền hạn, đều là hành vi của những người có chức vụ, quyền hạn lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để chiếm đoạt tài sản của Nhà nước, cơ quan, đơn vị, tổ chức
3. Phương thức phát hiện hành vi tham ô, tham nhũng:
Theo quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, hành vi tham nhũng được phát hiện kịp thời để xử lý thông qua các phương thức sau:
3.1. Phát hiện qua công tác kiểm tra và tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị:
– Qua công tác kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước:
Người đứng đầu cơ quan quản lý nhà nước có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc chấp hành pháp luật của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
– Qua công tác tự kiểm tra của cơ quan, tổ chức, đơn vị:
Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm chủ động tổ chức kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ của người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý mà thường xuyên, trực tiếp giải quyết công việc của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân khác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý tham nhũng.
– Qua kiểm tra hoạt động chống tham nhũng trong Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân,
Người đứng đầu Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân,
Lưu ý:
Việc kiểm tra phát hiện hành vi tham nhũng có thể được thực hiện qua kiểm tra thường xuyên tiến hành theo chương trình, kế hoạch và tập trung vào lĩnh vực, hoạt động dễ phát sinh tham nhũng hoặc kiểm tra đột xuất khi phát hiện có dấu hiệu tham nhũng.
3.2. Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát, thanh tra, kiểm toán:
– Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động giám sát của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử và xử lý đề nghị của cơ quan dân cử, đại biểu dân cử:
Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc, Ủy ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân, Ban của Hội đồng nhân dân, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân thông qua hoạt động giám sát nếu phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì đề nghị Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân xử lý theo quy định của pháp luật.
– Phát hiện tham nhũng thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán:
Cơ quan thanh tra, Kiểm toán nhà nước thông qua hoạt động thanh tra, kiểm toán có trách nhiệm chủ động phát hiện hành vi tham nhũng, xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị xử lý theo quy định của pháp luật và chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
3.3. Phát hiện tham nhũng qua phản ánh, tố cáo, báo cáo về hành vi tham nhũng:
Thứ nhất, hành vi tham nhũng được phát hiện thông qua việc phản ánh, tố cáo và xử lý phản ánh, giải quyết tố cáo như sau:
– Cá nhân, tổ chức có quyền phản ánh về hành vi tham nhũng, cá nhân có quyền tố cáo về hành vi tham nhũng theo quy định của pháp luật.
– Cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền khi nhận được phản ánh, tố cáo về hành vi tham nhũng phải xem xét, xử lý kịp thời và áp dụng các biện pháp bảo vệ người phản ánh, tố cáo.
– Việc tiếp nhận, giải quyết tố cáo về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tố cáo.
– Việc tiếp nhận, xử lý phản ánh về hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của pháp luật về tiếp công dân.
Thứ hai, phát hiện tham nhũng qua báo cáo và xử lý báo cáo về hành vi tham nhũng:
– Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang khi phát hiện hành vi tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi mình công tác thì phải báo cáo ngay với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị đó; trường hợp người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có liên quan đến hành vi tham nhũng thì phải báo cáo với người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền quản lý cán bộ.
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo về hành vi tham nhũng, người được báo cáo phải xử lý vụ việc theo thẩm quyền hoặc chuyển cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, xử lý và thông báo cho người báo cáo biết; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá 30 ngày; trường hợp cần thiết thì người được báo cáo quyết định hoặc đề nghị người có thẩm quyền áp dụng các biện pháp ngăn chặn, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng và bảo vệ người báo cáo.
Lưu ý:
– Người phản ánh, báo cáo về hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính trung thực của nội dung phản ánh, báo cáo.
– Người tố cáo hành vi tham nhũng phải chịu trách nhiệm về việc tố cáo của mình theo quy định
4. Hình thức xử lý hành vi tham ô, tham nhũng:
4.1. Về hình thức xử lý đối với người có hành vi tham nhũng:
Theo quy định tại Điều 92 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018,người có hành vi tham nhũng giữ bất kì chức vụ, vị trí công tác nào đều phải bị xử lý nghiêm minh theo quy định của pháp luật, kể cả người đã nghỉ hưu, thôi việc, chuyển công tác.
Người có hành vi tham nhũng tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, phải bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật, cụ thể:
Thứ nhất, xử lý kỷ luật đối với người có hành vi tham nhũng theo quy định tại
– Áp dụng hình thức xử lý khiển trách đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu và ít nghiêm trọng.
– Áp dụng hình thức xử lý cảnh cáo đối với cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị khiển trách về hành vi tham nhũng còn tái phạm.
– Áp dụng hình thức kỷ luật hạ bậc lương đối với cán bộ, công chức, giáng chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý vi phạm lần đầu gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý kỷ luật cảnh cáo về hành vi tham nhũng mà tái phạm.
– Áp dụng hình thức xử lý cách chức đối với cán bộ, công chức trong trường hợp sau:
+ Công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức giáng chức mà tái phạm hoặc cán bộ đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo mà tái phạm;
+ Cán bộ, công chức có hành vi vi phạm lần đầu, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức buộc thôi việc, người vi phạm có thái độ tiếp thu, sửa chữa, chủ động khắc phục hậu quả và có nhiều tình tiết giảm nhẹ;
– Áp dụng hình thức kỷ luật buộc thôi việc đối với công chức trong các trường hợp:
– Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cách chức đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc hạ bậc lương đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý mà tái phạm;
– Có hành vi vi phạm lần đầu về tham nhũng gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng
Thứ hai, xử phạt vi phạm hành chính với người có hành vi tham nhũng:
Theo quy định tại Điều 12
– Từ 1.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị dưới 100.000.000 đồng;
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với tài sản công có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên;
– Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp chiếm đoạt trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, xe ô tô.
Ngoài phạt tiền, người có hành vi vi phạm còn phải chịu hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm và phải khắc phục hậu quả
Thứ ba, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi tham nhũng:
Theo quy định tại Điều 353 Bộ luật hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017), người có hành vi tham ô có thể bị xử lý hình sự từ 02 năm tù đến tử hình, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi.
Lưu ý:
– Trường hợp người có hành vi tham nhũng bị xử lý kỷ luật là người đứng đầu hoặc cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị thì bị xem xét tăng hình thức kỷ luật.
– Người có hành vi tham nhũng đã chủ động khai báo trước khi bị phát giác, tích cực hợp tác với cơ quan có thẩm quyền, góp phần hạn chế thiệt hại, tự giác nộp lại tài sản tham nhũng, khắc phục hậu quả của hành vi tham nhũng thì được xem xét giảm hình thức kỷ luật, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt hoặc miễn trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
– Người bị kết án về tội phạm tham nhũng là cán bộ, công chức, viên chức mà bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì đương nhiên bị buộc thôi việc đối với đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân thì đương nhiên mất quyền đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân.
4.2. Xử lý tài sản tham nhũng:
Theo quy định tại Điều 93 Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018, tài sản tham nhũng phải được thu hồi, trả lại cho chủ sở hữu, người quản lý hợp pháp hoặc tịch thu theo quy định của pháp luật.
Thiệt hại do hành vi tham nhũng gây ra phải được khắc phục; người có hành vi tham nhũng gây thiệt hại phải bồi thường theo quy định của pháp luật.