Gần đây tại Việt Nam, Forex là một trong những hình thức đầu tư được rất nhiều người chú ý. Như vậy khi tham gia giao dịch Forex có vi phạm pháp luật không?
Mục lục bài viết
1. Tham gia giao dịch Forex có vi phạm pháp luật không?
Forex có nghĩa là trao đổi tiền tệ quốc tế. Thị trường Forex hay còn gọi là thị trường ngoại hối, ở đây diễn ra các giao dịch liên quan về tiền tệ của các quốc gia thông qua hệ thống của các ngân hàng và tổ chức tín dụng.
Có thể nói đây được xem là thị trường tài chính lớn nhất thế giới với mục đích ban đầu khi có thị trường Forex là trao đổi tiền tệ. Phát triển theo thời gian, mọi người đã học được cách kiếm tiền dựa trên sự chênh lệch của tỷ giá đối hoái và tiềm được nguồn thu không hề nhỏ từ thị trường.
Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Pháp lệnh ngoại hối 2005 được sửa đổi bởi khoản 27 Điều 1 Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013 quy định về về nguyên tắc kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối như sau:
– Chi nhánh ngân hàng nước ngoài, tổ chức tín dụng, và các tổ chức khác được kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có quyết định chấp thuận bằng văn bản.
– Ngân hàng Nhà nước Việt Nam sẽ có trách nhiệm quy định về phạm vi kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối ở trong nước và nước ngoài, đảm bảo về các điều kiện, trình tự, thủ tục chấp thuận kinh doanh, cung ứng dịch vụ ngoại hối của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và các tổ chức khác.
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì nếu tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng và các tổ chức khác kinh doanh, cung ứng dịch vụ đầu tư Forex được ngân hàng Nhà nước Việt Nam chấp thuận bằng văn bản thì tổ chức có nhu cầu kinh doanh lĩnh vực này sẽ được phép kinh doanh, cung ứng dịch vụ đầu tư Forex. Lúc này, cá nhân tham gia đầu tư Forex tại các tổ chức này thì không vi phạm pháp luật.
2. Đầu tư Forex có phải là đầu tư ngoại hối không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 được sửa đổi bổ sung Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013 về ngoại hối quy định về ngoại hối bao gồm:
– Đồng tiền của các quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu vực sau đây sẽ được gọi là ngoại tệ;
– Phương tiện thanh toán bằng ngoại tệ trong đó bao gồm séc,hối phiếu đòi nợ, thẻ thanh toán, hối phiếu nhận nợ và các phương tiện thanh toán khác;
– Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ trong đó bao gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, cổ phiếu, kỳ phiếu và những loại giấy tờ có giá khác;
– Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng thỏi, hạt, miếng, khối trong trường hợp được mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam;
– Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp được chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong việc thanh toán quốc tế.
Như vậy, mặc dù hiện nay quy định pháp luật không đề cập cụ thể Forex là ngoại hối nhưng dựa vào bản chất hoạt động của Forex và bản thân Forex là từ viết tắt của Foreign Exchange, tức là trao đổi tiền tệ quốc tế. Do đó, đầu tư Forex có thể xem là một hình thức đầu tư ngoại hối.
3. Cá nhân tham gia vào sàn Forex thì có thể chịu mức xử phạt như thế nào?
Căn cứ theo Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 23/2023/NĐ-CP quy định về xử phạt hành vi vi phạm quy định về hoạt động ngoại hối như sau:
– Phạt cảnh cáo đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Người nào có hành vi mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
+ Người có hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị dưới 1.000 đôla Mỹ hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
– Đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thì sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng:
+ Người có hành vi mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị được xác định từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương; mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị được xác định dưới 1.000 đôla Mỹ hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
+ Người có hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức mà không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị được xác định từ 1.000 đôla Mỹ đến dưới 10.000 đôla Mỹ hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương; mua, bán ngoại tệ tại tổ chức mà hiện không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị được xác định dưới 1.000 đôla Mỹ hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương trong trường hợp tái phạm hoặc vi phạm nhiều lần;
– đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng:
+ Người có hành vi mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị được xác định từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
+ Người có hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị được xác định từ 10.000 đôla Mỹ đến dưới 100.000 đôla Mỹ hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
– Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
+ Người có hành vi mua, bán ngoại tệ giữa cá nhân với nhau mà ngoại tệ mua, bán có giá trị được xác định từ 100.000 đôla Mỹ trở lên hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
+ Người có hành vi mua, bán ngoại tệ tại tổ chức không được phép thu đối ngoại tệ mà ngoại tệ mua, bán có giá trị từ 100.000 đôla Mỹ trở lên hoặc ngoại tệ khác có giá trị tương đương;
Như vậy, căn cứ theo quy định được nêu trên thì tùy vào mức độ giao dịch mà hình thức xử phạt xử khác nhau, nhẹ nhất là hình thức phạt cảnh cáo và nặng nhất sẽ là phạt tiền đưohjc xác định lên đến 100.000.000 đồng cho hành vi vi phạm đối với cá nhân, còn đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 6 Nghị định này. Ngoài ra, áp dụng hình thức xử phạt bổ sung đó là tịch thu số ngoại tệ, đồng Việt Nam tại điểm a khoản 9 Điều 23 Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 23/2023/NĐ-CP.
Trên đây là tư vấn của Luật sư Luật Dương Gia các nội dung mà liên quan đến tham gia giao dịch Forex có vi phạm pháp luật không .Trường hợp quý bạn cần những hỗ trợ cụ thể hay những giải đáp hợp lý, cụ thể hơn thì quý bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại hotline 1900.6568 thì sẽ được chúng tôi hỗ trợ tư vấn cho quý bạn đọc nhé.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối 2013;
– Nghị định 88/2019/NĐ-CP được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 23/2023/NĐ-CP quy định điều kiện đối với hoạt động đại lý đổi ngoại tệ, hoạt động cung ứng dịch vụ nhận và chi, trả ngoại tệ của tổ chức kinh tế và Nghị định số 88/2019/NĐ-CP ngày 14 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.