Quy trình tín dụng đối với khoản vay là quy trình vay mà bất kỳ khách hàng là cá nhân đều sẽ phải thực hiện để đảm bảo khoản vay được ngân hàng chấp nhận hợp lệ và giải ngân. Số lượng vay sẽ phải phụ thuộc vào mục đích vay, tài sản đảm bảo, khả năng hoàn vốn.
Mục lục bài viết
1. Thẩm định tín dụng là gì?
Tín dụng và thẩm định tín dụng là những thuật ngữ mà chúng ta thường được thấy được đề cập nhiều trong đời sống xã hội hiện nay. Theo đó, có thể hiểu thẩm định tín dụng chính là quá trình kiểm tra và đánh giá một dự án cụ thể là một hợp đồng vay tiền có độ rủi ro và độ tin cậy như thế nào, liệu người vay có đủ khả năng để hoàn vốn lại cho ngân hàng hay không, từ đó quyết định cuối cùng là sẽ cho khách hàng vay vốn hay không, hoặc vay với số tiền bao nhiêu, nhiều hơn hoặc ít hơn.
2. Mục đích của thẩm định tín dụng:
Mục đích của hoạt động thẩm định tín dụng chính là đánh giá chính xác khả năng trả được nợ của khách hàng sau khi được ngân hàng giải ngân. Từ đó hạn chế được thấp nhất những rủi ro có thể xảy ra, trường hợp xấu nhất là mất vốn. Do đó, hoạt động thẩm định tín dụng cần phải lưu ý một số điểm sau:
- Giúp đánh giá được mức độ tin cậy đối với khách hàng trong các hoạt động kinh doanh, sản xuất hoặc tính khả thi của dự án thực hiện của khách hàng có mang lại hiệu quả hay không.
- Phân tích và đánh giá được mức độ rủi ro của dự án khi quyết định cho vay, từ đó cân nhắc khoản vay và thời gian hoàn vốn cùng với lãi suất.
- Ngoài ra còn giúp cho cán bộ tín dụng, chuyên viên tín dụng và lãnh đạo ngân hàng có thể nắm rõ được tình hình của khách hàng, từ đó xem xét về khoản vay của khách hàng.
Như vậy, hoạt động thẩm định tín dụng sẽ mang lại khá nhiêu lợi ich cho bản thân ngân hàng, qua đó hỗ trợ ngân hàng tìm kiếm và đánh giá được những khách hàng tiềm năng.
Thẩm định tín dụng được dịch sang tiếng anh như sau: Credit Appraisal
3. Tìm hiểu về quy trình tín dụng:
Hỗ trợ vay tín dụng đối với khách hàng là cá nhân hay doanh nghiệp là những hoạt động đang được sử dụng phổ biến tại nước ta. Và tín dụng cá nhân là một trong những hình thức được sử dụng rất nhiều hiện nay. Bởi lẽ không phải bất kỳ ai cũng có thể đủ khả năng để giải quyết những vấn đề liên quan đến tài chính, tiêu dùng hằng ngày, đặc biệt, sau đại dịch Covid-19 bùng phát, số lượng thất nghiệp đang ngày càng gia tăng. Vậy, quy trình tín dụng cá nhân sẽ bao gồm các bước sau đây:
Bước 1: Tiếp nhận các hồ sơ vay vốn
Hồ sơ chính là điều kiện đầu tiên để cá nhân có nhu cầu vay vốn được ngân hàng giải ngân. Các tổ chức tín dụng hay ngân hàng trước khi tiếp nhận các hồ sơ mà khách hàng cung cấp sẽ phải có trách nhiệm xác định rõ được mục đích của việc sử dụng vốn vay của khách hàng là gì, có phù hợp với khoản vay đưa ra hay không, xác minh một cách sơ bộ về tình hình tài chính của các đối tượng khách hàng đó. Theo đó, nếu sau quá trình kiểm tra, xác minh các thông tin mà khách hàng đưa ra là chính xác thì chuyên viên ngân hàng sẽ trình cho lãnh đạo phê duyệt, trường hợp hồ sơ đạt yêu cầu thì tiếp tục hướng dẫn khách hàng chuẩn bị hồ sơ vay vốn cần những gì, và như thế nào là hợp lệ, đáp ứng các điều kiện theo từng tổ chức ngân hàng.
Hồ sơ vay vốn sẽ bao gồm những loại giấy tờ sau đây:
- Chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn có hiệu lực theo quy định;
- Sổ hộ khẩu/sổ tạm trú/KT3 hoặc giấy từ có thể chứng minh được nơi cư trú thường xuyên của khách hàng;
- Trường hợp đã đăng ký kết hôn thì bắt buộc phải có Giấy đăng ký kết hôn hợp pháp.
- Giấy đề nghị về việc vay vốn cùng phương án sử dụng vốn;
- Tài liệu chứng minh được mục đích sử dụng số tiền vay vốn;
- Tài liệu chứng minh được thu nhập của khách hàng như là
hợp đồng lao động , sao kê bảng lương. - Xác nhận thẩm định các điều kiện vay khách hàng cá nhân.
Bước 2: Thẩm định điều kiện vay khách hàng cá nhân
Sau khi ngân hàng, tổ chức tín dụng đã tiếp nhận các hồ sơ vay vốn của khách hàng cung cấp thì sẽ tiến hành thẩm định hồ sơ đã đủ điều kiện để vay hay không, điều kiện để vay theo hình thức khách hàng cá nhân hay không. Hồ sơ vay tín dụng chính là là những thông tin chính xác nhất giúp cho ngân hàng có thể quản lý và theo dõi được những thông tin mà khách hàng cung cấp. Đây chính là một bước vô cùng quan trọng trong quá trình cho vay khách hàng cá nhân nhằm xác minh được một cách chính xác nhất. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trường hợp khách hàng sử dụng những giấy tờ đã hết thời hạn thậm chí là những loại giấy tờ giả. Chính vì vậy mà hoạt động thẩm định tín dụng đóng vai trò rất quan trọng. Đội ngũ chuyên viên tín dụng cần phải tuân thủ theo những nguyên tắc nhất định để đảm bảo cho quá trình thẩm định được chính xác.
Bước 3: Tiến hành phân tích tín dụng
Đây là bước nhằm mục đích phân tích tín dụng để có thể xác định được những rủi ro có thể xảy ra hay phát sinh thêm trong khi thực hiện. Các rủi ro này nếu không xem xét kỹ sẽ khiến cho ngân hàng rơi vào tình trạng mất vốn vay, do đó hoạt động phân tích tín dụng sẽ bao gồm các nội dung sau đây:
- Phân tích về mức độ trung thực, chính xác, tính xác thực của các thông tin mà khách hàng đã cung cấp trong hồ sơ vay.
- Tìm hiểu về lịch sự tín dụng và lịch sử trả nợ của khách hàng, có từng bị nợ xấu hay không, hay nợ chậm trả hay không.
- Hiện tại đang vay vốn tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng nào và khả năng chi trả của họ.
Thông qua việc phân tích các thông tin từ các thông tin mà khách hàng cung cấp, nhân viên ngân hàng hoặc chuyên viên tín dụng sẽ có thể đánh giá về mức độ hoàn vốn, độ tin tưởng, tư cách pháp lý hay khả năng tài chính khả năng thanh toán của khách hàng trong thời gian trước như thế nào.
Bước 4: Xét duyệt cho vay khách hàng cá nhân
Bước này chỉ được thực hiện sau khi quá trình kiểm tra, thẩm định và phân tích tín dụng sau khi đã hoàn thành thì bộ phận xét duyệt sẽ cần phải kiểm tra lại toàn bộ các thông tin liên quan đến nguồn vốn, điều kiện thanh toán, mục đích kinh doanh, phương thức thanh thanh toán, thời hạn thanh toán và nộp lại báo cáo cho cán bộ quản lý ngân hàng. Sau khi nhận được bảng báo cáo thì các lãnh đạo sẽ một xem xét lại một lần nữa và đưa ra quyết định có duyệt hay không. Trường hợp hồ so được phê duyệt thì sẽ tiến hành
Bước 5: Ký kết hợp đồng và bắt đầu giải ngân
Hợp đồng sẽ được chuyên viên tín dụng hoặc nhân viên sẽ có trách nhiệm soạn thảo hợp đồng để khách hàng ký kết, đồng thời thực hiện giải ngân sớm cho khách hàng. Nội dung của hợp đồng đa phần sẽ có chứa các thông tin cần thiết, chủ yếu sau đây:
- Thông tin khách hàng (họ và tên, địa chỉ cụ thể, tư cách pháp nhân, số giấy tờ pháp lý);
- Số lượng tín dụng thực tế;
- Mục đích sử dụng các khoản vay vốn;
- Thời hạn tín dụng cụ thể;
- Thông tin chi tiết về lãi suất cho vay
- Quyền và nghĩa vụ của các bên;
- Các loại tài sản đảm bảo, nếu có;
- Các điều kiện thanh toán.
Để tránh phát sinh ra những tranh chấp không đáng có thì khách hàng nên chủ động đọc kỹ hồ sơ đối với các thông tin về lãi suất, nghĩa vụ và quyền lợi của bản thân, trường hợp chậm trả thì sẽ bị xử lý như thế nào, có áp dụng điều kiện thanh toán bổ sung, thời hạn thanh toán, và các loại đảm bảo, cam kết giữa 2 bên. Chính vì vậy cần phải nghiên cứu thật kỹ và chi tiết từng nội dung, đảm bảo quyền lợi của mình cũng như khả năng thực hiện các yêu cầu của hợp đồng. Nhiều trường hợp xảy ra các vấn đề tranh chấp liên quan đến lãi suất và thời hạn cho vay.
Bước 6: Thu hồi và đưa ra các phán quyết tín dụng mới
Đây là bước cuối cùng của quá trình cho vay trong chuỗi hoạt động tín dụng. Bước này có vai trò cực kỳ quan trọng, bởi trường hợp khách hàng không hoàn lại vốn là tình trạng xảy ra nhiều trên thực tế hoặc trường hợp chậm trả. Cụ thể đến hạn thanh toán các nhân viên hoặc chuyên viên tín dụng sẽ thu hồi công nợ của ngân hàng và