Phenol là những hợp chất hữu cơ thơm trong phân tử có nhóm OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C của vòng benzen. Phenol là hóa chất màu trắng, dạng tinh thể rắn dễ bay hơi. Để hiểu rõ hơn về chất này, mời các bạn tham khảo bài viết Tên thay thế của hợp chất có công thức CH3CHO là? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tên thay thế của hợp chất có công thức CH3CHO là?
A. Etanal
B. Đimetyl xeton
C. Anđehit axetic
D. Etanol
Đáp án A
Lời giải:
Hướng dẫn giải
Bước 1: Chọn mạch chính (mạch dài nhất, chứa nhóm CHO): mạch nằm ngang
Bước 2: Đánh số thứ tự bắt đầu từ nhóm CHO
Bước 3: Đọc tên. Tên thay thế anđehit = tên hiđrocacbon no tương ứng với mạch chính + al.
Công thức cấu tạo là CH3CHO. Tên thay thế của X là etanal.
2. Tính chất và ứng dụng của CH3CHO:
2.1. Tính chất của CH3CHO:
* Tính chất vật lý
– Trạng thái tồn tại: Methanal là một loại khí có mùi hăng. Ethanol là một chất lỏng dễ bay hơi. Các andehit khác có tới 11 nguyên tử cacbon là chất lỏng không màu trong khi chất có số nguyên tử C nhiều hơn là chất rắn.
– Mùi vị: Ngoại trừ các aldehyd có số nguyên tử C thấp hơn có mùi khó chịu, tất cả các aldehyd khác thường có mùi dễ chịu. Khi kích thước của phân tử aldehyde tăng lên thì mùi trở nên bớt hăng và thơm hơn.
– Điểm sôi: Điểm sôi của một aldehyd cao hơn so với rượu tương ứng do hiệu ứng rút điện tử của nhóm carbonyl. Điểm sôi của một aldehyd tăng khi tăng chiều dài chuỗi carbon. Điểm nóng chảy của aldehyd cao hơn một chút so với điểm sôi vì các phân tử được giữ với nhau bằng liên kết hydro.
* Tính chất hóa học
– Phản ứng cộng hidro:
Andehit là một chất oxy hóa khi phản ứng với H2. Hiđro có khả năng cộng vào liên kết đôi C=O ở điều kiện nhiệt độ và xúc tác Ni:
CH3-CH=O (anđehit axetic) + H2 → CH3-CH2-OH (ancol etylic)
Nếu gốc R có liên kết đôi, ba thì H2 sẽ cộng vào các liên kết đó.
– Phản ứng oxi hóa không hoàn toàn:
Andehit có khả năng thực hiện phản ứng tráng bạc.
Phản ứng xảy ra như sau: Cho 1ml AgNO3 1% vào ống nghiệm, dung dịch NH3 được thêm từ từ từng giọt vào, sau đó được lắc đều đến khi dung dịch trong suốt. Nhò vài giọt anđehit vào và đun nhẹ vài phút trong 60-70 độ C, quan sát thấy có một lớp bạc kim loại màu sáng.
HCHO + 2AgNO3 + 3NH3 + H2O → H-COONH4 + 2Ag + 2NH4NO3
2.2. Ứng dụng của CH3CHO:
Andehit là hợp chất ít quan trọng trong công nghiệp.
– Chỉ một số được sử dụng nhiều trong ngành công nghiệp là formaldehyde. Nó được sử dụng trong thuộc da, bảo quản và ướp xác và như một chất diệt khuẩn, thuốc diệt nấm và thuốc trừ sâu cho thực vật và rau quả, nhưng ứng dụng lớn nhất của nó là sản xuất một số vật liệu polyme, phenol-formaldehyde dùng để dán các tấm gỗ trong ván ép và làm chất kết dính trong các vật liệu xây dựng khác.
– Acetaldehyde là một chất lỏng không màu, cực kỳ dễ bay hơi. Nó là nguyên liệu ban đầu để điều chế nhiều hợp chất hữu cơ khác.
– Formalin ở nồng độ 37-40% được dùng để ngâm xác động vật, diệt trùng, tẩy uế…
– Các aldehyd khác có ý nghĩa công nghiệp chủ yếu được sử dụng làm dung môi, nước hoa và chất tạo hương vị hoặc làm chất trung gian trong sản xuất nhựa, thuốc nhuộm và dược phẩm. Một số aldehyde tự nhiên để làm các chất tạo hương vị như benzaldehyde tạo mùi và vị của hạnh nhân tươi, vanillin là chất tạo hương vị chính của đậu vani, xitrolenal (trong tinh dầu bạch đàn)…
3. Bài tập vận dụng:
Câu hỏi 1: Xét các loại hợp chất hữu cơ mạch hở sau: Rượu đơn chức, no (A); anđehit đơn chức, no (B); rượu đơn chức, không no 1 nối đôi (C); anđehit đơn chức, không no 1 nối đôi (D). Ứng với công thức tổng quát CnH2nO chỉ có 2 chất sau:
A. A, B
B. B, C
C. C, D
D. A, D
Câu hỏi 2: Đốt cháy một hỗn hợp các đồng đẳng của anđehit ta thu được số mol CO2 = số mol H2O thì đó là dãy đồng đẳng:
A. Anđehit đơn chức no
B. Anđehit vòng no
C. Anđehit hai chức no
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu hỏi 3: Lấy 0,94 gam hỗn hợp hai anđehit đơn chức no kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng cho tác dụng hết với dung dịch AgNO3 / NH3 thu được 3,24 gam Ag. Công thức phân tử hai anđehit là:
A. CH3CHO và HCHO
B. CH3CHO và C2H5CHO
C. C2H5CHO và C3H7CHO
D. C3H7CHO và C4H9CHO
Câu hỏi 4: Hợp chất hữu cơ X khi đun nhẹ với dung dịch AgNO3 / NH3 (dùng dư) thu được sản phẩm Y, Y tác dụng với dung dịch HCl hoặc dung dịch NaOH đều cho 2 khí vô cơ A, B, X là:
A. HCHO
B. HCOOH
C. HCOONH4
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu hỏi 5: Cho các phản ứng sau:
(A) + Cl2 → (B) + (C)
(B) + NaOH → (D) + ( E) .
(C) + NaOH → (E) + (F)
(A) + O2 → (G) + (F)
(D) + O2 → (G) + (F)
(G) + (H) → HCOOH + Ag
(G) + (H) → (F) + (l)↑ + Ag
(G) + ? → (Z)↓ (màu trắng)
Các chất A, G và Z có thể là:
A. CH3COOH; CH3CHO và CH3-CH(OH)(SO3Na)
B. C2H6; CH3CHO và CH2(OH)(SO3Na)
C. C2H5OH; HCHO và CH3-CH(OH)(SO3Na)
D. CH4; HCHO và CH2(OH)(SO3Na)
Câu hỏi 6: Cho 13,6 gam một chất hữu cơ X (C, H, O) tác dụng vừa đủ với 300 ml dung dịch AgNO3 2M trong NH4OH thu được 43,2 gam bạc. Biết tỉ khối hơi của X đối với oxi bằng 2,125. Xác định công thức cấu tạo của X.
A. CH3-CH2-CHO .
B. CH2=CH-CH2-CHO
C. HC≡C-CH2-CHO
D. HC≡C-CHO
Câu hỏi 7: Cho hỗn hợp khí X gồm HCHO và H2 đi qua ống đựng bột Ni nung nóng. Sau khi phản ứng xảy hoàn toàn, thu được hỗn hợp khí Y gồm hai chất hữu cơ. Đốt cháy hết Y thì thu được 11,7 gam H2O và 7,84 lít khí CO2 (đktc). Thành phần phần trăm theo thể tích của H2 trong X là
A. 46,15%.
B. 35,00%.
C. 53,85%.
D. 65,00%.
Câu hỏi 8: Cho 0,25 mol một anđehit mạch hở X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 54 gam Ag. Mặt khác, khi cho X phản ứng với H2 dư (xúc tác Ni, t0) thì 0,125 mol X phản ứng hết với 0,25 mol H2. Chất X có công thức ứng với công thức chung là
A. CnH2n(CHO)2 (n ≥ 0).
B. CnH2n+1CHO(n ≥ 0).
C. CnH2n-1CHO (n ≥ 2).
D. CnH2n-3CHO (n ≥ 2).
Câu hỏi 9: Hai hợp chất hữu cơ X và Y là đồng đẳng kế tiếp, đều tác dụng với Na và có phản ứng tráng bạc. Biết phần trăm khối lượng oxi trong X, Y lần lượt là 53,33% và 43,24%. Công thức cấu tạo của X và Y tương ứng là
A. HO-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CHO.
B. HO-CH2-CH2-CHO và HO-CH2-CH2-CH2-CHO.
C. HO-CH(CH3)-CHO và HOOC-CH2-CHO.
D. HCOOCH3 và HCOOCH2-CH3.
Câu hỏi 10: Cho 2,4 gam một hợp chất hữu cơ X tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư trong NH3 thu được 7,2 gam Ag. Xác định công thức phân tử của X:
A. CH3CHO
B. C2H5CHO
C. HCHO
D. C3H7CHO
Câu hỏi 11: Tỉ khối hơi của một anđehit X đối với hiđro bằng 28. Công thức cấu tạo của anđehit là:
A. CH3CHO
B. CH2=CH-CHO
C. HCHO
D. C2H5CHO
Câu hỏi 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của anđehit fomic
A. Dùng để sản xuất nhựa phenol-fomanđehit.
B. Dùng để sản xuất nhựa ure-fomanđehit.
C . Dùng để tẩy uế, ngâm mẫu động vật.
D. Dùng để sản xuất axit axetic.
Câu hỏi 13: Tên thông thường của CH3-CH2-CHO là
A. anđehit propanal.
B. anđehit propionic.
C. propanđehit.
D. propanal.
Câu hỏi 14: Tên thay thế của CH3-CH(CH3)-CH2-CHO là
A. 3-metylbutanal.
B. 2-metylbutan-4-al.
C. isopentanal.
D. pentanal.
Câu hỏi 15: Khi đốt cháy hỗn hợp các anđehit cùng dãy đồng đẳng thu được số mol CO2 bằng số mol nước. Các anđehit đó là các anđehit
A. no, đơn chức.
B. no, đơn chức, mạch hở.
C. no, hai chức, mạch hở.
D. không no, đơn chức mạch hở.
Câu hỏi 16: Cho 3,6g anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư Ag2O (hoặc AgNO3) trong dung dịch NH3 đun nóng, thu được m gam Ag. Hòa tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít khí NO2 (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Công thức của X là
A. C3H7CHO.
B. HCHO.
C. C4H9CHO.
D. C2H5CHO.
Câu hỏi 17: Cho 6,6 gam một anđehit X đơn chức, mạch hở phản ứng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng. Lượng Ag sinh ra cho phản ứng hết với axit HNO3 loãng, thoát ra 2,24 lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, (đktc)). Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3CHO.
B. HCHO.
C. CH3CH2CHO.
D. CH2=CHCHO.
THAM KHẢO THÊM: