Năm 1042, vua Lý Thái Tông sai Trung thư sảnh - một cơ quan phụ trách việc " sửa định luật lệ, chia môn loại, biên ra điều khoản" làm bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo bài viết về Tên bộ luật thành văn đầu tiên của văn minh Đại Việt là? dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tên bộ luật thành văn đầu tiên của văn minh Đại Việt là?
A. Hình Luật.
B. Hình thư.
C. Hồng Đức.
D. Gia Long.
Lời giải: Năm 1042, vua Lý Thái Tông sai Trung thư sảnh – một cơ quan phụ trách việc ” sửa định luật lệ, chia môn loại, biên ra điều khoản” làm bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, được soạn thảo dựa trên luật tục, tập quán của các thời trước, mặt khác có sự tham khảo Đường luật (Trung Quốc). Gọi là Hình thư nhưng không chỉ quy định về hình sự mà còn bao trùm các lĩnh vực khác, do kỹ thuật lập pháp cổ các quan hệ xã hội được bảo vệ và gắn liền với quy phạm hình sự nên luật thời đó gọi là Hình pháp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết đây là tập luật lệ có tính chất pháp điển, bao gồm 3 quyển.
Đáp án: Chọn B
2. Bộ Luật hình thư – Bộ luật đầu tiên của Đại Việt:
Cơ quan chuyên trách pháp luật của nhà Lý là Bộ Hình và Thẩm hình viện. Đảm nhận chức vụ này thường là á tướng kiêm nhiệm. Trong một số trường hợp, vua đích thân xử án như vụ kiện năm 1065 được vua Lý Thánh Tông thân hành xét xử.
Năm 1042, Thái Tông Hoàng đế ban Hình thư. Trước kia, việc kiện tụng trong nước phiền nhiễu, quan lại giữ luật pháp câu nệ luật văn, cốt làm cho khó, thậm chí có người bị oan uổng quá đáng. Vua lấy làm thương xót, sai Trung thư chia ra môn loại, biên thành điều khoản, làm thành sách Hình thư để cho người xem dễ hiểu. Sách làm xong, xuống chiếu ban hành, dân lấy làm tiện. Đến đây phép xử án được rõ ràng cho nên mới đổi niên hiệu là Minh Đạo và đúc tiền Minh Đạo.
Bộ luật Hình thư năm 1042 được xem là bộ luật đầu tiên trong lịch sử Việt Nam. Việc ban hành bộ luật Hình thư được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong lịch sử lập pháp nước ta. Về mặt văn bản, Bộ luật này không còn bản gốc nhưng nội dung của nó còn được ghi chép lại trong sử cũ. Căn cứ vào những ghi chép trong Đại Việt sử ký toàn thư thì Hình thư là một sưu tập luật lệ có tính pháp điển. Về quy mô, theo Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loại chí, Hình thư gồm 3 quyển. Về nội dung, qua những ghi chép còn lại trong sử cũ, bộ luật có những quy định về tổ chức của triều đình, quân đội và hệ thống quan lại; quy định biện pháp trừng trị đối với những hành vi nguy hiểm cho xã hội; quy định một số vấn đề về sở hữu và mua bán đất đai, tài sản; quy định về thuế,…Theo đánh giá của các nhà nghiên cứu, Bộ luật Hình thư được ban hành để khẳng định quyền lợi, địa vị của nhà nước phong kiến và giai cấp quý tộc quan liêu, đồng thời là công cụ để ổn định xã hội, giữ gìn kỷ cương, bảo vệ sản xuất nông nghiệp… (Trần Quốc Vượng, Hà Văn Tấn – Lịch sử Chế độ Phong kiến Việt Nam, Tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1960, tr 272, 273)
Ngay sau khi ban hành luật, nhà Lý cho ban hành thể lệ chuộc tội, trừ khi người đó phạm phải những tội trong thập ác:
– Mưu phản: làm nguy xã tắc
– Mưu đại nghịch: làm nguy tông miếu, cung khuyết
– Mưu bạn nghịch: nổi loạn theo giặc
– Ác nghịch: đánh giết ông bà cha mẹ
– Bất đạo: giết người vô tội
– Đại bất kính: dùng những đồ dành riêng cho vua, trộm và giả mạo ấn vua
– Bất hiếu: mắng chửi hay không để tang ông bà cha mẹ
– Bất mục: đánh giết những người thân thuộc gần
– Bất nghĩa: dân giết quân, trò giết thầy, lính giết tướng, con giết cha
– Nội loạn: thông dâm với họ hàng thân thiết, thiếp của ông hay cha.
Năm 1043, Lý Thái Tông đặt thêm quy định: Ai trộm lúa của dân sẽ bị đánh 100 trượng; nếu không lấy được mà làm bị thương người khác sẽ bị tội lưu. Quân lính lấy của cải của dân sẽ bị đánh 100 trường và thích 30 chữ.
Năm 1043, tháng 8, vua xuống chiếu rằng kẻ nào đem bán hoàng nam trong dân gian làm gia nô cho người ta, đã bán rồi thì đánh 100 trượng, thích vào mặt 20 chữ, chưa bán mà đã làm việc cho người thì cũng đáng trượng như thế, thích vào mặt 10 chữ; người nào biết chuyện mà cũng mua thì xử giảm một bậc. Xuống chiếu rằng quân sĩ bỏ trốn quá 1 năm xử 100 trượng, thích vào mặt 50 chữ, chưa đến 1 năm thì xử theo mức tội nhẹ, kẻ nào quay lại thì cho về chỗ cũ. Quân sĩ không theo xa giá cũng xử trượng như thế và thích vào mặt 10 chữ.
Bộ luật này có đề cập tới vấn đề xét xử tội tham ô, hối lộ. Đại Việt sử ký toàn thư ghi chép: Vào năm Quý Mùi (1043), vua đã xuống chiếu cho Quyến khố ty (ty coi việc kho lụa) “ai nhận riêng một thước lụa của người thì xử 100 trượng, từ 1 tấm đến 10 tấm trở lên thì phạt trượng theo số tấm, gia thêm khổ sai 10 năm”.
Tuy vẫn còn nhiều hạn chế, nhưng việc ra đời của Hình thư cũng như các cơ quan Bộ Hình và Thẩm hình được xem là bước tiến trong việc tổ chức quản lý của nhà nước thời Lý.
3. Bài tập vận dụng có đáp án:
Câu 1. Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ luật nào?
A. Hình văn
B. Hình thư.
C. Hình luật.
D. Luật Hồng Đức
Đáp án đúng là: B
Năm 1042, nhà Lý ban hành bộ Hình thư – đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta
Câu 2. Năm 1076, nhà Lý thành lập Quốc Tử Giám để
A. biên soạn sử sách cho nhà nước.
B. thờ Khổng Tử.
C. ghi chép về tông thất hoàng gia.
D. dạy học cho con em quý tộc.
Đáp án đúng là: D
Năm 1076, nhà Lý thành lập Quốc Tử Giám để dạy học cho con em quý tộc; sau đó mở rộng đến con quan lại và những người giỏi trong nước.
Câu 3. Công trình kiến trúc nào thời nhà Lý có hình dạng mô phỏng bông hoa sen nở trên mặt nước?
A. Chùa Trấn Quốc.
B. Chùa Dâu.
C. Chùa Diên Hựu.
D. Chùa Phật Tích.
Đáp án đúng là: C
Năm 1049, vua Lý Thái Tông cho xây chùa Diên Hựu (Một Cột). Chùa được đặt trên một cột đá cao tượng trưng cho một bông sen nở trên mặt nước
Câu 4. Chính sách “ngụ binh ư nông” dưới thời Lý được hiểu là
A. cho quân sĩ luân phiên về quê cày ruộng.
B. nhân dân nộp sản phẩm để không phải đi lính.
C. nhân dân chỉ cần nộp tiền là không phải đi lính.
D. nhà nước lấy ruộng đất công để chia cho quân sĩ.
Đáp án đúng là: A
Chính sách “ngụ binh ư nông” dưới thời Lý được hiểu làcho quân sĩ luân phiên về quê cày ruộng
Câu 5. Các vua nhà Lý sùng bái tôn giáo nào nhất?
A. Đạo Thiên Chúa.
B. Đạo Phật.
C. Đạo Hồi.
D. Đạo Cao Đài.
Đáp án đúng là: B
Các vua nhà Lý sùng bái đạo Phật
Câu 6. Thời nhà Trần, cả nước được chia thành bao nhiêu lộ, phủ?
A. 11 lộ, phủ.
B. 12 lộ, phủ.
C. 23 lộ, phủ.
D. 24 lộ, phủ.
Đáp án đúng là: D
Nhà Lý chia cả nước thành 24 lộ, phủ, ở miền núi gọi là châu
Câu 7. Nội dung nào không phản ánh đúng về hoàn cảnh thành lập của nhà Lý?
A. Lê Long Đĩnh lên ngôi không đủ tài đức để điều khiển đất nước.
B. Lê Long Đĩnh chủ động nhường ngôi cho Lý Công Uẩn.
C. Các tăng sư và đại thần tôn Lý Công Uẩn lên làm vua.
D. Lý Công Uẩn là người có tài đức nên được triều thần quý trọng.
Đáp án đúng là: B
Sau khi Lê Long Đĩnh qua đời, giới sư sãi và các đại thần trong triều đã tôn Lý Công Uẩn lên ngôi vua.
Câu 8. Tại sao pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò?
A.Vua tôn sùng đạo Phật nên cấm sát sinh.
B. Trâu, bò là các loài động vật quý hiếm.
C. Trâu, bò là những loài động vật linh thiêng.
D. Bảo vệ sức kéo trong sản xuất nông nghiệp.
Đáp án đúng là: D
Pháp luật thời Lý nghiêm cấm việc giết mổ trâu, bò để bảo vệ sức kéo trong sản xuất nông nghiệp
Câu 9. Nhà Lý đã có chính sách gì để giữ ổn định vùng biên giới của đất nước?
A. Gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi.
B.Cho các tù trưởng miền núi tự quản lý vùng đất của mình.
C. Ban cấp ruộng đất cho các tù trưởng dân tộc miền núi.
D. Không can thiệp vào tình hình vùng biên giới.
Đáp án đúng là: B
Vùng biên giới là nơi các dân tộc thiểu số sinh sống. Nhà Lý thực hiện chính sách gả công chúa và ban chức tước cho các tù trưởng miền núi để củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, qua đó ổn định vùng biên giới.
Câu 10. Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Đại La, vì
A. nơi đây có sông Tô Lịch thông ra sông Hồng, nhiều phong cảnh đẹp.
B. Đại La gần với quê hương của ông (Từ Sơn – Bắc Ninh).
C. nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm đất nước.
D. muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với nhà Tiền Lê.
Đáp án đúng là: C
– Lý Công Uẩn rời đô từ Hoa Lư về Đại La, vì nơi đây hội tụ những điều kiện thuận lợi để trở thành trung tâm đất nước:
+ Đại La ở giữa khu vực trời đất, được thế rồng cuộn hổ ngồi; chính giữa nam bắc đông tây, tiện nghi núi sau sông trước
+ Vùng đất Đại La rộng mà bẳng phẳng, thế đất cao, sáng sủa; muôn vật tươi tốt, phồn thịnh…
THAM KHẢO THÊM: