Phiếu lý lịch tư pháp là loại giấy tờ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là Sở tư pháp cấp tỉnh hoặc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cung cấp. Vậy theo quy định của pháp luật hiện nay, hành vi tẩy xóa/sửa chữa phiếu lý lịch tư pháp sẽ bị xử phạt như thế nào?
Mục lục bài viết
1. Tẩy xoá, sửa chữa phiếu lý lịch tư pháp bị phạt thế nào?
Phiếu lý lịch tư pháp là một trong những loại giấy tờ vô cùng quan trọng, có giá trị chứng minh cá nhân có án tích, bản án hoặc quyết định xử phạt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đó là tòa án trong thời gian cư trú trên lãnh thổ của Việt Nam hay không, có đang bị cấm đảm nhiệm các chức vụ trong doanh nghiệp hoặc cấm thành lập/quản lý doanh nghiệp hay không … Phiếu lý lịch tư pháp thông thường sẽ là loại giấy tờ hỗ trợ cho hoạt động tố tụng và hoạt động thống kê tư pháp hình sự, ghi nhận việc xóa án tích và tạo điều kiện cho người đã từng bị kết án có thể tái hòa nhập cộng đồng … Mọi thông tin trên phiếu lý lịch tư pháp tuyệt đối không thể bị tẩy xóa/sửa chữa trái quy định của pháp luật. Hành vi tẩy xóa, sửa chữa phiếu lý lịch tư pháp sẽ bị xử phạt theo các điều luật tương ứng.
Căn cứ theo quy định tại Điều 47 của
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi gian dối trong quá trình lập tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp tại cơ quan có thẩm quyền;
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với các đối tượng có hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung trên phiếu lý lịch tư pháp;
– Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với các đối tượng thực hiện một trong những hành vi vi phạm quy định của pháp luật như sau:
+ Có hành vi sử dụng phiếu lý lịch tư pháp của người khác trái quy định của pháp luật, xâm phạm đến đời tư cá nhân;
+ Sử dụng giấy tờ của người khác nhằm mục đích yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp trái quy định của pháp luật;
+ Khai thác trái phép, sử dụng trái phép, làm sai lệch hoặc hủy hoại thành phần hồ sơ lý lịch tư pháp bằng giấy;
+ Truy cập trái phép, thực hiện hành vi trộm cấp, phá hoại cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử;
+ Có hành vi phát tán các chương trình tin học gây ảnh hưởng và gây hại cho mạng máy tính, gây hại cho hệ thống thông tin dữ liệu lý lịch tư pháp điện tử.
Tóm lại, hành vi tẩy xóa/sửa chữa phiếu lý lịch tư pháp sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.
2. Cơ quan nào có thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp?
Căn cứ theo quy định tại Điều 44 của Văn bản hợp nhất Luật lý lịch tư pháp năm 2020 có quy định về thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp. Cụ thể như sau:
– Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia là cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động cấp phiếu lý lịch tư pháp trong những trường hợp sau: Công dân mang quốc tịch Việt Nam tuy nhiên không xác định được nơi thường trú/nơi tạm trú, những đối tượng được xác định là người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
– Sở tư pháp cấp tỉnh/thành phố là cơ quan có thẩm quyền thực hiện hoạt động cấp phiếu lý lịch tư pháp trong các trường hợp sau: Công dân mang quốc tịch Việt Nam thường trú hoặc công dân tạm trú ở trong nước, công dân mang quốc tịch Việt Nam đang cư trú trên lãnh thổ của nước ngoài, người nước ngoài đang cư trú trên lãnh thổ của nước Việt Nam;
– Giám đốc Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia, giám đốc Sở tư pháp hoặc người được ủy quyền ký phiếu lý lịch tư pháp chắc cần phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung trong phiếu lý lịch tư pháp mà mình đã cấp. Trong trường hợp cần thiết, trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia cùng với sở tư pháp sẽ cần phải có nghĩa vụ xác minh điều kiện đương nhiên được xóa án tích khi cấp phiếu lý lịch tư pháp cho các cá nhân. Và cấp phiếu lý lịch tư pháp bắt buộc phải được ghi vào sổ cấp phiếu lý lịch tư pháp theo mẫu do Bộ tư pháp ban hành.
Theo đó thì có thể nói, thẩm quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp cần phải tuân thủ theo điều luật nêu trên.
3. Ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp số 01 như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 2 của Văn bản hợp nhất Luật lý lịch tư pháp năm 2020 có quy định về phiếu lý lịch tư pháp. Theo đó, phiếu lý lịch tư pháp là loại giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp cho các cá nhân, phiếu lý lịch tư pháp có giá trị chứng minh cá nhân có án tích hoặc không có án tích, bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc không cấm đảm nhiệm chức vụ, có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp hoặc hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị cơ quan có thẩm quyền đó là tòa án tuyên bố phá sản. Vì vậy phiếu lý lịch tư pháp đóng vai trò vô cùng quan trọng.
Đồng thời, căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 45 của Văn bản hợp nhất Luật lý lịch tư pháp năm 2020 có quy định, cá nhân hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thực hiện thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 1, hoạt động ủy quyền bắt buộc phải được lập thành văn bản phù hợp với quy định của pháp luật, trong trường hợp người yêu cầu cấp yếu lý lịch tư pháp được xác định là cha mẹ, vợ chồng, con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp thì sẽ không cần phải có văn bản ủy quyền.
Theo đó thì có thể nói, cá nhân hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác thay mình thực hiện thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 01. Tuy nhiên cần phải lưu ý, hoạt động ủy quyền cấp phiếu lý lịch tư pháp bắt buộc phải được lập thành văn bản theo quy định của pháp luật, đối với trường hợp ngoại lệ, người yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 01 được xác định là cha mẹ, vợ chồng hoặc con của người được cấp phiếu lý lịch tư pháp số 01 thì khi đó sẽ không cần phải có văn bản ủy quyền.
Tuy nhiên, căn cứ theo quy định tại Điều 46 của Văn bản hợp nhất Luật lý lịch tư pháp năm 2020 có quy định về thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2. Theo đó, thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp số 2 cho các cá nhân sẽ do chính cá nhân đó thực hiện, không được phép ủy quyền cho người khác làm thủ tục cấp phiếu lý lịch tư pháp.
Nói tóm lại:
– Cá nhân hoàn toàn có thể ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 01;
– Không được ủy quyền cho người khác làm thủ tục yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp số 02.
Tuy nhiên, việc ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp cần phải được lập thành văn bản. Nhìn chung, thủ tục ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp số 01 sẽ được thực hiện theo quy định như sau:
Bước 1: Các bên có nhu cầu ủy quyền làm phiếu lý lịch tư pháp sẽ chuẩn bị một bộ hồ sơ đầy đủ và hợp lệ. Thành phần hồ sơ ủy quyền sẽ bao gồm các loại giấy tờ cơ bản sau:
– Phiếu yêu cầu công chứng;
–
– Giấy tờ tùy thân của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền như căn cước công dân, chứng minh thư nhân dân, hộ chiếu còn thời hạn …;
– Giấy tờ của đối tượng được ủy quyền;
– Tuy nhiên cần phải lưu ý, mang theo đầy đủ các loại giấy tờ bản gốc để tiến hành hoạt động đối chiếu.
Bước 2: Sau khi chuẩn bị đầy đủ giấy tờ hợp lệ, để có thể tiến hành hoạt động công chứng ủy quyền, các bên cần phải đến các tổ chức hành nghề công chứng, đó có thể là văn phòng công chứng hoặc phòng công chứng. Cũng giống như các loại hợp đồng khác, công chứng
Bước 3: Đóng phí công chứng và thù lao công chứng. Phí công chứng sẽ được thực hiện theo quy định tại Thông tư số 257/2016/TT-BTC là 20.000 đồng/trường hợp.
Các văn bản pháp luật được sử dụng trong bài viết:
– Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH 2020 Luật lý lịch tư pháp;
–
– Quyết định 1893/QĐ-BTP của Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã;
– Kế hoạch 175/KH-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội về việc triển khai thi hành Nghị định 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã trên địa bàn Thành phố Hà Nội.
THAM KHẢO THÊM: