Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) là một tổ chức quân sự thành lập năm 1949 gồm Hoa Kỳ, Canada và một số nước Tây Âu. Mục đích là ngăn chặn sự phát triển ảnh hưởng của chủ nghĩa cộng sản, Liên Xô đang trên đà phát triển mạnh ở châu Âu, gây phương hại đến an ninh của các nước thành viên. Sau đây là lý do vì sao Tây Âu tham gia NATO, mời các bạn cùng theo dõi!
Mục lục bài viết
1. Tây Âu tham gia khối quân sự NATO nhằm mục đích gì:
Tây Âu tham gia khối quân sự NATO nhằm mục đích gì?
A. Chống lại phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
B. Chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu.
C. Chống Liên Xô, Trung Quốc, Việt Nam.
D. Chống lại các nước xã hội chủ nghĩa và phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Đáp án B
Thời kì Chiến tranh lạnh, các nước Tây Âu tham gia khối quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO) do Mĩ lập ra nhằm chống Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.
2. Khối quân sự NATO ra đời nhằm mục đích gì:
Khối quân sự NATO, hay Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương, ra đời với mục tiêu chính là đảm bảo an ninh và ổn định cho khu vực Bắc Đại Tây Dương và ngăn chặn sự mở rộng của Liên Xô và liên minh Warsaw Pact, trong bối cảnh cuộc Chiến tranh Lạnh đang căng thẳng. Dưới đây là một phân tích chi tiết về mục tiêu và vai trò của NATO:
– An ninh chung: Mục tiêu cơ bản của NATO là bảo vệ an ninh chung của các quốc gia thành viên. Tổ chức này đã được tạo ra để đối mặt với sự đe dọa từ phía Liên Xô và các quốc gia Đông Âu vào những năm 1940 và 1950. NATO định sẵn sàng tự vệ bất cứ khi nào bất kỳ quốc gia thành viên nào bị xâm lược.
– Đảm bảo ổn định: NATO đóng một vai trò quan trọng trong việc duy trì ổn định trong khu vực Bắc Đại Tây Dương và châu Âu nói riêng. Tổ chức này tạo nên một môi trường an toàn để các quốc gia thành viên có thể phát triển và hợp tác với nhau mà không phải lo ngại về mối đe dọa quân sự từ bên ngoài.
– Sự kết hợp quân sự: NATO kết hợp năng lực quân sự của các quốc gia thành viên và tạo ra một liên minh quân sự mạnh mẽ. Liên minh này chịu trách nhiệm cho việc bảo vệ an ninh của khu vực và có sẵn sàng đáp ứng bất cứ tình huống nào có thể đe dọa an ninh.
– Hợp tác chính trị: NATO không chỉ tập trung vào mặt quân sự, mà còn hỗ trợ việc hợp tác chính trị giữa các quốc gia thành viên. Tổ chức này giúp thúc đẩy các giá trị dân chủ, tự do, và pháp luật ở các quốc gia thành viên và thúc đẩy các giải pháp chính trị cho các mâu thuẫn quốc tế.
– Hợp tác xã hội: NATO cũng hợp tác trong các lĩnh vực xã hội như quản lý tình huống khẩn cấp, đối phó với tình trạng khẩn cấp, và cung cấp sự hỗ trợ trong việc phản ứng với các thách thức mới, chẳng hạn như khủng bố và tội phạm xuyên quốc gia.
– Mở rộng thành viên: NATO đã mở rộng mạng lưới thành viên của mình trong những năm sau Chiến tranh Lạnh. Sự mở rộng đã mang lại lợi ích cho nhiều quốc gia châu Âu Đông và Trung, giúp họ phát triển kinh tế và chính trị sau sự suy thoái của Liên Xô.
– Duy trì ảnh hưởng toàn cầu: NATO vẫn đóng một vai trò quan trọng trong chính trị và quân sự toàn cầu. Tổ chức này tham gia vào các cuộc hành động quân sự và nhân đạo trên khắp thế giới và đóng vai trò là một phần quan trọng trong việc đảm bảo an ninh toàn cầu.
NATO, với mục tiêu đảm bảo an ninh và ổn định cho khu vực Bắc Đại Tây Dương, đã chứng tỏ sự cần thiết và hiệu quả của sự hợp tác quân sự và chính trị giữa các quốc gia. Tổ chức này đã thúc đẩy hòa bình, an ninh và sự phát triển trong khu vực và trên toàn thế giới suốt nhiều thập kỷ qua.
3. Phân tích chính sách đối ngoại của Tây Âu:
* Giai đoạn 1945 – 1950
– Những năm đầu sau Chiến tranh thế giới thứ hai, với mưu đồ khôi phục chế độ thuộc địa, các nước Tây Âu như Anh, Pháp, Hà Lan… đã tiến hành chiến tranh tái chiếm thuộc địa, nhưng cuối cùng đều thất bại.
– Liên minh chặt chẽ với Mĩ: nhiều nước Tây Âu đã tham gia khối quân sự NATO do Mĩ đứng đầu.
* Giai đoạn 1950 – 1973
– Trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, đối đầu giữa hai phe, nhiều nước Tây Âu một mặt vẫn tiếp tục liên minh chặt chẽ với Mĩ, mặt khác đã nỗ lực mở rộng hơn nữa quan hệ đối ngoại.
– Các nước Tây Âu đã tham gia “ Kế hoạch Mác san”, gia nhập khối liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương (NATO, tháng 4/1949) nhằm chống lại Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa, đứng về phía Mĩ trong cuộc Chiến tranh xâm lược Việt Nam, ủng hộ Ixaren trong các cuộc Chiến tranh Trung Đông.
– Chủ nghĩa thực dân cũ của Anh, Pháp, Hà Lan đã sụp đổ trên phạm vi toàn thế giới.
* Giai đoạn 1973 – 1991
– Từ năm 1973 trở đi, quan hệ giữa Mĩ và các nước Tây Âu cũng diễn ra những “trục trặc”, nhất là quan hệ Mĩ – Pháp…
– Tháng 8/1975, các nước Tây Âu cùng Liên Xô, các nước xã hội chủ nghĩa châu Âu và hai nước Mĩ, Canađa kí định ước Henxinki về an ninh và hợp tác châu Âu. Tình hình căng thẳng ở châu Âu dịu đi rõ rệt.
– Vào cuối năm 1989, ở châu Âu đã diễn ra những sự kiện to lớn mang tính đảo lộn: bức tường Béclin bị phá bỏ (tháng 11/1989), hai siêu cường Xô – Mĩ tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh (tháng 12/1989), nước Đức tái thống nhất (tháng 10/1990).
* Từ năm 1991 đến năm 2000
– Trong bối cảnh chiến tranh lạnh kết thúc, quá trình liên kết của các thành viên EU trở nên chặt chẽ hơn. Các nước Tây Âu đều chú ý mở rộng quan hệ quốc tế với các nước tư bản khác, các nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi, khu vực Mĩ Latinh…
– Sự phát triển:
+ Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước châu Âu đều bị tàn phá nặng nề. Sau chiến tranh, với sự cố gắng của từng nước và sự viện trợ của Mĩ trong khuôn khổ của “Kế hoạch Mác-san”, tới năm 1950 nền kinh tế các nước Tây Âu cơ bản được khôi phục.
+ Từ đầu những năm 50 đến đầu những năm 70 (thế kỷ XX), nền kinh tế các nước Tây Âu ổn định và phát triển nhanh. Nước Đức trở thành nước công nghiệp thứ ba, Anh trở thành nước công nghiệp thứ tư, Pháp trở thành nước công nghiệp thứ năm trong hệ thống tư bản chủ nghĩa (sau Mĩ và Nhật Bản). Từ đầu thập kỉ 70, Tây Âu đã trở thành một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới.
+ Các nước Tây Âu có nền khoa học – kĩ thuật phát triển cao, hiện đại.
+ Quá trình liên kết khu vực ở Tây Âu diễn ra mạnh mẽ với sự hình thành Cộng đồng kinh tế châu Âu (EEC) năm 1957 và Cộng đồng châu Âu (EC) năm 1967.
– Những nhân tố của sự phát triển nền kinh tế Tây Âu là:
+ Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học – kĩ thuật hiện đại để nâng cao năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm.
+ Vai trò quan trọng của Nhà nước trong việc quản lí và điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế.
+ Tận dụng tốt cơ hội bên ngoài cho sự phát triển của đất nước như nguồn viện trợ Mĩ, tranh thủ giá nguyên liệu rẻ từ các nước đang phát triển, sự hợp tác có hiệu quả trong Cộng đồng châu Âu (EC).
– Đến đầu thập kỉ 90, kinh tế Tây Âu lâm vào tình trạng không ổn định, suy thoái kéo dài.
– Tuy vẫn là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn của thế giới, nhưng kinh tế Tây Âu gặp không ít khó khăn: suy thoái, khủng hoảng, lạm phát và thất nghiệp. Quá trình liên hợp hóa trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EU) vẫn còn nhiều khó khăn trở ngại.
– Đầu thập niên 90 (thế kỉ XX), Tây Âu lâm vào cuộc suy thoái ngắn.
– Từ năm 1994, nền kinh tế bắt đầu phục hồi và phát triển trở lại. Tốc độ tăng trưởng tăng từ 2,9 đến 3,4%.
– Tây Âu là một trong ba trung tâm kinh tế – tài chính lớn nhất thế giới. Đến giữa thập niên 90 (thế kỷ XX), 15 nước thành viên EU đã chiếm 1/3 tổng sản phẩm công nghiệp toàn thế giới. Có nền khoa học – kĩ thuật hiện đại.
THAM KHẢO THÊM: