Khái niệm M&A, được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers and Acquasitions, tạm dịch là “sáp nhập và mua lại” hoặc “sáp nhập và thâu tóm”. Hai khái niệm M&A và Tập trung kinh tế được xem là hai khái niệm tương đương đồng nhất.
Mục lục bài viết
1. Khái niệm tập trung kinh tế:
Hiện có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về tập trung kinh tế, từ góc độ kinh tế học, có hai cách tiếp cận như sau:
Cách tiếp cận thứ nhất xem xét khái niệm tập trung kinh tế ở góc độ kinh tế học vĩ mô. Theo cách tiếp cận này, tập trung kinh tế được xem là mức độ tập trung tư bản, gồm các thành tố như doanh thu, tài sản hay việc làm trong ngành của các doanh nghiệp. Theo cách tiếp cận này, tập trung kinh tế được xem xét, nhìn nhận khái quát trên phương diện toàn bộ nền kinh tế, thị trường có liên quan hay một chuỗi giá trị của một ngành công nghiệp cụ thể.
Cách tiếp cận thứ hai nhìn nhận khái niệm tập trung kinh tế ở góc độ kinh tế học vi mô, theo đó tập trung xem xét các khía cạnh hành vi của doanh nghiệp nhằm tối ưu hóa chi phí và gia tăng lợi ích trong hoạt động của mình. Theo cách tiếp cận này, hoạt động tập trung kinh tế được nghiên cứu bằng cách xem xét cách thức doanh nghiệp tái cấu trúc chi phí và hoạt động của mình trong quá trình cạnh tranh bằng việc đổi mới quy trình sản xuất qua tập trung kinh tế. Việc đổi mới cấu trúc bên trong này của doanh nghiệp có thể được tiến hành một cách tự nhiên thông qua quá trình tự phát triển nội tại hoặc sự phát triển của doanh nghiệp có được bằng tăng trưởng ngoại sinh thông qua hoạt động mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. Nếu phân loại tập trung kinh tế theo mức độ ảnh hưởng tới cấu trúc chi phí của doanh nghiệp và tác động của kết quả này tới thị trường thì tập trung kinh tế gồm: (1) tập trung kinh tế bên bán, là sự tập trung kinh tế làm gia tăng thị phần của chủ thể sau tập trung kinh tế trên thị trường liên quan, từ đó gia tăng doanh thu và (2) tập trung kinh tế bên mua, là sự tập trung kinh tế làm tăng mức độ phụ thuộc các nhà cung cấp đối với doanh nghiệp hình thành sau tập trung kinh tế, từ đó giúp doanh nghiệp sau tập trung kinh tế giảm chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh.
Từ hai cách tiếp cận theo góc độ kinh tế học nêu trên, tập trung kinh tế theo bản chất kinh tế của hoạt động này được chia thành ba dạng như sau:
– Tập trung kinh tế theo chiều ngang: Đây là hình thức tập trung kinh tế dễ nhận biết và thường thấy nhất trên thị trường, sự hình thành của dạng liên kết này xuất phát từ sự kết hợp các các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh trực tiếp với nhau trên cùng thị trường liên quan. Thông qua việc liên kết, các chủ thể sau liên kết trở thành chủ thể mới có sức mạnh thị trường lớn hơn, tác động của việc tập trung kinh tế theo dạng này thường có tác động lập tức và trực tiếp tới thị trường liên quan. Liên kết này thể hiện bản chất vĩ mô theo định nghĩa về tập trung kinh tế do động cơ thúc đẩy hoạt động liên kết này của các chủ thể là sự gia tăng vị thế thị trường.
– Tập trung kinh tế theo chiều dọc: Đây là hình thức tập trung kinh tế được thực hiện của giữa các chủ thể thuộc cùng một chuỗi giá trị trong một ngành hoặc một lĩnh vực kinh doanh. Dạng liên kết này ít được để ý từ băn đầu do tác động của nó tới thị trường liên quan khó được nhận ra ngay. Liên kết này thể hiện bản chất vi mô của kinh tế học về tập trung kinh tế do động cơ thúc đẩy hoạt động liên kết này của các chủ thể là sự | tối ưu hóa quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm chi phí, sử dụng hiệu quả nguồn lực kinh tế.
– Tập trung kinh tế bằng đa dạng hóa: Đây là hình thức tập trung kinh tế được thực hiện giữa các chủ thể không thuộc cùng thị trường hay cùng một chuỗi giá trị trong một ngành hoặc một lĩnh vực kinh doanh. Dạng liên kết này cơ bản được thúc đẩy bởi động cơ đầu tư tài chính nhằm tận dụng nguồn lực tài chính nhàn rỗi và kinh nghiệm quản lý hay tận dụng cơ hội thị trường khác. Dạng tập trung kinh tế này thường ít có ảnh hưởng tới tính cạnh tranh của thị trường do các doanh nghiệp tham gia liên kết hoạt động gần như độc lập trên các thị trường liên quan khác nhau.
Pháp luật các nước trên thế giới không định nghĩa khái niệm tập trung kinh tế mà chỉ đưa ra các dấu hiệu và hình thức thực hiện tập trung kinh tế, cụ thể:
Theo Bộ Luật Thương Mại Pháp sửa đổi bổ sung 2013, tại điều L430–1 thì tập trung kinh tế được thể hiện dưới dạng liệt kê các trường hợp:
“1. Khi một hoặc nhiều người đã nắm quyền kiểm soát ít nhất một doanh nghiệp hoặc khi một hoặc nhiều doanh nghiệp có được quyền kiểm soát đối với toàn bộ hoặc một phẩm doanh nghiệp khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp bằng cách góp vốn mua cổ phần, giao kết hợp đồng hoặc một hình thức khác,
2. Việc thành lập một doanh nghiệp chung thực hiện một cách ổn định mọi chức năng của một thực thể kinh tế độc lập cấu thành một trường hợp tập trung kinh tế theo quy định của điều này;
3. Quyền kiểm soát bao gồm các quyền, các hợp đồng hoặc hình thức khác, khả năng thực hiện một sự ảnh hưởng hoặc tác động đến hoạt động của một doanh nghiệp, chủ yếu là:
– Các quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng đối với toàn bộ hoặc một phần tài sản của một doanh nghiệp;
– Các quyền, hợp đồng có khả năng tạo ra tác động tương đối với tổ chức, việc thảo luận và ra quyết định của các cơ quan trong một doanh nghiệp”
Theo pháp luật của Liên minh châu âu – EC Merger Control 2004, một dự án tập trung kinh tế thực hiện khi đáp ứng hai tiêu chí sau:
1. Thực hiện những hoạt động sáp nhập, hợp nhất và các hình thức khác mà qua đó một hoặc nhiều doanh nghiệp làm thay đổi lâu dài cơ cấu quyền kiểm soát của toàn bộ hoặc một số phần của một hoặc nhiều doanh nghiệp khác.
2. Dự án đó có quy mô cộng đồng châu Âu được đánh giá trên cơ sở tiêu chí định lượng về doanh số.
Theo Luật chống hạn chế cạnh tranh Đức năm 1957, tập trung kinh tế được thực hiện thông qua các hình thức như mua lại toàn bộ hoặc một phần lớn tài sản của doanh nghiệp khác (mua cổ phần và quyền bỏ phiếu của doanh nghiệp để chiếm 25% tới 50% cổ phần) để có được quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp toàn bộ hoặc từng phần của một hoặc nhiều doanh nghiệp khác hoặc các hình thức liên kết khác giữa các doanh nghiệp để tạo tạo ra sự chi phối của một hoặc một số doanh nghiệp. Theo luật này, khi các doanh nghiệp liên kết mà có ít nhất nửa số thành viên hội đồng quản trị, ban giám đốc trong các doanh nghiệp trùng nhau thì cũng được coi là hình thức tập trung kinh tế
Khác với pháp luật của các quốc gia trên, đạo luật chống độc quyền của Hoa Kỳ Clayton Anttrust Act 1914 sửa đổi bổ sung đạo luật chống độc quyền Sherman Antitrust Act 1890, tại Mục 7 quy định về kiểm soát mua bán sáp nhập theo chiều ngang (Horizontal Mergers Guudeness) nghiêm cấm bất kỳ giao dịch mua lại cổ phần hoặc tài sản trong các giao dịch ảnh hưởng đến thị trường và có khả năng dẫn tới hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể, hoặc có xu hướng tạo ra độc quyền trên thị trường. Cụ thể, một vụ sáp nhập sẽ không được phép nếu nó tạo ra hoặc tăng cường sức mạnh thị trường hoặc tạo điều kiện cho việc tăng cường sức mạnh thị trường. Như vậy có thể thấy, pháp luật của Hoa Kỳ cũng không đưa ra định nghĩa tập trung kinh tế mà thông qua miêu tả các hành vi cụ thể như sáp nhập hoặc mua lại cổ phần tài sản, đồng thời với việc xem xét nó chủ yếu thông qua có gây ra hoặc đe dọa gây ra hạn chế cạnh tranh hay không.
Tương tự cách nhận biết hiện tượng tập trung kinh tế của pháp luật các quốc gia trên thế giới vừa nêu, pháp luật cạnh tranh Việt Nam cũng không đưa ra khái niệm khái quát về hành vi tập trung kinh tế theo các dấu hiệu bản chất mà chỉ liệt kê các hình thức tập trung kinh tế mà nó biểu hiện. Theo Điều 16 Luật cạnh tranh 2004 trước đây, thay thế bởi Điều 29 Luật cạnh tranh 2018 thì các nhà lập pháp của Việt Nam vẫn giữ nguyên cách thức mô tả hành vì tập trung kinh tế theo dạng liệt kế hình thức thực hiện bao gồm:
- Sáp nhập doanh nghiệp;
- Hợp nhất doanh nghiệp;
- Mua lại doanh nghiệp;
- Liên doanh giữa các doanh nghiệp;
- Các hành vi tập trung kinh tế khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cách tiếp cận của Việt Nam về hiện tượng tập trung kinh tế dựa trên các các hình thức biểu hiện cụ thể của nó về cơ bản là tương tự với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển trên thế gới.
2. M&A là gì? Làm rõ khái niệm M&A so với khái niệm Tập trung kinh tế:
M&A, được viết tắt bởi hai từ tiếng Anh: Mergers and Acquasitions, tạm dịch là “sáp nhập và mua lại” hoặc “sáp nhập và thâu tóm”. Đây là thuật ngữ để chỉ sự mua bán, sáp nhập, hợp nhất, mua cổ phần, mua tài sản giữa hai hay nhiều doanh nghiệp với nhau. Các giao dịch M&A hiện nay được các doanh nghiệp thực hiện để củng cố và gia tăng vị thế cạnh tranh của mình một cách nhanh chóng trên thị trường. Mặc dù vậy, hiện nay chưa có sự thống nhất một khái niệm pháp lý chung đối với thuật ngữ này.
Trong lý luận về kinh tế chính trị của Karl Marx cũng có đề cập tới khái niệm này như một hình thức của tập trung tư bản. Đây là quá trình tăng thêm quy mô của tư bản cá biệt sẵn có trong xã hội để hình thành một tư bản cá biệt khác lớn hơn, thông qua việc kết hợp các tư bản riêng lẻ lại với nhau. Do vậy, có thể hiểu rằng, sáp nhập chính là một hình thức của quá trình tập trung tư bản. Ở mỗi một quốc gia có hệ thống pháp luật khác nhau lại có một cách hiểu khác nhau về M&A.
Khái niệm M&A theo trường phái pháp luật Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là hợp chủng quốc do nhiều bang hợp thành Cấu trúc tổ chức bộ máy nhà nước của Hoa Kỳ không chỉ theo phân quyền theo chiều ngang dựa trên cơ chế tam quyền phân lập mà còn phân cấp theo cả chiều dọc. Bởi vậy, ở Hoa Kỳ tồn tại hai hệ thống pháp luật là pháp luật liên bang và pháp luật của từng bang. Do đó, hoạt động M&A cũng chịu sự điều chỉnh của hai hệ thống pháp luật này. Hệ thống pháp luật liên bang điều chỉnh hoạt động này dựa trên ba đạo luật chính là: Đạo luật Sherman Anti–rust năm 1890, Đạo luật Clayton Anti–trust năm 1914 và Đạo luật HSR 1976. Tại Mục 7 Đạo luật Clayton 1914, các nhà lập pháp liên bang Hoa Kỳ xem sáp nhập là sự kết hợp giữa hai doanh nghiệp mà một bên doanh nghiệp hoàn toàn bị thâu tóm bởi doanh nghiệp kia. Doanh nghiệp bị thâu tóm sẽ mất đi địa vị pháp lý của mình và trở thành một phần của doanh nghiệp thâu tóm, doanh nghiệp thâu tóm vẫn giữ nguyên địa vị pháp lý của mình. Mọi quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của doanh nghiệp bị sáp nhập được chuyển giao hoàn toàn sang cho công ty sáp nhập. Có thể thấy, về mặt hình thức pháp lý, hoạt động sáp nhập không giống với hoạt động hợp nhất (hai doanh nghiệp hợp nhất cùng bị mất đi địa vị pháp lý của mình và tạo nên một doanh nghiệp có địa vị pháp lý hoàn toàn mới)
Khái niệm M&A theo trường phái pháp luật Châu Âu
Tại Điều 3 Quy định về Sáp nhập của Cộng đồng Châu Âu số 139/2004 ngày 20/01/2004, Cộng đồng Châu Âu không sử dụng thuật ngữ M&A mà dùng thuật ngữ “tập trung” để phản ánh khái niệm có cùng bản chất với M&A như sau:
- “Sự sáp nhập giữa hai hoặc nhiều hơn hai pháp nhân độc lập trước đó hoặc giữa các bộ phận của các pháp nhân này, hoặc
- Thâu tóm quyền kiểm soát trực tiếp hoặc gián tiếp đối với toàn bộ hoặc một phẩm doanh nghiệp khác thông qua việc mua lại chứng khoán hoặc tài sản bằng hợp đồng hay bất cứphong hện nào khác.” Một số khái niệm khác
Quan điểm của các chuyên gia cũng như cách giải thích của một số từ đến trên thế giới về M&A cũng có những quan niệm không hoàn toàn đồng nhất:
Theo Từ điển Investope, sáp nhập (Mergers) xảy ra khi hai công ty (thường là các công ty có cùng quy mô) đồng ý tiến tới thành lập một công ty mới mà không duy trì sở hữu và hoạt động của các công ty thành phần. Chứng khoán của các công ty thành phần sẽ bị xoá bỏ và công ty mới sẽ phát hành chứng khoán thay thế. Mua lại hay thâu tóm (Acquistions) là hoạt động thông qua đó các công ty tìm kiếm lợi nhuận kinh tế nhờ quy mô, hiệu quả và khả năng chiếm lĩnh thị trường. Khác với sáp nhập, các công ty thâu tóm sẽ mua công ty mục tiêu không có sự thay đổi về chứng khoán hoặc sự hợp nhất thành công ty.
Theo Từ điển Oxford thì Mergers là sự kết hợp của hai tổ chức, đặc biệt là các công ty, doanh nghiệp thành một tổ chức; trong khi Acquitions là việc một công ty bị mua lại bởi một chủ thể khác.
Như vậy, mặc dù có nhiều cách hiểu chưa thống nhất về khái niệm M&A, sau khi nghiên cứu các quan đến trên có thể rút ra một số điểm chung như sau:
– Mergers được hiểu là sáp nhập, hợp nhất doanh nghiệp, là sự kết hợp của hai hoặc nhiều công ty để tạo ra một công ty có quy mô lớn hơn;
- Hợp nhất (hay còn gọi là sáp nhập ngang bằng): Công ty sau hợp nhất là một thực thể hoàn toàn mới, các công ty bị hợp nhất chuyển toàn bộ tài sản, quyền, nghĩa thành một công ty mới (công ty hợp nhất), đồng thời chấm dứt sự tồn tại | địa vị pháp lý của các công ty bị hợp nhất.
- Sáp nhập: Công ty nhận sáp nhập (thường là công ty có quy mô lớn hơn công ty | bị sáp nhập trước lúc sáp nhập), hoàn toàn không thay đổi về địa vị pháp lý nhưng lúc này đã trở nên có quy mô lớn hơn. Công ty bị sáp nhập chuyển toàn bộ tài sản quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp sang công ty nhận sáp nhập, đồng thời chấm dứt sự tồn tại địa vị pháp lý của công ty bị sáp nhập.
- Liên doanh: Bên cạnh Mergers, còn có biểu hiện khác của tập trung nguồn lực | kinh tế thông qua hình thức liên doanh, hình thức này tuy không làm giảm số lượng các doanh nghiệp có trên thị trường nhưng thông thường sẽ tạo ra một doanh nghiệp mới hội tụ nguồn lực kinh tế, thế mạnh của các bên tham gia và có thể gây tác động đến cạnh tranh trên thị trưởng. Bên cạnh đó, hình thức tập trung nguồn lực kinh tế này sẽ không tạo ra doanh nghiệp có quy mô lớn bằng so với hoạt động sáp nhập/hợp nhất (do các bên tham gia chỉ góp một phần nguồn lực kinh tế chứ không phải toàn bộ nguồn lực của họ như trong trường hợp hợp nhất hay sáp nhập).
– Acquisitions: được hiểu là mua lại doanh nghiệp, là việc một công ty mua toàn bộ hoặc một phần cổ phần của có quyền biểu quyết của doanh nghiệp khác thông qua hợp đồng mua bán, hoán đổi cổ phiếu hay bất cứ hình thức nào khác đủ để kiểm soát, chi phối hoạt động của một công ty khác. Trên thực tế, thường thì công ty lớn hơn sẽ thâu tóm công ty nhỏ hơn.
M&A tạo ra doanh nghiệp có quyền lực thị trường lớn hơn nhiều lần trước đó đồng thời làm giảm số lượng đối thủ cạnh tranh trên thị trường bằng việc tập trung nguồn lực kinh tế, dẫn tới làm thay đổi cấu trúc thị trưởng và tương quan cạnh tranh của các doanh nghiệp độc lập trên thị trường.
Như vậy, khái niệm M&A theo cách gọi của Hoa Kỳ hay tập trung kinh tế theo cách gọi của Châu Âu và pháp luật thực định Việt Nam thực chất chỉ là một khái niệm được gọi theo hai cách khác nhau. M&A hay Tập trung kinh tế có bản chất là sự kết hợp và biến đổi của hai hay nhiều chủ thể mà kết quả của quá trình này tạo ra một hoặc nhiều chủ thể mới, trong đó có một chủ thể có quy mô và sức mạnh kinh tế hơn hẳn các chủ thể trước đó. Do vậy, hai khái niệm M&A và Tập trung kinh tế sẽ được sử dụng như là hai khái niệm tương đương đồng nhất.