Tập chung dân chủ là một nguyên tắc được thực hiện thống nhất trong tổ chức Đảng. Qua đó thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa tính tập trung và dân chủ. Do đó mà sự phân công, phối hợp, nguyên tắc kiểm soát quyền lực được đề cao. Cùng tìm hiểu các nội dung của nguyên tắc này.
Mục lục bài viết
1. Tập trung dân chủ là gì?
– Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản trong Đảng:
Nguyên tắc này chỉ đạo toàn bộ hoạt động xây dựng tổ chức và hoạt động. Vừa bảo đảm cho Đảng thống nhất ý chí và hành động, vừa phát huy dân chủ, quy tụ được sức mạnh, trí tuệ của tập thể trong hoạt động của Đảng. Sức mạnh của tổ chức được thể hiện qua tinh thần trách nhiệm, nhiệm vụ và các năng lực cá nhân.
2. Các thuật ngữ tiếng Anh:
Tập trung dân chủ tiếng Anh là Democratic centralization.
Nguyên tắc tập trung dân chủ tiếng Anh là Principle of democratic centralism.
3. Nguyên tắc tập trung dân chủ là gì?
Nguyên tắc tập trung dân chủ là một trong những nguyên tắc cơ bản trong tổ chức và hoạt động của Đảng. Có thể thấy ý nghĩa xuyên suốt của nguyên tắc này trong tư tưởng lãnh đạo, điều hành thống nhất tổ chức.
Trong công tác cán bộ, nguyên tắc đảm bao cho đảng trở thành một tổ chức chặt chẽ, thống nhất. Xây dựng đất nước đoàn kết cả về ý chí và hành động. Trên cơ sở đó trí tuệ của toàn Đảng sẽ được phát huy một cách tối đa. Phải có tập chung, thống nhất và sự kiểm soát của giai cấp lãnh đạo, bên cạnh nền tảng là tiếng nói của nhân dân.
Nguyên tắc tập trung dân chủ mang bản chất là mối quan hệ biện chứng giữa tập trung và dân chủ. Các tách rời trong từng hoạt động làm nên hiệu quả triển khai, thực hiện nguyên tắc. Cũng là một thể thống nhất giữa tập trung và dân chủ để mang đến hiệu quả phân công, phối hợp.
Thực hiện nguyên tắc trên thực tiễn:
Kể từ khi ra đời đến nay, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn giữ vững nguyên tắc tập trung dân chủ. Đây là kim chỉ nam, hướng đến các mục tiêu và kế hoạch cụ thể trong hoạt động Đảng. Nhờ thực hiện nghiêm nguyên tắc này, chế độ tập trung, kỷ cương, kỷ luật trong Đảng được giữ vững. Mỗi cá nhân thấy được vai trò, trách nhiệm của mình trong tập thể. Biểu hiện ở các công việc cụ thể sau:
– Những quyết sách lớn của Đảng đều được tổ chức thảo luận rộng rãi, lấy ý kiến của đảng viên và tổ chức đảng từ cơ sở. Khi đó, các ý kiến đều được lắng nghe, được tiếp thu để đánh giá, nhận xét. Từ đó mới mang đến sự tiến bộ, sự đổi mới và tính toàn diện của tổ chức.
– Sinh hoạt chi bộ, các hội nghị Đảng được tiến hành dân chủ, bàn bạc công khai, quyết theo đa số. Các tư tưởng lớn được tôn trọng, mang đến khách quan trong quyết định. Dân chủ trong Đảng ngày càng được mở rộng. Công tác tổ chức và cán bộ, nhất là đánh giá tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ được tiến hành cơ bản công khai, dân chủ. Người lãnh đạo chỉ thực hiện quản lý, điều hành cũng như tổ chức triển khai các nhiệm vụ cụ thể.
– Tình trạng cục bộ, mất đoàn kết trong cán bộ được chấn chỉnh. Những tổ chức cá nhân vi phạm bị xử lý kịp thời,…
Ý nghĩa của nguyên tắc tập trung dân chủ?
Nguyên tắc tập trung dân chủ mang ý nghĩa như sau:
– Tập trung được sức mạnh, thống nhất ý chí và hành động của Đảng. Tập chung được các tinh thần, năng lực để đóng góp vào sự nghiệp chung. Là điều kiện cần thiết cho hoạt động, tồn tạo và phát triển của Đảng.
– Ý nghĩa về mặt dân chủ:
+ Phát huy quyền làm chủ tập thể của cán bộ, đảng viên. Có người lãnh đạo, người triển khai công việc.
+ Là điều kiện rèn luyện, giáo dục đảng viên, phát huy trí tuệ, nguồn lực của Nhà nước. Các tư tưởng của tổ chức được tăng cường, thúc đẩy thường xuyên.
+ Đảng viên được quyền làm chủ nhưng giới hạn trong phạm vi tổ chức. Các trách nhiệm, nhiệm vụ được tiến hành trong chức năng chung.
4. Nội dung nguyên tắc tập trung dân chủ?
Cụ thể, căn cứ theo Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, nguyên tắc tập trung dân chủ bao gồm các nội dung như sau:
– Các cơ quan lãnh đạo của Đảng được lập ra theo cơ chế bầu cử. Các thành viên có quyền tham gia biểu quyết đối với công việc chung của đơn vị. Từ đó nêu cao tinh thần xây dựng, đóng góp xây dựng tập thể. hực hiện tập thể lãnh đạo và cá nhân tự chịu trách nhiệm.
– Lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Ở mỗi cấp lại có các đại hội đại biểu/ đại hộ đảng viên thực hiện lãnh đạo. Từ đó nhằm phối hợp, kiểm soát cũng như phân công các nhiệm vụ tốt nhất. Thời điểm giữa các kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo Đảng là Ban Chấp hành trung ương, ở cơ sở là ban chấp hành đảng bộ (cấp ủy). Từ cấp cao đến cơ sở đều hình thành bộ máy hoạt động có liên hệ, tác động và ràng buộc lẫn nhau.
– Cấp ủy các cấp báo cáo, chịu trách nhiệm trực tiếp về hoạt động của mình trước các kỳ đại hội cùng cấp, cấp trên và cấp dưới; Cho thấy nhiệm vụ, quyền hạn cũng như hiệu quả thực hiện các nhiệm vụ, vai trò được phân công. Phải định kỳ
– Tổ chức đảng, đảng viên phải nghiêm túc chấp hành nghị quyết của Đảng.
+ Thiểu số phục tùng đa số.
+ Cấp dưới phục tùng cấp trên.
+ Cá nhân phục tùng tổ chức.
+ Các tổ chức trong toàn Đảng phục tùng Đại hội đại biểu toàn quốc và Ban Chấp hành Trung ương.
Từ đó thấy được sự kiểm soát về quyền lực cũng như phân công thực hiện công việc trong hoạt động của tổ chức.
Các nghị quyết của cơ quan lãnh đạo của đảng sẽ có giá trị thi hành chỉ khi có trên 50% thành viên trong cơ quan đó đồng tình. Tức là các ý kiến được bình đẳng và đa số áp đảo thiểu số. Mỗi cá nhân có quyền được phát biểu, trình bày ý kiến trước khi biểu quyết.
Nếu đảng viên có ý kiến thuộc về phía thiểu số thì được phép bảo lưu ý kiến và báo cáo lên cấp trên, nhưng vẫn phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết. Cấp ủy có thẩm quyền nghiên cứu, xem xét ý kiến đó và không phân biệt đối xử với đảng viên có ý kiến thuộc về thiểu số.
Tổ chức đảng được quyết định các vấn đề thuộc phạm vi quyền hạn của mình nhưng không được trái với những nguyên tắc, đường lối, chính sách của đảng, pháp luật của nhà nước. Phải đảm bảo hoạt động của tổ chức giữ vai trò lãnh đạo, định hướng đường lối chung cho đất nước.
5. Các giải pháp:
Nguyên tắc tập trung dân chủ được thể hiện qua 02 mặt là tập trung và dân chủ. Để các nguyên tắc được đề cao, được áp dụng hiệu quả trong điều kiện đất nước, cần quan tâm đến các yếu tố sau:
– Nâng cao trình độ, nhận thực cho đảng viên hành động đúng theo nguyên tắc. Các đảng viên phải được bồi dưỡng, được tuyên truyền và học tập để nâng cao tư tưởng, năng lực.
– Đưa ra những chế định cụ thể về thực hiện nguyên tắc này. Triển khai các quy tắc, các hành động thiết thực gắn với áp dụng và triển khai nguyên tắc.
– Tăng cường hoạt động thanh, kiểm tra, giữ gìn kỷ luật trong đảng. Để đảm bảo chất lượng của đội ngũ Đảng viên, đặc biệt là các chủ thể lãnh đạo.
– Phát huy dân chủ rộng rãi trong tổ chức đảng và nhân dân. Nhân dân, mỗi đảng viên đều có quyền cho ý kiến, nêu quan điểm và được lắng nghe.
– Nâng cao chất lượng sinh hoạt các cấp đảng, nâng cao vai trò của bí thư. Nhằm mang đến chất lượng của cán bộ lãnh đạo, tiếp cận và tuyên truyền tốt hơn nguyên tắc trong Đảng.
– Thiết lập thông tin nhanh chóng, chính xác trong toàn đảng.
Các văn bản pháp luật có liên quan đến bài viết: Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011.