Âm nhạc là một loại ngôn ngữ đã tồn tại hàng ngàn năm nay, và những ký hiệu trong âm nhạc mà chúng ta dùng ngày nay cũng đã xuất hiện từ hơn 300 năm trước. Để hiểu rõ hơn về cách đọc nhạc, mời các bạn tham khảo bài viết Tập đọc nhạc số 3 lớp 9 bài Lá xanh chi tiết nhất dưới đây.
Mục lục bài viết
1. Tập đọc nhạc số 3 lớp 9 bài Lá xanh, có tên nốt nhạc:
Đọc nhạc:
Lá đồ pha pha pha pha đồ lá
Son mi Đồ mi mi rê đồ pha.
Đố la la phà đố la phà phà Son.
Son son rề rê đô rê là đồ pha.
Lời bài hát:
Còn xanh như bao anh còn trẻ.
Lá trên cành như đang trong toàn dân.
Gió rung cây cành lá tưng bừng đùa vui.
Anh trai làng có vui chiến dịch mùa xuân
2. Hướng dẫn đọc Bản nhạc:
Âm nhạc là một loại ngôn ngữ đã tồn tại hàng ngàn năm nay, và những ký hiệu trong âm nhạc mà chúng ta dùng ngày nay cũng đã xuất hiện từ hơn 300 năm trước. Ký âm là cách ghi lại âm thanh bằng các ký hiệu, từ những ký hiệu cơ bản về cao độ, trường độ và nhịp điệu, cho tới những ký hiệu phức tạp hơn về biểu cảm, âm sắc và thậm chí cả những hiệu ứng đặc biệt. Bài viết này sẽ giới thiệu những kiến thức cơ bản nhất về cách đọc một bản nhạc, hướng dẫn các phương pháp nâng cao, và đưa ra một số cách để bạn có thể tìm hiểu thêm về chủ đề này.
2.1. Hiểu rõ khuông nhạc:
– Trước khi bạn bắt đầu học nhạc, bạn cần phải nắm được một số kiến thức mà bất kỳ ai cũng phải biết khi học nhạc. Những đường kẻ ngang trên bản nhạc được gọi là “khuông nhạc”. Đây là ký hiệu âm nhạc cơ bản nhất và là nền tảng cho tất cả mọi thứ trong âm nhạc.
– Khuông nhạc bao gồm năm dòng kẻ ngang song song, ở giữa chúng đều có khoảng cách (gọi là khe). Cả dòng kẻ và các khe đều được đánh số để dễ ghi nhớ, và luôn được đánh thứ tự từ thấp (đáy khuông nhạc) đến cao (đỉnh khuông nhạc).
2.2. Hãy bắt đầu với Khóa Treble:
Một trong số những điều đầu tiên bạn sẽ gặp khi học nhạc, đó là “Khóa nhạc”. Ký hiệu uốn lượn ở đầu bên trái của khuông nhạc đó sẽ cho bạn biết cữ âm của bản nhạc cần chơi. Mọi loại nhạc cụ và giọng hát ở âm vực cao đều thuộc cữ âm của khóa Treble. Trong bài viết cơ bản về cách đọc bản nhạc này, chúng ta sẽ chỉ sử dụng khóa Treble trong mọi ví dụ.
– Khóa Treble, hay còn gọi là khóa Sol, được bắt nguồn và cách điệu từ chữ G trong tiếng La-tinh. Có một cách rất hay để nhớ điều này, đó là nét uốn tròn ở chính giữa khóa Sol có hình dạng giống chữ G. Khi ghi các nốt nhạc vào khuông nhạc có khóa Sol, chúng sẽ có thứ tự như sau:
– Năm dòng kẻ, tính từ dưới lên, sẽ ghi những nốt nhạc sau: E G B D F.
– Bốn khe, tính từ dưới lên, sẽ ghi những nốt nhạc sau: F A C E.
– Điều này có thể hơi khó nhớ, nhưng bạn có thể áp dụng một số mẹo sau để ghi nhớ dễ dàng hơn. Đối với những nốt nhạc nằm trên dòng kẻ, bạn có thể ghi nhớ câu: “Em Gọi Bạn Đi Fượt”. Đối với những nốt nhạc nằm ở khe, bạn có thể nhớ là: “Fải Ăn Cùng Em”. Luyện tập với công cụ nhận diện nốt nhạc trực tuyết cũng là một cách tuyệt vời để nhớ được thứ tự này.
2.3. Nắm được kiến thức về Khóa Bass:
Khóa Bass hay còn gọi là khóa Fa, được sử dụng với những nhạc cụ có quãng âm thấp hơn, ví dụ như phần đệm tay trái của đàn piano, đàn guitar bass, kèn trombone…
– Khóa Fa có nguồn gốc từ chữ F trong nhóm ngôn ngữ Gothic. Hai dấu chấm của khóa Fa sẽ nằm ở hai khe trên và dưới dòng kẻ của nốt Fa trên khuông nhạc. Khuông nhạc chứa khóa Fa sẽ có thứ tự các nốt khác với khóa Sol.
– Năm dòng kẻ, tính từ dưới lên trên, sẽ ghi các nốt sau: G B D F A (“Gọi Bạn Đi Fượt À?”).
– Bốn khe, tính từ dưới lên trên, sẽ ghi các nốt sau: A C E G (“Ăn Cùng Em Gái.”).
2.4. Học về các bộ phận của một nốt nhạc:
Một nốt nhạc bao gồm tối đa 3 bộ phận: Đầu, thân và đuôi.
– Đầu nốt nhạc. Đây là một hình bầu dục được để trống (trắng) hoặc tô kín (đen). Chức năng cơ bản nhất của nó là báo cho nhạc công biết họ sẽ chơi nốt nào trên nhạc cụ của mình.
– Thân nốt nhạc. Đây là một đường thẳng được vẽ liền với đầu nốt nhạc. Nếu thân nốt nhạc hướng lên trên, nó sẽ được vẽ ở phía bên phải đầu nốt nhạc Nếu thân nốt nhạc hướng xuống dưới, nó sẽ được vẽ ở phía bên trái đầu nốt nhạc. Hướng của thân nốt nhạc không có ảnh hưởng gì tới nốt nhạc đó, nhưng nó khiến các nốt dễ đọc hơn và nhìn đỡ rối mắt hơn.
– Quy tắc chung khi vẽ thân nốt nhạc là: đối với các nốt nhạc nằm từ dòng kẻ thứ ba trở lên, thân nốt nhạc sẽ hướng xuống dưới, và đối với các nốt nhạc nằm dưới dòng kẻ thứ ba, thân nốt nhạc sẽ hướng lên trên.
– Đuôi nốt nhạc. Đây là một nét uốn lượn được vẽ tại đầu còn lại của thân nốt nhạc. Dù thân nốt nhạc đang ở bên trái hay bên phải của nốt nhạc, phần đuôi “luôn” được vẽ ở phía bên phải phần thân chứ không bao giờ ở bên trái.
– Ba bộ phận đầu, thân và đuôi nốt nhạc sẽ cho nhạc công biết mỗi nốt nhạc có giá trị như thế nào về mặt nhịp phách. Khi bạn nghe nhạc và bạn giậm chân nhịp nhàng với giai điệu, bạn đã nắm bắt được nhip điệu của bản nhạc đó.
2.5. Hãy cảm nhận nhịp điệu. Cũng như nhịp và phách:
“Nhịp điệu” là một phần quan trọng đối với sắc thái của một bản nhạc. Tuy nhiên, trong khi nhịp phách chỉ cho bạn biết số nhịp của bản nhạc, nhịp điệu sẽ cho bạn biết các nhịp được sắp xếp thế nào.
– Hãy thử làm việc này: gõ ngón tay xuống mặt bàn, rồi đếm 1-2-3-4 1-2-3-4 đều đặn. Không thú vị lắm, phải không? Giờ hãy thử việc này: ở nhịp 1 và 3, gõ mạnh hơn, ở nhịp 2 và 4 thì gõ nhẹ hơn. Vậy là nghe đã rất khác rồi. Giờ hãy thử ngược lại: gõ mạnh ở nhịp 2 và 4, gõ nhẹ ở nhịp 1 và 3.
– Hãy thử nghe bài hát của Regina Spektor: Don’t Leave Me. Bạn có thể nghe được nhịp điệu rất rõ ràng: tiếng trống (bùm) sẽ đập nhẹ hơn ở nhịp 1 và 3, và tiếng vỗ to (chát) sẽ nằm ở nhịp 2 và 4. Bạn sẽ hiểu các âm thanh được sắp xếp như thế nào. Đó chính là nhịp điệu.
2.6. Tìm hiểu giá trị của dấu nối và dấu chấm dôi:
Khi thêm đuôi, giá trị của một nốt nhạc sẽ giảm đi một nửa, còn khi thêm dấu chấm dôi, giá trị của nốt nhạc sẽ tăng thêm một nửa. Ngoại trừ một số trường hợp ngoại lệ mà chúng ta sẽ không nhắc tới ở đây, dấu chấm dôi luôn nằm ở bị trí bên phải đầu nốt nhạc. Khi bạn thấy nốt nhạc có dấu chấm dôi, giá trị của nốt nhạc đó sẽ tăng gấp rưỡi so với giá trị ban đầu của nó.
– Ví dụ, một nốt trắng có dấu chấm dôi sẽ có giá trị bằng nốt trắng cộng thêm một nốt đen. Một nốt đen có dấu chấm dôi sẽ có giá trị bằng một nốt đen cộng một nốt móc đơn.
– Dấu nối cũng gần giống dấu chấm dôi – chúng làm tăng giá trị của nốt nhạc. Dấu nối là một đường cong nối phần đầu của hai nốt nhạc với nhau. Khác với tính chất trừu tượng và có giá trị phụ thuộc vào nốt mà nó ở cạnh của dấu chấm dôi, dấu nối rất dễ hiểu: giá trị của nốt nhạc sẽ được kéo dài bằng đúng giá trị của nốt thứ hai.
– Một lí do khác để sử dụng dấu nối thay vì dấu chấm dôi là khi giá trị của nốt nhạc bị thừa trong ô nhạc. Lúc đó, bạn chỉ cần dùng thêm một nốt nhạc bằng đúng phần giá trị bị thừa và dùng một dấu nối giữa hai nốt nhạc đó là được.
– Luôn ghi nhớ là dấu nối được đặt giữa đầu của hai nốt nhạc, ở vị trí đối lập với đuôi nốt nhạc.
3. Khi dịch giọng, giai điệu của bài hát, bản nhạc có bị thay đổi gì không?
Khi dịch giọng trên bản nhạc sẽ có sự thay đổi hóa biểu và tên nốt nhạc nhưng mối quan hệ về cao độ và trường độ của các âm không thay đổi. Người ta chỉ đàn hoặc hát cao lên hoặc thấp xuống tùy thuộc vào độ cao muốn xê dịch được xác định bằng âm chủ.
THAM KHẢO THÊM: